Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn khổng-tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khổng-tử. Hiển thị tất cả bài đăng

19/03/2023

Đọc lại một bài thơ cổ : "Cây Cù mộc" (trong "Kinh Thi")

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: "Một cây cù mộc, một sân quế hòe". Câu ấy, theo cách hiểu truyền thống, thì là để tả cảnh gia đình sung túc đầm ấm của chàng Kim Trọng với Thúy Vân (em gái Thúy Kiều).

Đại khái, cù mộc được xem như nàng Thúy Vân (hoặc cả vợ chồng Kim Trọng - Thúy Vân), và quế hòe là nói về đàn con đông đúc với đủ nam đủ nữ của nàng.

Mà cũng là cảnh trong sân nhà rộng rãi của gia đình Kim Trọng - Thúy Vân: có một cây cù mộc với rất nhiều quế và hòe. Cái sân ấy, với cây cối như vậy thì hắn sẽ ấm áp về đông và mát mẻ về hè !

Dĩ nhiên, cả cây cả người đều là ước lệ. Tất cả đều là ước lệ. 

Cù mộc thì có gốc từ tận Kinh Thi - quyển sách được xem là do Khổng Tử (551-479 TCN) san định từ hồi khoảng thế kỉ 5 trước công nguyên. Kinh Thi chỉ tính bản do Khổng Tử san định đã cách Nguyễn Du (1766 - 1820) khoảng 23 thế kỉ, và cách chúng ta tới tận khoảng 25 thế kỉ !

Thời đại của Kinh Thi cách thời đại của Khổng Tử cũng đã vài thế kỉ ! Với chính Khổng Tử, những bài thờ trong Kinh Thi đã là cổ điển. Bởi vậy, với chúng ta, Kinh Thi là cổ điển của cổ điển.

04/05/2020

Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc

Một bản dịch (biên dịch, lược dịch) của cụ Nguyễn Hải Hoành vừa được công bố.

Thật khâm phục sức làm việc của một cao niên như cụ. Tuy nhiên, khi đọc những bản dịch của cụ Nguyễn, thì nên xem lại nguyên bản ở những chỗ cần thiết (có khi cụ nhầm một cách bất ngờ, có khi cụ đưa thêm một chút tư kiến của cụ vào).

03/05/2020

Người Việt thờ cả Khổng Tử, cả Sĩ Nhiếp, và cả Mã Viện đấy chứ

Trong một bài viết về chữ quốc ngữ trên tuần báo Văn Nghệ (Tp. Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Ngọc Quang viết một câu xanh rờn thế này:

"Dù chữ Hán theo chân kẻ xâm lược, nhưng bản chất nó là kết tinh trí tuệ của nhân dân. Nếu được tiếp thu tự nguyện, qua giao thương trao đổi kinh tế – văn hóa thì Sỹ Nhiếp đáng dựng tượng vàng. Nhưng vì… như thế, nên sự đối xử cũng một vừa hai phải. Người Việt thờ Khổng Tử, bậc vạn thế sư biểu nhưng không thờ Sỹ Nhiếp hay Mã Viện."

Ông Quang thử bình tĩnh tra cứu một chút sẽ biết: người Việt thờ Sĩ Nhiếp ở nhiều nơi, còn tôn cụ ấy là Sĩ Vương hay Nam Giao học tổ. Mã Viện cũng được thờ ở rất nhiều làng xã.

Tôi cũng không làm sao hiểu được đoạn ông viết trên. Làm sao mà "chữ Hán theo chân kẻ xâm lược, nhưng bản chất nó là kết tinh trí tuệ của nhân dân". Vậy là thế nào. Rồi đã "xâm lược", thì lại còn "tiếp thu tự nguyện" nữa, là sao ?

12/07/2019

Văn miếu Vĩnh Phúc : sau mấy năm, thử nhìn lại

Mình đang quan tâm đến Văn miếu Mao Điền (Hải Dương) với văn hóa xứ Đông, ví dụ đã đề cập nhanh ở đâyở đây.

Bây giờ, Văn miếu Mao Điền đang hưng vượng, trở thành một điểm đến của nhiều du khách. Rõ ràng, nền tảng của Văn miếu Mao Điền đã có tới khoảng 500 năm lịch sử. Việc hưng vượng ngày nay là có gốc rễ đó.

Đồng thời, cũng có quan tâm đến Văn miếu Vĩnh Phúc. Ví dụ đã đi ở đây (mấy năm về trước rồi), hay ở đây (năm 2018).

Văn miếu Vĩnh Phúc hầu như không có lịch sử gì. Là đồ rất mới, được sinh ra trong mấy chục năm nay mà thôi (bao gồm cả thời gian mới là ý tưởng). Bây giờ, sau mấy năm rất rầm rộ, tựa như Văn miếu Vĩnh Phúc đang cỏ mọc um tùm, không người tới người lui.  

24/05/2019

Chiến cuộc về công nghệ đầu thế kỉ 21 : Mĩ và Trung Quốc, hệ điều hành nào sẽ thắng ?

Đã bắt đầu vào cuộc chiến toàn cầu thực sự. Mĩ và Trung Quốc sẽ tìm cách vượt nhau, để chứng minh OS của mình sẽ thực sự cai trị thế giới.

Cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước. Thậm chí, đến mỗi người chúng ta. Có thể "ngoa" lên một chút, gọi là cuộc chiến toàn cầu lần thứ 3 (thế chiến 3). Chính cụ Khổng Tử và các vị thánh khác được đạo Cao Đài thờ phụng đã báo trước từ lâu về cuộc chiến toàn cầu lần thứ 3 (đã điểm nhanh tin ở đây, và thêm cả ở đây).

17/05/2019

Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) : nơi hiện phối thờ nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ

Nhân vật chúng tôi quan tâm từ lâu là bà Nguyễn Thị Duệ - tương truyền là nữ tiến sĩ duy nhất thời quân chủ, được cả nhà Mạc (thời kì Cao Bằng) và nhà Lê Trịnh coi trọng.

Hiện bà được phối thờ trong văn miếu Mao Điền (từ năm 2002).

20/11/2018

Thầy Nguyễn Tông Quai và nhân duyên 25 năm (1993-2018)

Năm 1993, khởi tính từ đó, thì bây giờ có nhiều mối nhân duyên đã 25 năm. Tức là một phần tư thế kỉ. Con số "1/4" đầy xúc cảm.

Lần trước, là một phần tư thế kỉ với Phủ Tây Hồ - Chùa Tây Hồ và Làng Tây Hồ, đã ghi nhanh ở đây.

Hôm nay, ngày nhà giáo Việt Nam, thì nói về nhân duyên đã một phần tư thế kỉ với thầy Nguyễn Tông Quai (1693-1767). Một người thầy không thụ giáo trực tiếp, nhưng là qua một phương cách thay thế, như Mạnh Tử đã nói (đọc lại ở đây). Chúng tôi thụ giáo thầy Quai qua các trước tác, và rất nhiều tư liệu mang tính gốc gác liên quan tới thầy còn lưu giữ được đến ngày hôm nay, qua hơn 300 năm.

14/11/2018

Vừa đi vừa đọc lại Tứ Thư : "Tư thục私淑" trong Mạnh Tử

Hôm nay, nhân có việc, bàn đến chữ Tư Thục 私淑 trong sách Mạnh Tử. Nhờ có mạng toàn cầu, mà không cần phải mở lại bản in giấy.

Chữ ấy xuất hiện trong tiết 22 của chương "Ly lâu chương cú hạ" cũng gọi tắt là "Ly lâu hạ 離婁下" của Mạnh Tử. Nguyên văn cả tiết ấy là:

13/09/2016

Sách học tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở Nhật (quà tặng của Sato Uyên)

Sato Uyên ở gần chỗ mà H. mới mở quán Việt Nam (đã đi ở đây, hồi tháng 8/2015).

Nhiều cháu nói chuyện với tôi, ở thời điểm 2002-2007, là pha giữa tiếng Nhật và tiếng Việt. Câu dễ nói bằng tiếng Việt, câu khó nói bằng tiếng Nhật. Có cháu năm 2002 còn nói được khá, đến năm 2007 thì chỉ còn nói bập bẹ tiếng Việt (tuy nghe bố mẹ nói thì vẫn hiểu). Có cháu sinh sau 2007, có mẹ Việt và bố Nhật, nhưng không biết nói câu tiếng Việt nào.

Từ khoảng sau năm 2000, trẻ em Việt Nam tại Nhật (tạm gọi) tăng lên về số lượng rất nhanh.

10/06/2015

Phải chăng đã đến lúc cần loại hình Văn Miếu không có Khổng Phu Tử ?

Bây giờ bảo: hiện chưa biết có thờ Khổng Phu Tử trong cái Văn Miếu ở tỉnh Vĩnh kia hay không. Thế có nực cười không. Có tin được không.

Làm Văn Miếu mà không thờ thầy Khổng, người thầy được thờ khắp vùng Đông Á và lan sang cả Đông Nam Á, từ nhiều thế kỉ trước. Chuyện ấy, khác nào làm ra chùa mà bảo hiện chưa biết có thờ Thích Ca hay không. Làm đình mà lại bảo hiện chưa biết có thờ Thành Hoàng hay không.

Cả họ cùng nhau xây từ đường, nhưng lại bảo: hiện chưa biết có thờ ông tổ họ nhà mình hay không.