Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn kiều-mai-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kiều-mai-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

09/08/2022

Vừa đi vừa đọc lại : chùa Sùng Ân ở khu vực nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh - Hà Nội)

Chúng tôi đã du lãng ở vùng núi Thanh Tước (thuộc huyện Mê Linh) từ đầu thập niên 1990. Tính đến nay đã sắp 30 năm. Đại khái ngang ngang với thời điểm chúng tôi du lãng Phủ Tây Hồ (về Phủ Tây Hồ thì ví dụ xem lại bản viết tay đã giới thiệu nhanh ở đây - lên trang vào tháng 10 năm 2018).

Sau nhiều năm, vì bận mải trên đường lãng du, không có dịp về thăm Thanh Tước. Bẵng một cái, là tới 1/4 thế kỉ không một lần quay trở lại !

Bây giờ, đầu tháng 8, trở về, giật mình thấy các bản viết chữ của mình lưu lại ở nhiều nơi. Chữ viết tay trên giấy, của thập niên 1990. Có cái đã 25 năm rồi. 

Hồi chúng tôi du lãng Thanh Tước đầu thập niên 1990 thì Thanh Tước thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Còn bây giờ, Thanh Tước thuộc về Hà Nội.

26/04/2022

Thanh niên kinh đô Huế thời Cách mạng Tháng Tám 1945 - Tôn Thất Hoàng, Phan Tử Lăng, và nhiều người khác

Về Tôn Thất Hoàng, thì đọc trên Giao Blog ở đây.

Bây giờ, giới thiệu một chút ít tư liệu về Phan Tử Lăng (1913-1993), mà Giao Blog mới nhắc nhanh ở entry về cung Phổ Hóa ở Huế (xem lại ở đây).

Tôn Thất Hoàng có cha ruột là Thượng thư Tôn Thất Quảng dưới triều Bảo Đại (thập niên 1940). Cụ thượng thư là một người kính ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh.

Phan Tử Lăng có cha ruột là Quang lộc tự khanh Phan Tử Phong dưới triều Bảo Đại (thập niên 1940). Cụ Quang lộc tự khanh cũng là một người kình ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh, cùng vợ là Nguyễn Thị Đào đã lập nên cung Phổ Hóa ở Huế.

07/12/2021

Sau khi nhà văn Sơn Tùng (1928-2021) tạ thế : con trai Sơn Định và những người xung quanh

Nhà văn Sơn Tùng đã từ trần vào tháng 7 năm 2021 (xem lại tin tổng hợp trên Giao Blog ở đây). Sau tang lễ, thi hài nhà văn đã được chôn cất ở nghĩa trang quê nhà (làng Hoa Lũy xưa, nay thuộc xã Diễn Kim huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An)

Về người con trai của nhà văn, là anh Sơn Định với chí hướng tiếp nối công việc của cha mình từ nhiều năm trước, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 2 năm 2015) hay ở đây (tháng 2 năm 2016), ở đây (tháng 1 năm 2020).

23/07/2021

Sơn Tùng (1928-2021) với quê hương Hoa Lũy ở Diễn Châu

Tin nhà văn Sơn Tùng đã từ trần xuất hiện trên mạng xã hội vào lúc nửa đêm hôm qua (ngày 22/7/2021).

10 năm trước, tức năm 2011, tôi đã viết bài về Sơn Tùng với quê hương Hoa Lũy. Lúc đó là trên Giao Blog ở hệ thống Yahoo (do toàn bộ hệ thống blog của Yahoo bị giải thể, nên hiện Giao Blog - Yahoo  đang tạm được lưu ở bên wordpress, ở đây).

31/05/2021

Góc khuất của sử học và sự thực lịch sử : sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 vẫn còn nhiều điểm mờ

Sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã được Giao Blog quan sát ở đâyở đây.

Dư luận hiện nay, tính đến tháng 5 năm 2021, thì có vẻ như đang mạnh mẽ phê phán một người trực tiếp tham gia việc bắt giữ và áp giải tướng Dương Văn Minh từ Dinh sang đài phát thanh, đồng thời là có vẻ ca ngợi một người cũng tham gia vào sự kiện đó.

Có sự việc, mà dư luận cho là tranh công, xem ai mới là người soạn bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện mà tướng Dương Văn Minh đã phát thanh vào ngày 30 tháng 4.

Tưởng chừng đã sáng rõ !

Nhưng không phải như vậy. Xem kĩ lưỡng các nguồn tư liệu (nghe người trong cuộc nói chuyện qua video đã phát, sách vở và báo chí các nguồn, ảnh chụp và video của nhiều phía), thì hóa ra, sự kiện đó còn quá nhiều điểm mờ, hiện chưa có cách nào làm sáng tỏ được.

16/05/2021

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4 (làm nhớ chuyện Đàng Trên - 2)

Sự kiện này đã được Giao Blog quan sát từ tháng 5 năm 2020, cập nhật dần tư liệu của các bên ở đây.

Entry đó đã đầy. Nên bây giờ mở entry thứ 2.

Mở đầu bằng bộ phim tư liệu vừa phát chính thức đêm qua trên hệ thống truyền thông chính qui. Đại khái là bộ phim như sau:


15/12/2020

Sử học Đại Việt thời thổ tả (những phát giác cụ thể của nhà báo Kiều Mai Sơn)

Sử học Đại Việt thời thổ tả, là phỏng theo tên một loạt bài viết từ 7 năm trước của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường. Đó là loạt bài nhiều kì, có lẽ là cuối cùng, của cụ Tạ. Có thể đọc lại trên Giao Blog ở đây hay ở đây.

Còn bây giờ, chủ đề Sử học Đại Việt thời thổ tả đang được viết tiếp từ nhiều hướng, chẳng hạn bởi bạn Brain Wu đang ở Mĩ (đọc nhanh ở đây), bởi Lê Minh Khai (tức Liam) cũng đang ở Mĩ, hay bạn Kiều Mai Sơn ở trong nước, và nhiều người khác nữa.

Entry này là để tập hợp các phát giác mới đây của bạn Kiều Mai Sơn viết cả trên báo chính thống và trên Fb cá nhân.

29/08/2020

Học giả Phan Ngọc qua đời ở tuổi 96 (1925-2020)

Mình đang du lãng ở mạn biển Đông Bắc.

Khoảng chập tối hôm ghé thăm nhà thơ Trần Nhuận Minh tại nhà riêng ở Hòn Gai, tối 27 tháng 8, thì nhận được tin báo nhanh: bác Phan Ngọc vừa qua đời. Muộn hơn chút, lúc đã rút về đến chỗ nghỉ sát biển, thì nhận được nhắn tin của một bạn báo tin về tang lễ (đại khái là buổi sáng của ngày 1 tháng 9 sắp tới).

Làm việc kín lịch ở vùng mỏ, nên không cập nhật được kịp thời thông tin trên Giao Blog.

Bây giờ, lấy một tin từ Tuổi Trẻ và cáo phó từ Fb của em Kiều Mai Sơn về đăng loạt đầu tiên. Các thứ khác thì đưa xuống bổ sung ở dưới đó.

Đọc nhanh về cụ Phan Ngọc trên Giao Blog ở đâyở đây.

01/05/2020

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4/1975 (làm nhớ chuyện Đàng Trên)

Xem bàn luận các nơi, nhất là mạng xã hội, thì thấy hiện thực vào ngày hôm qua (30/4/2020, kỉ niệm 45 năm thống nhất đất nước), trích dẫn theo bác Hiệu Minh

"Ai là người đã chấp bút soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tướng Dương Văn Minh ngày 30-4-1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn? Suốt mấy chục năm, cả ông Bùi Văn Tùng và ông Phạm Xuân Thệ đều trả lời: Tôi! Hỏi tờ giấy nháp đâu, cả hai đều nói bị thất lạc.

Tháng 4-1975, trung tá Bùi Văn Tùng là chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2, ông Phạm Xuân Thệ là là đại úy trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng thuộc Quân đoàn 2. Cả hai đều vào Dinh Độc Lập sáng 30-4-1975 cùng chứng kiến sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn.
Năm nay 30-4-2020 sau 45 năm, VTV chỉ nói đến Đại tá Tùng, dường như không còn "Alternative Fact - sự thật thứ 2" từ phía tướng Thệ."

18/07/2019

Thông tin khoa học : sự kiện Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 2019

Sáng sớm hôm nay, ngày 18/7, một bạn xuất hiện sớm bất ngờ so với thường lệ, rồi nói nho nhỏ: phải về cơ quan vì bài báo xuất hiện hôm qua (17/7) trên tờ Nông nghiệp Việt Nam. Sau đó là bạn ấy đi luôn. 

Bây giờ, thử vào mạng để xem bài báo đó.

25/03/2019

Tạp chí KHOA HỌC và học giả Nguyễn Công Tiễu

Khoảng mười mấy năm nay, đôi khi tôi sử dụng các tư liệu đã xuất bản thời 1930s trên tạp chí Khoa học này trong việc nghiên cứu về phong tục tập quán, hay một nhân vật nào đó.

Gần đây nhất là sử dụng một mẩu tin của tạp chí Khoa học viết về lễ khánh thành bia tưởng niệm Nguyễn Công Trứ ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình vào năm 1939. Bia đó do Tổng đốc Thái Bình là Nguyễn Bá Tiệp soạn (đã ghi nhanh ở đây).

27/12/2018

Lại câu chuyện liêm chính học thuật ở Đại Việt - dịp cuối năm 2018

Đã nghe trực tiếp câu chuyện này từ sớm một cách ngẫu nhiên, từ hồi tháng 11 năm 2018. Nhưng cuối năm thì ai cũng bận mải, nên chỉ biết vậy, không ngó ngàng được gì.

Bây giờ thì đã lên mặt báo chính thống. Vẫn là đang tiếp tục câu chuyện ở đây (từ hồi tháng 7 năm 2018).

23/09/2018

Về bản dịch "Nhật kí trong tù" của Nam Trân (thắc mắc của Kiều Mai Sơn, 2018)

Ít hôm trước, về bản dịch của Nam Trân, đã cho chạy nguyên bài của cố học giả Đào Thái Tôn (đọc lại ở đây). Bây giờ là đưa về đây lưu một ít thắc mắc của nhà báo Kiều Mai Sơn, cũng về bản dịch ấy, và những bản phái sinh từ đó.

Trước đây, đã có bài của học giả Nguyễn Huệ Chi về bản dịch của Nam Trân (đọc lại ở đây).

18/08/2018

Biên soạn thơ văn Lý Trần từ lời kể người trong cuộc (bài Trần Thị Băng Thanh)

Đây là một trong những người gắn bó lâu dài với công việc biên soạn thơ văn Lý Trần - mà gần đây, từ góc nhìn không phải chuyên ngành khoa học xã hội, một số vị có mong muốn được nhìn ngắm lại, trong đó một phần là về vai trò của các cụ Đào Phương Bình và Nguyễn Đức Vân.

Con rể và cháu cụ Nguyễn Đức Vân đã có những trình bày ở đây và ở đây. Riêng người con rể Nguyễn Đình Chú thì tôi có dịp trao đổi trực tiếp năm 2008 (ở đây) và 2017 (ở đây), và một vài dịp loáng thoáng nữa, nhưng tất cả chỉ là lan man mà thôi.

Về cô Băng Thanh, thì Giao Blog đã đề cập đến một vài lần. Ví dụ hồi cô phản luận về Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông với một nhãn quan rất lạ (tôi sẽ chỉ ra những điểm lạ ấy ở dịp có điều kiện, bài đó ở đây). Hay chuyện cô Băng Thanh quá tin vào tư liệu giả của một nhà nghiên cứu rất giả là Trần Đại Sỹ, đã bàn ở đây - mà là bài đã đăng chính thức trên tạp chí khoa học chuyên ngành.

01/07/2018

Lại nghi án đạo văn (và cướp công) : bộ văn thơ Lý Trần và chủ biên Nguyễn Huệ Chi

Nghi án đã có nhiều chục năm nay. 

Do công việc liên quan, trên đường công tác các nơi, khoảng từ năm 2008 đến nay, tôi cũng có dịp gặp gỡ với cụ Nguyễn Đình Chú (con rể cụ Nguyễn Đức Vân) và có nghe cụ tâm sự nhanh (ví dụ tháng 12 năm 2017, ở đây). Tuy nhiên, không có điều kiện để tâm đến. Chỉ quan sát không tập trung.

Cụ Nguyễn Đình Chú đã công bố bài viết từ năm 2008. Lúc đó, cụ Nguyễn Huệ Chi không lên tiếng. Sau đó, một số vị khác có thảo luận (ví dụ Nguyễn Hòa năm 2013, ở đây).

Bây giờ, thêm một đợt thảo luận nữa, và cụ Nguyễn Huệ Chi vừa lên tiếng.

08/04/2018

Danh tước Việt : Những rừng bia tiến sĩ mới mọc

Có một số nhà xuất bản đã và đang xuất bản những rừng bia này. Bia Tiến sĩ Việt Nam. Không cần phải làm bằng đá tự nhiên và kì công khắc chữ cùng hoa văn lên đó, mà là bia dạng sách được các nhà xuất bản xây dựng rồi xuất bản dài kì. Công việc này và các qui trình của nó, sẽ cần đề cập nghiêm túc ở một dịp khác.

01/09/2017

Góp thêm tư liệu về Trần Dân Tiên (bài Kiều Mai Sơn)

Bài của một nhà báo.

Lối viết báo chí, nên chỉ lớt phớt thế, mà thế là ok. Về mặt khoa học thực sự, thì không đóng góp được chút gì. Toàn tư liệu thứ cấp. 

Trích dẫn một đoạn về người Mĩ do Trần Dân Tiên viết (bản in năm 1949), nhưng là đoạn kém thú vị.