Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-triều-ân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-triều-ân. Hiển thị tất cả bài đăng

26/10/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : chuyện đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường và thân sinh nhà biên khảo Hoàng Triều Ân

Nhiều năm về trước rồi, là năm 2013, đã nhắc đến việc đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường. Đọc lại ở đây. Cụ chê thơ Đường là rườm rà và thừa chữ !

Thú vị người ghi lại câu chuyện ấy, không ai khác, chính là nhà biên khảo lão thành ở vùng đất Cao Bằng - cụ Hoàng Triều Ân - vừa từ trần. Ngày mai, 27/10/2019, gia đình cử hành tang lễ nhà biên khảo (1931-2019).

Mà thú vị hơn nữa, hôm nay, cần nhắc đến, là: người kể cho Hoàng Triều Ân nghe và ghi ra giấy câu chuyện ấy, lại không ai khác, chính là ông cụ thân sinh.

24/10/2019

Nhà biên khảo lão thành Hoàng Triều Ân (Cao Bằng, 1931-2019)

Gia đình họ Hoàng người Tày ở Hòa An (Cao Bằng) ngày nay vốn là người Kinh. Các cụ tổ đã từ đồng bằng lên Cao Bằng, nghe đâu là theo chân một ông tướng nhà Lê lên đánh nhà Mạc. Hãy xem Hoàng Triều Ân tự viết về nguồn cội của mình, ở đây (tháng 11 năm 2015).

Các bản khai của cụ về "dân tộc", thì thường ghi là "Tày". Một ví dụ rõ cho hiện tượng khá phổ biến ở vùng miền núi phía Bắc là Kinh già hóa Thổ (Tày).

19/11/2015

Hai danh tướng cuối thế kỷ XVII trên đất Cao Bằng (bài Hoàng Triều Ân)

Hôm trước, đã có bài của con cháu chúa Trịnh viết về các chúa, ở đây.

Hôm nay là con cháu của các tướng quân họ Hoàng (dưới trướng chúa Trịnh) viết về tổ tiên của mình.

04/04/2013

Cụ Hồ chê thơ Đường : thừa chữ, rườm rà !

1. Tư liệu cho biết cụ Hồ từng bình luận một bài thơ của Đỗ Mục trong tập Thiên gia thi (Thơ của nghìn nhà). Đó là bài Thanh minh như sau:

Thanh minh thời tiết vũ phồn phồn,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn: Tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ: Hạnh hoa thôn.

(Có người dịch thành:
Thanh minh lất phất mưa phùn
khách đi đường muốn đứt hồn...xót xa
hỏi thăm:”Quán rượu đâu à?"

trẻ chăn trâu chỉ:”Hạnh Hoa thôn kìa”! )

2. Cụ đưa các ý bình luận, đại khái là bài này có nhiều chữ thừa, có thể lược bỏ. Cụ thể là:

 - Câu đầu nên bỏ hai chữ "Thanh minh", chỉ cần "thời tiết vũ phồn phồn" là đủ ý tả cảnh trời mưa lất phất rồi.

- Câu hai cũng thừa hai chữ "Lộ thượng". "Hành nhân là khách đi đường rồi, cần gì phải Lộ thượng nữa ? Thừa".

- Câu ba cũng lại thừa "Tá vấn". "Cứ hỏi Tửu gia hà xứ hữu ? thì người ta cũng đã biết là Hành nhân hỏi rồi, việc gì còn phải Tá vấn nữa".

- Câu bốn thừa "Mục đồng". Chỉ cần "dao chỉ Hạnh hoa thôn" là đủ nghĩa rồi.


Như vậy, theo ý của cụ, thì bài thơ của Đỗ Mục có thể sửa thành:
Thanh minh thời tiết vũ phồn phồn,
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn.
Tá vấn: Tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ: Hạnh hoa thôn.


3. Ở mức tổng quát cao hơn, cụ đưa quan điểm sau: "Làm thơ phải biết tiết kiệm lời đúng mức. Đừng dùng thừa chữ. Cũng đừng quá bủn xỉn, khiến bài thơ đọc lên, người nghe không hiểu gì cả".

4. Thiển ý của tôi thì, nếu "bủn xỉn" hơn (so với tứ tuyệt của Đường luật) thì chỉ còn Haiku của Nhật Bản thôi. Haiku là dạng thơ mini của mini, giản tắt của giản tắt, nhiều khi đến mức bủn xỉn.

Không biết ông cụ có từng đọc Haiku của Nhật Bản chưa ? Trong thơ Việt Nam, có ông Lê Đạt đã biến haiku của Nhật thành ra hai-kâu (2 câu) của Việt Nam, để sau này, hình như chỉ có bà Thụy Khê mới đi đu trên dây mà hiểu thủng được nghĩa của loại thơ mini ấy trong gia tài Lê Đạt.

Còn riêng với bài tứ tuyệt của Đỗ Mục ở trên, bỏ đi mất 8 chữ như vậy, e thành ra bủn xin rồi.

---  
Entry liên quan đã đi trên blog này:  
- Cụ Hồ chê thơ Đường: thừa chữ, rườm rà !
- Cụ Hồ tự in ấn và quảng cáo cho tác phẩm của mình (1942, cuốn "Sử nước ta")  
Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)