Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hà-văn-tấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hà-văn-tấn. Hiển thị tất cả bài đăng

29/11/2019

Học giả Hà Văn Tấn vừa từ trần (1937-2019)

Năm trước, hồi mùa hè năm 2018, ở tang lễ của học giả Phan Huy Lê, chúng tôi đứng cạnh nhau trò chuyện một lúc khi đợi ở bên ngoài sân rộng chỗ có rất nhiều vòng hoa xếp lần lượt vào một bên tường.

Đó là nói chuyện với con trai của học giả Hà Văn Tấn.

Chúng tôi sàn sàn một lứa dân Tổng hợp Hà Nội - thời "quân khu" cao xà lá thơm nức mùi thuốc lá Thăng Long mỗi buổi sáng mùa đông, thời mà tàu điện chạy về Hà Đông còn sót lại những chuyến cuối cùng (sau đó là người ta nhổ đường ray đi; các khu tập thể mọc lên khắp vùng Thanh Xuân Bắc). Những năm cuối cùng của cái hiệu sách nho nhỏ ở cổng trường. Tại sao bây giờ, những năm 2010s, ở đó không có nổi một hiệu sách của đại học nhỉ ?

Đúng ra thì chỗ ấy, ngày trước còn có cả một hiệu ảnh nữa. Hiệu sách và hiệu ảnh kề bên nhau. Nhiều ảnh cũ của bọn tôi ngày ấy là được chụp bởi hiệu ảnh ấy.

07/08/2018

Học giả Trương Đình Hòe (1924-2018)

Chúng tôi tiếp cận các tác phẩm về văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam của ông, nên xem ông là một học giả Việt kiều ở hải ngoại.

Về những kỉ niệm riêng tư thì có một số 8 thú vị. Đó là những năm mang số 8, gồm: năm 1988, năm 1998, năm 2008, và năm 2018. Đều là liên quan đến một tác phẩm trọng yếu của học giả họ Trương.

06/04/2018

Người chữa khỏi bệnh cho vua Càn Long ngay cả khi đã mất : thần y Hoàng Đôn Hòa ở thời Mạc

Nhân vật Hoàng Đôn Hòa được xem là sống vào thời Mạc - Lê Trịnh giao tranh. Tức khoảng các thập niên 1550-1590. Thời kì đó, nhà Mạc là chính triều (vương triều chính thức của Đại Việt), còn Lê Trịnh thì là lực lượng nổi dậy ở địa phương.

Trong định niên đại của cá nhân tôi, tức sử quan của Giao Blog, thì Hoàng Đôn Hòa được xếp vào phạm trù vương triều Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh (có gắn một chút với cả thời kì Cao Bằng).

13/05/2015

Vì sao Trạng Quỳnh hóa Nguyễn Quỳnh (bài Đào Thái Tôn, 2001)

Cùng về chủ đề này, ở entry trước, đã đọc cách kiến giải của cụ Hoàng Tuấn Phổ

Dưới đây là kiến giải của cố học giả Đào Thái Tôn - một trong những người mà ngay từ cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 đã cho thấy nguyên nhân của sự "nhập nhằng" Nguyễn Quỳnh thành Trạng Quỳnh.

Một sự nhập nhằng, khiến cho không phải học giả, mà ngay cả đến bạn đọc phổ thông như bác Salam cũng khó chấp nhận.