Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn kaibara. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kaibara. Hiển thị tất cả bài đăng

12/07/2021

Dịch bệnh và nhân loại từ góc nhìn văn hóa sử : Việc chủng đậu ở Nhật Bản năm 1790

Chủ đề về dịch bệnh và nhân loại từ góc nhìn văn hóa sử, thì tháng 9 năm 2020, tôi đã nói về trường hợp Việt Nam chống dịch Covid-19 (tính đến lúc đó). Xem lại ở đây. Bây giờ, tình hình của Việt Nam đã có nhiều thay đổi rồi. Chủ trương "5K" của thời điểm tháng 9/2020 đã được thay bằng "5K cộng vắc-xin", xem cụ thể ở đây.

28/03/2013

Đi gặp đại sư Kaibara ở Hakata

Hôm trước, viết vội mấy dòng về đại sư ở đây

Tôi đã gặp đại sư, qua tác phẩm mà ông để lại cho đời. Và một phần đời của tôi được đón nhận bóng đại sư đổ xuống, in dấu vào đó.

Ngay cả lúc này, đại sư lại đang bắt đầu trở thành một nguồn gợi hứng khởi cho tôi.

Chúng tôi xuất phát từ sáng sớm. Trên đường, ghé qua nhà người cháu mấy đời của đại sư. Người cháu ấy cũng là bác sĩ, đang là giám đốc một bệnh viện ở Hakata.

(Đang viết)
(Để viết tiêp sau khi đã tạm xong công việc, khi đó post cập nhật trở lại)

15/03/2013

Đá cháy được, đất cháy được, nước cháy được, băng cháy được

Trong cuốn sử cổ nhất của Nhật Bản là Nhật Bản thư kỉ ra đời vào thế kỉ thứ 7 sau công nguyên, có nhắc đến hai vật lạ, là "nước cháy được" và "đất cháy được". Chúng được nông dân tìm thấy ở địa phương mình, rồi gửi về kinh đô cho Thiên Hoàng thưởng lãm. Bởi vậy mà được ghi vào sử sách.

Đố biết "nước cháy được" và "đất cháy được" là gì ?

Khi tôi du lãng ở vùng Cửu Châu (miền nam nước Nhật), thỉnh thoảng cũng được người Nhật thế kỉ 21 chỉ cho xem hai vật thể ấy. 

Nhà Nho lớn nhất ở Cửu Châu thời cận đại là Kaibara (thế kỉ 17-18) đã đi bộ và kiệu gần khắp những thôn bản xa mà ngày nay tôi có thể đến bằng tàu điện hay ô-tô, để viết nên bộ sách đồ sộ Phong thổ kí nước Trúc Tiền. Cái ngôi làng mà tôi đã từng sống nằm ở dưới chân một quả núi, có dốc cao trước lối vào, lúc tới đó để chép việc thì Kaibara đã hơn 70 tuổi, chắc ông được đám hầu cận vác lên bằng võng hay kiệu gì đó. Ông viết trong Phong thổ kí nước Trúc Tiền mấy dòng về ngôi làng, kèm theo một câu: "vùng này người ta không dùng củi, thật thích, đúng là được tạo hóa tự nhiên ban cho một sản vật đặc biệt".

Sản vật đặc biệt của những ngôi làng thời thế kỉ 18 ấy chính là cái mà Kaibara gọi là "đá cháy được". Tất nhiên, trong làng tôi hiện nay, đôi khi vẫn thấy một ít "đá cháy được" còn sót lại.

Ngày nay, người ta đang nói đến "băng cháy được".