Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-công-chất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoàng-công-chất. Hiển thị tất cả bài đăng

15/11/2016

Lễ hội Mặt Nhọ rước sinh thực khí cỡ lớn ở Bắc Sơn (bài Bàn Tuấn Năng)

Một tâm điểm của tranh luận bây giờ: sinh thực khí (cái dương vật lớn) được rước trong lễ hội Mặt Nhọ ở Lạng Sơn gần đây có phải là bắt chước Nhật Bản, hay không ? Có thể thấy ở các entry cũ, đã đi ở đây hay ở đây.

Đại khái, trước đây, bác Bàn Tuấn Năng đã cho biết như sau (xem tư liệu bổ sung 1):

30/07/2015

Liếc xéo Đồ Sơn 2015

Thời gian không cho phép, nên chỉ kịp liếc xéo Đồ Sơn mà thôi.

Từng nhiều lần nhìn Đồ Sơn từ xa. Chẳng hạn từ những mỏm cao các làng chài khu Cát Bà và Cát Ông, hoặc từ điểm nào đó trong không gian của vịnh Hạ Long. Cũng có thể là lướt qua trên đường ra Hạ Long bằng xe buyt.

Nhìn chung là mới chỉ nhìn từ xa hoặc liếc, hoặc lướt qua. Chưa thể gọi là biết.

30/05/2014

Tân Cương xa xôi, nhưng không hề xa lạ với người Việt

Từ khoảng đầu năm 2011, tức là từ 3 năm về trước, chúng tôi đã có kế hoạch đi du lãm Tân Cương. Chúng tôi muốn đến thủ phủ Urumqi (còn phiên âm là Wulumuqi), vào Bảo tàng Tân Cương để nhờ hướng dẫn, rồi sẽ đi làng An Nam ở cách đó không xa:



Nguyên chú: Tỉnh Tân Cương (Xinjiang) và thủ phủ Urumqi

trên bản đồ Trung Quốc (giáp Mông Cổ, Nga, Kazakstan)

22/03/2014

Một trung thần An Nam hộ tống vua Lê Chiêu Thống sang Bắc quốc : Lê Quýnh (1750-1805) qua khảo cứu của Nguyễn Duy Chính

Lời dẫn: Sử liệu hiện còn của thời Tây Sơn và thời Nguyễn đều tỏ thái độ có thể nói là khinh bỉ đối với ông vua Lê Chiêu Thống. Những trung thần đi theo hầu, nói chữ là "hộ giá sang Bắc quốc", cũng vì thế, bị ghẻ lạnh.

Nghiên cứu của học giả Nguyễn Duy Chính, bằng việc khai thác những nguồn sử liệu mới (chính sử và sử thư tư nhân của Trung Quốc, ghi chép dạng nhật kí của chính Lê Quýnh, ghi chép khác của phía Việt Nam,...) giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về các ông vua đã vũng vẫy ở Nam quốc thời đó (Lê Chiêu Thống, Nguyễn Văn Huệ) cũng như những bề tôi của họ (Lê Quýnh, Hoàng Ích Hiểu,... về phía Chiêu Thống; Nguyễn Quang Hiến về phía Văn Huệ - người này là em đi thay anh sang triều kiến cũng như dâng biểu xin hàng tới vua Thanh).

Về một nhân vật khác cũng đi hộ giá Lê Chiêu Thống, mà sau này, bị chuyển tới tận miền biên viễn Tân Cương để khai hoang, là Hoàng Ích Hiểu, thì có thể xem bài "Đồn thú ở Tân Cương thời Thanh và người Việt Nam" trong cuốn sách đã in năm 2013 (Nhà Mạc và hậu duệ trên đất Vĩnh Phúc, trang 38 - 88; nguyên tác tiếng Trung của Dương Liễm, bản dịch và chú giải của Giao).

02/03/2014

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 3 (qua phóng sứ dài kì của Hoàng Anh Sướng, 2008)

Bây giờ, bắt đầu xuất hiện tên của nhà ngoại cảm. Lại trở lại với phóng sự của Hoàng Anh Sướng - một nhà báo rất được một nhà thơ là Trần Đăng Khoa khen ngợi (xem lại các comment ở entry sau).

Chỉ tạm đối sánh với 2 tư liệu trung gian đã dẫn trước (kì 12 của loạt bài này), cũng có thể thấy ra được những điểm cốt yếu.

Với riêng chi tiết ghi số di động của anh Hoàng Văn Khánh (xem trong bài), cũng đã cho thấy ngay trình của nhà báo.

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 2 (hậu duệ Hoàng Văn Khánh ở thời điểm 2002)


Tin đã đăng chính thức trên tờ Lao Động, từ năm 2002. Sau hơn 10 năm, đồng tiền Việt Nam đã mất giá rất nhiều lần (bởi vậy, số tiền vài trăm triệu thời 2002 có thể qui đổi ra tiền hàng tỉ ở thời điểm hiện tại; còn tiền tỉ ở thời điểm 2002 thì quả thực không nhỏ).

Vua xứ Tây Bắc thời Lê Trịnh Hoàng Công Chất và các nhà ngoại cảm - 1 (thành Bản Phủ và hậu duệ Hoàng Văn Khánh)

Sẽ dần dần xuất hiện gương mặt của các nhà ngoại cảm, mà nổi bật nhất là Phan Thị Bích Hằng. Trong bài giới thiệu đầu tiên này (mang tính quan phương của Sở Văn hóa Điện Biên), mới thầy xuất hiện tên của một hậu duệ cụ Hoàng Công Chất.