Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn kĩ-thuật-truyền-thống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kĩ-thuật-truyền-thống. Hiển thị tất cả bài đăng

04/02/2022

Ngày xuân bàn về BÁNH CHƯNG quốc hồn quốc túy (nhân một bài viết của Phạm Thị Hoài)

Đang những ngày Tết Việt, ở trên quê hương Đại Việt và ở tất cả những nơi có người Việt sinh sống toàn cầu.

Ngày xưa rồi, cách nay tới hơn 20 năm, hồi ở Tokyo, chúng tôi phải đến quán Mê Kông của ông Đỗ Thông Minh để mua bánh chưng gói bằng giấy bạc. Mấy bạn bên IT được tôi đưa đến đó cùng thì mua các đĩa nhạc, một ít sách vở và vài tấm bánh chưng như vậy. Hồi ấy, các CD của Như Quỳnh đang được nghe rộng rãi trong nhóm anh em bè bạn ở Tokyo.

Chúng tôi vẫn lưu giữ những tấm ảnh quí giá ngày đó ở Tokyo. Cảnh tiệm sách lẫn đồ ăn, cảnh nhà ga, cảnh những chiếc bánh chưng gói giấy bạc, cảnh áp-phích có hình Như Quỳnh,...

Tết năm nay, Tết Nhâm Dần 2022, ở Hà Nội, nhà tôi không hì hụi gói bánh chưng như thường niên, mà đặt mua và người ta mang đến trước ngày 29 Tết.

Rồi hôm qua, ngày mùng 3 Tết, bác Phạm Thị Hoài đã đưa một bài về bánh chưng của Lang Lèo lên lưới trời. Chắc bác đưa lên từ nước Đức xa xôi. Vẫn riêng chất văn từ thời Mê Lộ. Hồi Mê Lộ, thì Phạm Thị Hoài còn trẻ (xem ảnh tạm ở đây). Còn bây giờ, trước mùa xuân Nhâm Dần, bà đã tự họa mình ở tuổi lên lão (xem lại ở đây). Mà hình như lâu lắm rồi, bác Hoài không được về Việt Nam ăn Tết thì phải.

12/02/2021

Mùng 1 Tết (12/2/2021), thú vị thấy: nhiều báo đăng bài văn khấn chuẩn nhất

Từ ngày ông Táo cuối năm Canh Tý vừa rồi, cứ đến các lễ tiết theo phong tục, thì mình nhận qua zalo một hướng dẫn làm lễ kèm theo một bài văn cúng, từ một nhà sư. Mình xem là một tài liệu tham khảo thêm, bên cạnh bài cúng mình đã sử dụng trong rất nhiều năm nay.

Thường thì hướng dẫn và bài cúng dành cho hết năm Canh Tý 2020-2021 của nhà sư luôn đến trước ngày lễ một chút, hoặc vừa lúc chuẩn bị khấn, bởi vậy, khá thú vị.

Nhưng sáng nay, mùng 1 Tết thì chưa nhận được. Nên mình thử lên mạng, tra qua điện thoại thông mình, xem thế nào. Cũng là thử xem tài liệu tham khảo bản cập nhật 2021 trên không gian mạng.

Thử vậy, nhưng mở mạng ra thì thấy khá thú vị: có nhiều báo cùng lúc đăng cái bài hướng dẫn làm lễ mùng 1 Tết kèm lời bài văn khấn, mà là bài văn khấn được khẳng định là chuẩn nhất. Như là một cuộc tranh nhau đăng bài chuẩn nhất vậy !

24/04/2019

Nhà in Việt Nam hồi thế kỉ 19 : hiệu "Hải Học Đường" của trấn thủ Trần Công Hiến ở Thành Đông (Hải Dương)

Vẫn thấy một số bản in khắc gỗ có ghi "Hải Học Đường", cũng nghe loáng thoáng "Hải Học Đường" ở chỗ này chỗ kia, nhưng quả thực là chưa rõ lắm về nội dung cụ thể của danh xưng ấy.

Theo nghiên cứu của Lưu Y Đức đã công bố mấy năm trước, thì tạm hiểu được rằng, đó là một nhà in sách ở vùng Hải Dương (tức Thành Đông hay Xứ Đông nhìn từ Hà Nội) do quan trấn thủ Trần Công Hiến sáng lập. 

Hải Học Đường có thể ra đời vào thập niên 1810, thời vua Gia Long (bản thân Trần Công Hiến thì mất năm 1817, nên nhà in này hoạt động được khoảng 10 năm). 

Mà ông quan trấn thủ ấy lại là người Quảng Ngãi, được triều đình nhà Nguyễn cử ra trông coi Thành Đông. Ông cũng tự trở thành người trông coi nhà in Hải Học Đường.

Sau này, Phạm Phú Thứ có dựng lại Hải Học Đường vào thập niên 1870 khi họ Phạm được cử giữ chức tổng đốc Hải Dương.

26/10/2017

Những người thợ rèn Nùng An còn sót lại ở Tây Nguyên

Đầu tiên là từ tỉnh Đắc Lắc - một trong những cứ điểm quan trọng trên đường di cư của người Nùng An nói riêng, và người Tày Nùng nói chung, sau năm 1975, từ vùng Đông Bắc xuống phía Nam tổ quốc.

Người Nùng An khu vực xã Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng) đi tới đâu, là mang tới đó kĩ thuật rèn riêng có của họ. Đầu tiên, ở đây, là tình hình một địa bàn nhỏ ở tỉnh Đắc Lắc.

17/10/2017

Dao thép thực sự của người Nùng An : anh em làng rèn đứng lên, thành lập HTX

Gọi là dao xịn. Tức là khác với các loại dao (hay sản phầm rèn) đang mạo danh là "dao Phúc Sen" hay "dao Nùng An".

Anh em ở dưới quê đã đứng lên, thành lập Hợp tác xã. Hợp tác xã kiểu mới của người Nùng An sau Đổi Mới, so sánh với Hợp tác xã kiểu cũ, thì mình đã trình bày từ nhiều năm trước.

07/05/2017

Trung Hoa vs phương Tây : sức mạnh của võ thuật cổ truyền chỉ là huyễn tưởng, giả dối ?

Hình ảnh thực chiến, và bình luận của người Trung Hoa về sự kiện một võ sư Thái Cực Quyền (võ thuật Trung Hoa cổ truyền, 41 tuổi) đã thảm bại chỉ sau vài giây trước một môn sinh MMA (võ thuật phương Tây, 37 tuổi). Cả hai đều là người Bắc Kinh.

Đó là ngày 27/4/2017, tại Trung Quốc. Một trận đấu, thật ra chỉ là chỉ vài giây đấu, đã làm rung chuyển giới võ lâm.

Thật sự sức mạnh của võ thuật cổ truyền Trung Hoa chỉ là điều giả dối, huyễn tưởng ? Trung Hoa quá yếu ớt trước phương Tây ?

16/11/2016

Phát hiện khảo cổ học : quan tài chứa xác ướp Ai Cập mấy ngàn năm trước

Quan tài được trang trí quá đẹp. Cả mấy ngàn năm vẫn tươi như vừa mới vẽ ? Mới đến độ rất, rất khó tin.

Độ bền của một số thứ màu mà con người đã chế ra được, trong quá khứ, có khi vượt qua cả khoảng thời gian tới mấy ngàn năm chăng ?

Ví dụ khác thì là những bức tranh vách đá tô màu ở núi Phia Lài khu vực Tả Giang bên Quảng Tây (Trung Quốc) cũng tồn tại lâu dài như vậy (mới đây, những bức vẽ vĩ đại này của người Choang đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đã điểm tin ở đây - tháng 7/2016).