Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn khu-tự-trị-Việt-Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khu-tự-trị-Việt-Bắc. Hiển thị tất cả bài đăng

02/09/2023

Cách mạng Tháng Tám và Ủy ban Hành chính thời kì đầu ở xứ Lạng - chuyện về nhà văn Xích Điểu

Kỉ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 năm 2023, báo Lạng Sơn đăng tải bài viết về nhà báo - nhà văn Xích Điểu (1910-2003; có tư liệu ghi sinh năm 1913). Cụ tên thật là Trần Minh Tước, là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Hành chính tỉnh Lạng Sơn (1946-1947).

Cùng thế hệ với Trần Minh Tước, là nhà dân tộc học Lã Văn Lô, cũng tham gia chính quyền cách mạng ở thời điểm Cách mạng Tháng Tám 1945. 

Gần đây, tôi có viết về nhà dân tộc học Lã Văn Lô (1909-1993) - cụ vốn là tri châu Hữu Lũng ở xứ Lạng, đi theo cách mạng, rồi sau này chuyên về dân tộc học. Trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (viết và phát biểu năm 2017; in năm 2020). 

15/06/2023

Chúng tôi chuẩn bị du lãng Thất Khê, xem lại giật mình: hồi 1930s, người Kinh cũng mới lên

Chúng tôi sắp đi mạn Bắc, lần này là khu vực thị trấn Thất Khê (huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn). Đại khái, ở mạn Lạng Sơn - Cao Bằng thì có nhiều địa danh nổi tiếng xưa nay, như Thất Khê, Đông Khê, Nà Cham,... Vùng ấy, vốn là địa bàn của các tộc người thiểu số mà trung tâm là Tày - Nùng (cũng có khi được gọi là "người Thổ" hay "người thổ"). Dĩ nhiên, nhóm Kinh già hóa Thổ ở khu vực ấy khá nhiều (truy gia phả một lúc, sẽ thấy là người họ Định, họ Hoàng, họ Bùi,...ở đồng bằng lên từ xa xưa --- gắn nhiều với thời kì Cao Bằng của vương triều Mạc từ khoảng 1593 đến tận 1683).

Xem lại một chút tư liệu cũ, thì cũng hơi giật mình: khoảng 100 năm trước, vào hồi thập niên 1930, người Kinh (với nghĩa là người Kinh mới, không phải "Kinh già hóa Thổ") mới chỉ là thiểu số ở trong vùng ấy.

Một thế kỉ trước, việc một người Kinh được bầu vào hội đồng làng xã vùng Thất Khê, là một sự kiện đáng quan tâm. Nếu so sánh nhanh, thì khéo từa tựa như việc một người Kinh được bầu vào hội đồng thành phố ở bên Mĩ bây giờ (đầu thế kỉ 21) !

Anh em người Kinh ở Thất Khê lúc bấy giờ tính lập một xã riêng, và dự kiến gọi là "Thất Khê Kinh" (người Kinh ở Thất Khê). Tựa như lập "Hội đồng hương Kinh" ở vùng Thất Khê lúc ấy.

Quả thực, đầu thế kỉ 20, Thất Khê được xem như ngang ngang với "thành phố Lạng Sơn" hay "thị xã Lạng Sơn". Có khi người ta gọi Thất Khê là "thành phố", tức "thành phố Thất Khê". Cũng có khi chỉ gọi "Thất Khê" hay "vùng Thất Khê" một cách phiếm chỉ.  

Bây giờ, năm 2023, thì là "thị trấn Thất Khê". Cái tên "thị trấn Thất Khê" đi kèm với "huyện Tràng Định", để thành "thị trấn Thất Khê huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn" đang được tôi xác định là ngày sau năm 1945. Đến năm 1945, Thất Khê mới chính thức là "thị trấn Thất Khê" thuộc "huyện Tràng Định".

22/04/2020

Đọc lại Lê-nin và về Lê-nin, trong đại dịch Cô Vy

2020, hạ tuần tháng 4, nhiều nơi đang có những hoạt động kỉ niệm dành cho lãnh tụ Lê-nin. Bản thân mình, thì đầu năm 2020, có một bài in trong sách chung mới ra, mà trong đó, mình bàn đến khái niệm "dân tộc tự quyết" do Lê-nin đưa ra (đã điểm tin ở đây).

Bây giờ thì đọc một ít tư liêu liên quan, mà bài đầu tiên là của Phan Khôi viết năm 1930 (đăng trên tờ Trung Lập thời đó).

13/12/2019

Then được UNESCO ghi danh (chung của người Tày, Nùng, Thái)

Hôm qua, Thứ Năm ngày 12/12/2019, vừa nói về hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt ở vùng các tộc người Tày Nùng. Cũng đã nói rõ về Làm ma khô ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

Mo - Then - Tào - Pựt là những người thực hành tín ngưỡng ở vùng miền núi phía Bắc, thầy ở cả người Tày, người Nùng, người Thái. Có thể gọi là "thầy Mo", "thầy Then", "thầy Tào", "thầy Pựt", hệt như người Kinh gọi là "thầy cúng" hay "thầy chùa".

Một mảng chuyên sâu của mình là về thầy Tào (cả ở người Nùng, cả ở người Dao). Tào chính là Đạo, tức Đạo sĩ --- từ 20 năm trước, đã tạm gọi họ là "Đạo sĩ dân gian". Tào là nhân vật biết chữ Hán, nên được coi là đứng đầu hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt. Ba nhân vật còn lại (Then, Mo, Pựt) muốn đi hành nghề cúng bái thì phải nhận sắc phong từ thầy Tào. Họ xem Tào là thầy, tự nhận mình là đệ tử của Tào.

Then thì được xem là văn nghệ. Cập nhật thông tin mới nhất về Then, của tháng 12 năm 2019.

11/09/2018

Mở cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm, thông Lạng Sơn sang Khu tự trị Choang tỉnh Quảng Tây

Nói một cách hình ảnh mang tính lịch sử, thì là: trên đường biên giới Việt - Trung, có thêm một cửa khẩu thông từ quê hương cụ Chu Văn Tấn sang quê hương cụ Vi Quốc Thanh.

Trước 1975, thời của hai cụ Chu Văn Tấn và Vi Quốc Thanh, thì là Khu tự trị Việt Bắc với Khu tự trị Choang Quảng Tây. 

Riêng tỉnh Lạng Sơn, đến nay đã có 12 cửa khẩu thông với Trung Quốc.

Đọc lại về Vi Quốc Thanh và Chu Văn Tấn ở đây. Tính từ năm 1958 hồi đó, đến hôm nay, là tròn 60 năm !

01/12/2016

Từ Hà Nội, lên Việt Bắc, tới Khu học xá Nam Ninh (hồi kí Nguyễn Chí Công)

Thật ra, đúng hơn là "từ Hà Nội lên Việt Bắc, tới Khu học xã Nam Ninh, và trở lại Hà Nội".

Về tác giả Nguyễn Chí Công - một chuyên gia tin học lớp đầu tiên của Việt Nam - thì có thể đọc một bài cũ về ông (ở đây), hay một chút về họ Nguyễn làng Đông Tác ở Hà Nội (ở đây).

22/10/2016

Khu tự trị Việt Bắc : những ngày đầu của sư phạm Thái Nguyên (hồi kí Vũ Nho)

Đang còn dở câu chuyện với một người bạn về Khu tự trị Việt Bắc - vấn đề quan tâm chung của hai người.

Hôm nay, đọc một bài mới của bác Vũ Nho về trường Sư phạm Việt Bắc những ngày đầu. Như một hồi kí.

04/10/2015

Đã hơn cả 50 năm, nông dân Đại Việt vẫn loay hoay một cách miệt mài, để sáng chế máy cấy

Gần đây, qua báo chí, chúng ta biết : nông dân ta phát huy óc sáng tạo, và không ngừng chế máy móc. Họ sử dụng xe máy để bơm nước tưới tiêu (ở đây và ở đây), hoặc chế máy cấy (ở đây).

Đó là chuyện của những năm thuộc thập niên đầu và thập niên thứ 2 của thế kỉ XXI (2000-2015).

21/09/2015

Một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của quân đội cách mạng : Mai Trung Lâm

Đó là 34 chiến sĩ thuộc Đội Tuyên truyền Giải phóng quân (1944).

Thế nào đó, rồi cuối cùng, tìm ra cái kết của câu chuyện thời đầu Đổi Mới về Mai Trung Lâm - một nhân vật nổi tiếng trước đây của Khu tự trị Việt Bắc.

14/07/2014

Năm 1958, hai khu tự trị và hai ông tướng Việt - Trung (Chu Văn Tấn, Vi Quốc Thanh)

Vào tháng 3 năm 1958, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây được thành lập. Trước đó một thời gian, như là khâu chuẩn bị cuối cùng, ngày 8/1, Bộ Chính trị Trung Quốc mở hội nghị tại Nam Ninh, và Mao Trạch Đông đã tới. Có hai vạn người đủ các tộc người ở khu vực Quảng Tây và Quảng Đông đã tới công viên "triều kiến" Mao Chủ tịch.




Ngày 15/3, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ra đời, và ông Vi Quốc Thanh được chỉ định giữ chức Chủ tịch. 

Nhận lời mời của ông Vi Quốc Thanh, tướng quân Chu Văn Tấn đã dẫn đoàn đại biểu Việt Nam sang Nam Ninh chúc mừng. Lúc đó, Chu tướng quân đang là Chủ tịch Khu tự trị Việt Bắc


(Trương Chấn Thanh chủ biên, 1997, trang 1200)