Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao-blog. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giao-blog. Hiển thị tất cả bài đăng

31/12/2022

Giao Blog thay ảnh đại diện

Ảnh đại diện của Giao Blog được thay mới, vào ngày hôm nay, 31 tháng 12 năm 2022. Lần thay trước là ngày 12 tháng 12 năm 2021 (xem lại ở đây)

22/02/2022

Một ngày đặc biệt, 22 tháng 2 năm 2022, chúng ta làm gì để ghi dấu ?

Một ngày toàn số 2 đặc biệt, là ngày hôm nay, Thứ Ba ngày 22 tháng 2 năm 2022.

20 ngày trước, tức ngày 2 tháng 2 năm 2022, thì Giao Blog đã đánh dấu bằng một việc đáng nhớ. Đã nói nhanh ở đây. Hôm đó chính là ngày mùng 2 Tết Nguyên Đán.

Văn bản gửi đi ngày 2 tháng 2 năm 2022, thì nay đã có kết quả. Một văn bản chính thức đã được gửi đến bàn làm việc của mình, qua đường phát nhanh, đúng vào sáng nay ngày 22 tháng 2 năm 2022.

Chúng ta, mỗi người trong chúng ta, thực sự đang tự đánh dấu các ngày tháng đặc biệt theo cách riêng của mình. 

Phần chúng tôi, chúng tôi đã nảy ra ý tưởng vào sáng nay, rằng: một ngày đặc biệt như thế này, phải chăng nhóm cần một cái gì đó để ghi nhớ ? Ý tưởng đưa ra một cái, thì mọi người đều hưởng ứng ngay.

02/02/2022

Khai bút ngày 2/2/2022 (nhằm mùng 2 Tết năm Nhâm Dần)

Bản thảo đầu tiên được hoàn thành và đã gửi ngay sáng sớm nay, lúc hạ bút dòng cuối cùng, rồi mới bất giác thấy một hàng số đẹp đến giật mình:

"Ngày 2 tháng 2 năm 2022".

Một ngày thật đáng ghi nhớ. Tính theo can chi, thì là ngày Bính Tuất, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần. Tạm lưu tờ lịch từ trang lịch Việt Nam của chuyên gia lịch học Hồ tiên sinh:

22/01/2022

Xem kĩ thêm bia và chuông ở Phủ Chính Tiên Hương (từ VTV1 - Thời sự 19h ngày 21/1/2022)

Về vấn đề Phủ Chính ở quần thể Phủ Giầy/Dầy, chương trình thời sự của VTV1 trong ngày 21/1/2022 đã phát tin hai lần: bản tin trưa (lúc 12h),  bản tin buổi tối (lúc 19h).

Chủ nhân Giao Blog đang xem kĩ thêm văn bia ở hai nhà bia trong khuôn viên Phủ Chính. Lần xem cập nhật của tháng 1 năm 2022 (lần khảo sát bia ở Phủ Chính đầu tiên của tôi là vào đầu thập niên 1990, cách nay cũng tới gần 30 năm). Đại khái hình ảnh của tháng 1 năm 2022 thì như sau (cắt ra từ video).

17/01/2022

Danh vị "Phủ Chính" ở quần thể Phủ Giầy (Nam Định) : trả lời nhanh đài VTC 6

Vào lúc 21 h tối qua (tối Chủ Nhật ngày 16/1/2022), đài VTC 6 đã phát chương trình Văn hóa Tâm linh do ê-kíp phóng viên Đào Thu Thủy thực hiện những ngày đầu tháng 1 năm mới này.

Chủ đề của chương trình lần này là về danh vị "Phủ Chính" tại quần thể Phủ Giầy (Giày/Dầy/Dày).

Có hai học giả tham gia chương trình. Cụ Trần Lâm Biền thì đã cùng nhóm phóng viên về Phủ Giầy thực hiện việc ghi hình, trả lời phỏng vấn tại thực địa. Còn tôi thì làm chớp nhoáng tại một điểm hẹn trước ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) - do tình hình covid, nên ê-kíp phải xoay xở mãi mới tìm được một điểm xem như có phép.

16/12/2021

Nhà văn Bút Ngữ : "mỗi người tựa như có một thứ tinh anh riêng, không lẫn được" (bài Trần Quốc Toàn, 2021)

Bài viết mới nhất về một người thầy của tôi - nhà văn Bút Ngữ. Thầy sinh năm 1931, nên năm nay đã bước vào tuổi 91. Đầu năm 2017, khi về thăm thầy sau gần 20 năm không gặp liên tục, tôi có viết nhanh trên Giao Blog, ở đây.

Gần đây, vào dịp trung tuần tháng 12 năm 2021, tác giả Trần Quốc Toàn qua giới thiệu của một người thầy khác - nhà thơ Kim Chuông - đã đọc những thông tin nhanh trên Giao Blog, rồi có liên lạc nhanh với tôi.

Bây giờ, bài viết của tác giả Trần Quốc Toàn đã xuất hiện trên website của báo Thể thao & Văn hóa (bản in trên giấy thì tác giả đã báo là ra sạp từ mấy hôm trước).

10/11/2021

Vấn đề nhà Mạc trong SGK bậc tiểu học và trung học hiện hành (bài mới của chủ nhân Giao Blog)

Bài tham dự hội thảo quốc gia sắp diễn ra.

Đại khái, chiều nay (10/11/2021) đã được chia sẻ các trang như dưới đây. Người chia sẻ thuộc ban tổ chức hội thảo và chiều nay đã đưa kỉ yếu từ nhà xuất bản về đại học.

24/10/2021

Nhân vật Trần Dân Tiên (Tran Dan Tien) - nhóm TDLS nhận định là Giao Blog chỉ hé mở từ từ

Nhận định như vậy của nhóm Tư duy lịch sử đã được đi trên Fb từ năm 2018. Đại khái, nhóm này viết:

"P/s: Đặc biệt tham khảo sưu tầm bút luận trên Giao Blog (chuyên gia này chắc chắn biết hơn rất nhiều, nhưng lại chỉ hé từ từ). Vấn đề này cần được tiếp tục cập nhật khi có thêm dữ kiện mới.".

Quả đúng vậy. Hầu như, cho đến nay (tháng 10 năm 2021), Giao Blog mới chỉ hé chút xíu mà thôi. 

07/07/2021

Báo chí Việt Nam bắt đầu thu phí từ tháng 7/2021

Như báo chí Nhật Bản thì khoảng từ 2002 trở đi, mình đã thấy việc báo chí thu tiền khi độc giả muốn đọc bản trên mạng. Chi tiết về ngày tháng thì kiểm tra lại sau. Sau này, hệ thống blog cũng có phần thu phí (chỉ ai đóng phí thì mới đọc được những nội dung hạn chế).

Báo chí chính thống của Việt Nam thì bắt đầu từ tháng 7 năm 2021.

Quan sát đầu tiên là trang Premium của báo điện tử VNN - tức là nội dung thu phí của VNN vốn miễn phí cho đến tháng 7 năm 2021.

Có lẽ hệ thống blog, như Giao Blog, cũng dần dần đặt chế độ thu phí cho tương xứng.

04/07/2021

20/01/2021

Những cây viết trên mạng tuổi U90 ở Đại Việt hiện nay

Có hai vị tiêu biểu, là cụ Nguyễn Hải Hoành (thuộc nhóm văn bút truyền gia làng Đông Tác danh tiếng ở Hà Nội) và cụ Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn, hiện ở Nam Bộ).

Cụ Nguyễn Hải Hoành vẫn lên bài đều đều hàng ngày trên Fb cá nhân. Thời điểm tháng 1 năm 2021 này, cụ vẫn say sưa viết và dịch từ nhiều ngoại ngữ (tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Anh). Ví dụ đọc ở đây. Hai người em trai ruột của cụ, tức học giả Nguyễn Đại Đồng và Nguyễn Chí Công cũng bền bỉ vừa đi vừa viết (ví dụ đọc nhanh ở đây). Nhìn sức làm việc của hai anh em họ Nguyễn làng Đông Tác mà khâm phục.

04/08/2020

Văn hóa học: Culturogology và Cultural studies (Mikhail Epstein; bản dịch Nguyễn Văn Hiệu)

Bản dịch của học giả Nguyễn Văn Hiệu đã công bố hơn 10 năm về trước. Tôi đọc ngay lúc ấy, vì thư viện trường tôi có đặt nhiều tạp chí từ Việt Nam (gửi đến bằng bưu điện, chỉ chậm lại một thời gian ngắn).

Mấy năm sau, trong một chuyến du lãng Sài Gòn cùng nhóm các cụ Dương Phú Hiệp và Hoàng Vinh thuộc khuôn khổ một đề tài nghiên cứu cấp nhà nước do thầy Ngô Đức Thịnh làm chủ nhiệm (tôi là thư kí khoa học), chúng tôi mới có dịp gặp gỡ với dịch giả Nguyễn Văn Hiệu. Cụ Hoàng Vinh vui mừng khi nói chuyện với anh Hiệu, bảo đại ý: bản dịch ấy rất có giá trị. Tôi thì thú vị là hóa ra anh Hiệu mới chính là tác giả của những bài nghiên cứu về địa danh mà tôi đã đọc một thời gian trước, chứ trước đó thì lại cứ nghĩ là người khác ! Bởi cái tên Nguyễn Văn Hiệu thì trùng khá nhiều ! 

Chỉ tính hiên tại, thì có một cái tên nữa trùng nhiều là Nguyễn Minh Đức. Thời trước thì có Khuất Duy Tiến. Hay cũng có Nguyễn Đức Nhuận !

Gần đây, có một chú em người Nghệ An gọi điện bảo đại khái: em tìm được một cái Fb mang tên anh (trùng họ trùng tên luôn, dĩ nhiên là trùng tên lót nữa). Em gửi kết nối với họ rồi, và cứ đinh ninh là tôi trăm phần trăm ! Tôi bảo: mình biết cái Fb ấy rồi, của một người hình như ở Từ Sơn (Bắc Ninh), nhưng không phải là mình nhé ! 

09/06/2020

Thầy Ngô Đức Thịnh với quê hương : dòng họ và phụ mẫu

ngọn đèn của cha
vẫn đang tiếp cháy trong con
hiện lên đầu dãy đèn đường đêm nay, và nối những đêm mai
(trích từ bài Ngọn đèn, thơ Ái Vân Quốc, 2007)

Ở bản in sau này, bộ Đạo Mẫu (tức bộ sách Đạo Mẫu Việt Nam hay Đạo Mẫu ở Viêt Nam) của thầy Ngô Đức Thịnh, thường có một lời đề tặng ở trang bìa lót dành cho phụ mẫu.

Chẳng hạn, ở bộ sách đó bản in năm 2009 tại Nxb Tôn giáo, được chia thành 2 tập đều đóng bìa cứng (tập 1 thì gam màu đỏ, còn tập 2 thì gam màu vàng), ngay bìa lót tập 1 ghi "Kính dâng hương hồn Thân Mẫu". Hay bản in năm 2010 thành một tập bìa đen, bởi Nxb Tôn giáo - Công ty sách Từ Văn, thì ở bìa lót cũng ghi "Kính dâng hương hồn thân Mẫu".

1. Chúng tôi đã tới thăm quê của thầy Thịnh nhiều lần, mà lần đầu tiên là mùa hè năm 2009. Tức là khoảng 11 năm về trước. Lần đó, người anh trai lớn của thầy vẫn còn khá khỏe chân, đưa chúng tôi đi thăm nhà thờ họ Ngô. Người anh đi trước, cậu em trai theo sau, rồi là nhóm chúng tôi. Theo lệ thường, thì tôi hay chạy lên phía trước lia máy ảnh để ghi kỉ niệm, rồi lại tụt lại phía sau.

Nhà thờ họ Ngô còn giữ được khuôn viên có tường bao khá rộng rãi và bề thế, một nếp nhà cổ với mái ngói xưa cũ cùng cửa mặt trước là gỗ bức bàn, một cái cổng chính mới xây cất lại trên đề dòng chữ Hán Ngô đại tông từ (từ đường dòng họ lớn Ngô). Chú ý chữ "tông từ" (nhà thờ dòng họ).

07/06/2020

Một công trình khoa học cuối cùng về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam của Giáo sư Ngô Đức Thịnh

Những năm tháng cuối cùng, do phải vật lộn với bệnh tật ngày một trầm trọng, ông không còn xuất hiện nhiều ở những hội thảo hội nghị nữa (đọc ở đây), nhưng vẫn tham gia hay chủ trì một số công trình khoa học.

Một trong số đó là công trình Hệ thống Tam Phủ - Tứ Phủ trong tư liệu văn bản và thực hành tín ngưỡng của người Kinh và một số tộc người thiểu số miền núi phía Bắc, vốn là đề tài cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, thực hiện trong các năm 2017-2018 (tháng 1/2017 - tháng 12/2018), nghiệm thu năm 2019, dự thi giải thưởng năm 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam.

Công trình đó do tôi làm chủ nhiệm, với 7 thành viên (thầy Ngô Đức Thịnh là một trong đó), đã nhận giải Nhì A năm 2019 của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Khi nhận giải, đã đưa tin nhanh ở đây.

Như vậy, đây là công trình tập thể mà thầy Ngô Đức Thịnh tham gia với tư cách một thành viên. Có thể xem đó là một trong những công trình khoa học cuối cùng về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam của ông.

25/04/2020

Sáng tạo Việt : Bphone 3 của nhóm BKAV - Nguyễn Tử Quảng

Bphone của nhóm BKAV - Nguyễn Tử Quang đã làm xôn xao dư luận cộng đồng mạng từ nhiều năm trước (xem lại ở đây, tháng 5 năm 2015).

Qua các đời phát triển, đã có Bphone 3, rồi hiện tại là đến Bphone 4 (do đại dịch Cô Vy mà lùi ngày ra mắt từ tháng 4 xuống tháng 5).

Tôi là một trong những người ủng hộ cho tinh thần tự lập của Bphone, bằng hành động thiết thực, tức không chỉ nhìn và nói, mà đã liền mua và sử dụng Bphone.

Đại khái, bây giờ đã bắt đầu có thể ghi nhận được về Bphone, mà thực cảm nhất là Bphone 3. Có lẽ sẽ cần trải nghiệm với Vsmart của nhóm Vin - Phạm Nhật Vượng để định rõ hơn nữa về sáng tạo Việt.

05/04/2020

Nhân đợt nghỉ dịch Cô Vy, đi thăm nơi ẩn cư của một đạo sĩ An Nam thời nhà Đường (thế kỉ 8 - 9)

Thời nhà Đường, kinh đô là Trường An.

Từ An Nam lên Trường An thì thật sự xa xôi cách trở. Ấy vậy mà có một số nhân sĩ An Nam ta đã lên đó học hành, rồi thi cử đỗ đạt, ra làm quan, như Khương Công Phụ tới chức Tể tướng - đã kể hôm trước (xem lại ở đây). Cụ Khương thì cuối đời, cũng bỏ quan đi tu Đạo sĩ trong núi sâu, rồi mất năm 805 (năm Vĩnh Trinh 1 đời Đường Thuận Tông).

Hôm nay, muốn đi thăm lại đạo quán Hạo Thiên ở kinh đô Trường An thời Đường, vào thế kỉ 8 - 9. Một đạo quán nổi danh ở Tràng An thời ấy. Đạo quán Hạo Thiên là nơi tu hành của một đạo sĩ gốc An Nam.