Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo-dục-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo-dục-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

06/09/2023

Bắt đầu từ tiếng trống trường trong lễ khai giảng năm học mới - ghi chép 2023

Một cách tự nhiên, chiếc dùi trống để gióng hồi trống khai giảng năm học mới vào ngày 5 tháng 9 hàng năm bị đoạt mất  từ nhiều năm nay.

Bị đoạt đi một cách êm thấm và nhẹ nhàng lắm, từ rất nhiều năm nay rồi. Đến mức không ai có ý kiến gì về sự bất thường đó !

Nhưng nhìn kĩ hơn, thì thật ra, đó đúng là cưỡng đoạt. Văn hóa nào đã đồng lõa với việc cưỡng đoạt đó ? Hay văn hóa nào đã trở thành ánh sáng soi đường cho sự đồng lõa ấy ? Không chỉ các ông quan đương chức, mà cả những ông quan đã về hưu vẫn bình thản đánh trống khai trường bao năm nay ! 

Thế rồi, vào tháng 9 năm 2023, trong ngày khải giảng năm học mới 2023-2024, chiếc dùi trống bị cưỡng đoạt bấy lâu nay mới được trở lại cho đúng người thầy người cô đại diện cho mỗi trường học.

Văn hóa nào hay sức mạnh nào đã đưa đến sự thay đổi vừa thấy.

Nên nhân giống sự thay đổi này ra các lĩnh vực khác. Ví dụ: đánh trống khai hội, đóng ấn trong khai ấn,... Có nhiều cụ quan chức hay cựu quan chức chẳng biết mô tê gì cũng bình thản động tay vào ấn ở các ngôi đền mà đóng ấn, phát ấn ! Cứ xem tư liệu cũ của Đền Trần Nam Định hay Đền Trần Thái Bình thì cũng rõ.

20/06/2023

Thi lên 10 ở Hà Nội năm 2023 - nhiều năm nay, được xem là khắc nghiệt hơn thi đại học

 Ở Hà Nội, có hai kì thi rất nóng vào tháng 6 hàng năm, đó là:

- Thi lên lớp 6 ở các trường chuyên (tức chuyển cấp từ Tiểu học lên Trung học Cơ sở, gọi tắt là cấp 1 lên cấp 2, nhưng là vào các trường chuyên). Các các chuyên tiêu biểu gồm: Ams (THCS Ams), Chuyên Ngoại ngữ (CNN. Chuyên ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ), Cầu Giấy (THCS Cầu Giấy), Nguyễn Tất Thành (THCS Nguyễn Tất Thành). 

- Thi lên lớp 10 ở các trường công lập và trường chuyên (tức chuyển cấp từ Trung học Cơ sở lên Trung học Phổ thông, gọi tắt là cấp 2 lên cấp 3). Công lập thì do Sở Giáo dục Hà Nội quản lí, chia thành nhiều khu vực (mỗi khu vực có thể bao gồm nhiều quận/huyện). Trường chuyên thì có hai loại: 1). Chuyên thuộc các đại học (ví dụ: Chuyên Ngoại ngữ CNN, Chuyên Sư phạm CSP, Chuyên Khoa học Tự nhiên CTN, Chuyên Khoa học Xã hội CXH...); 2). Chuyên công lập (gồm: Ams, Chu Văn An, Nguyễn Huệ, Sơn Tây).

Tình hình của năm 2022 thì xem lại trên Giao Blog ở đây. Bây giờ là nói về năm 2023.

Tỉ lệ chọi ở cuộc thi lên 10 tại các trường chuyên thuộc đại học thì rất cao, ví dụ: chuyên Anh của CSP năm 2023 lên tới tận 1/29,3 ! Tức là một học sinh phải đấu với hơn 29 học sinh khác, thắng thì mới được vào trường ! Em nào đỗ thì có thể tự coi là đã "quật ngã" khoảng 29 em khác !

Kết quả của kì thi công lập (các trường công lập thường và công lập chuyên - có hệ chuyên) thì chưa có. Chắc phải đến đầu tháng 7 mới biết điểm.

Còn kết quả của kì thi vào các trường chuyên thuộc đại học (CSP, CNN, CTN, CXH) thì đến hôm nay (20/6) đã có. Chỉ có rất ít học sinh thi đỗ vào các trường chuyên này (có một số em đỗ cùng lúc nhiều trường chuyên). Các em không đỗ chuyên đợt vừa rồi thì còn đợi kết quả thi công lập (trong đó có kết quả thi chuyên công lập).

18/06/2022

Kì thi vào Phổ thông Trung học (cấp 3) ở Hà Nội năm 2022

Trời như đổ lửa.

Học sinh Hà Nội thi trong 2 ngày đổ lửa này (cả ngày 18 và buổi sáng 19 tháng 6 = Thứ Bảy và Chủ Nhật).

Có một hướng dẫn tổng quát như sau.

04/01/2022

Giáo dục Việt Nam : Quang cảnh bảo vệ luận văn học vị - 2 (luận án của thượng tọa Thích Chân Quang)

Từ năm 2017, đã có những quan sát nhanh quang cảnh các buổi bảo vệ luận văn học vị tại Việt Nam đương đại, xem ở đây.

Bây giờ là cập nhật, và dẫn riêng trường hợp bảo vệ luận án tiến sĩ luật học của thượng tọa Thích Chân Quang (nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt).

Mở đầu là video về buổi bảo vệ đang được phát trên kênh Pháp Quang - Sen Hồng.

27/11/2021

"Tiên học lễ, hậu học văn": luận bàn cuối năm 2021

Bắt đầu từ là một tham luận trong hội thảo gần đây. Hội thảo khoa học do cơ quan của Quốc hội Việt Nam tổ chức.

Tham luận của học giả Trần Ngọc Thêm đưa ra lời kêu gọi hãy từ bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn".

Có một cuộc tranh luận đang nổ ra trên không gian mạng về lời kêu gọi này. Đang là cuối năm 2021. Có nghĩa là chúng ta đã kết thúc 2 thập niên đầu tiên của thế kỉ XXI, đang thực sự bước vào thập niên thứ 3.

Mở đầu là một bài trình bày cụ thể của học giả Trần Ngọc Thêm (đường link được học giả chỉ dẫn vào ngày hôm qua - 26/11/2021).

21/10/2021

Chuyện kể dần trên mạng xã hội của của các đại thần đã trí sĩ - ông Trần Hồng Quân viết Fb

Trên Giao Blog, đang sưu tầm dần các câu chuyện được kể bởi các vị, mà là những câu chuyện được kể ở thời điểm hiện tại, phương tiện chủ yếu là Fb cá nhân. Ví dụ, các câu chuyện do ông Võ Hồng Phúc kể thì có thể đọc ở đây.

Bây giờ là các câu chuyện của ông Trần Hồng Quân.

Thời học đại học, tôi từng nhận một bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục (người kí trên bằng khen là Bộ trưởng Trần Hồng Quân) về thành tích sinh viên nghiên cứu khoa học. Bằng khen tương tự đó, ở Khoa Ngữ văn thời đó, khóa trên thì có sinh viên Nguyễn Kim Sơn K30 (hiện là đương kim Bộ trưởng Giáo dục, tức người kế tiếp công việc của Bộ trưởng Trần Hồng Quân ngày trước), khóa dưới thì có sinh viên Vũ Duy Hưng K36 (hiện là nhà báo, có thể đọc nhanh ở đây).

07/09/2021

Thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay: thực chất của "theo" trong sgk (trường hợp Thanh Tịnh)

Đang thực hiện loạt bài "thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay". Mở đầu là về các bài "Hành động nói" trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 (tập hai), xem lại ở đây.

1.Với các bài Hành động nói trong sách lớp 8, chúng tôi giật mình vì tiếng Việt của chúng ta bị "làm phiền một cách không đáng" hay "phức tạp hóa những thứ vốn đơn giản". Xem các nhà biên soạn đưa định nghĩa về "hành động nói", rồi những phân tích của họ, mà các phụ huynh có kiến thức nền tảng Ngữ Văn như chúng tôi đều giật thót ! 

Như bản thân tôi đọc sách lớp 8 của các con các cháu mình cũng còn toát cả mồ hôi ! Họ đang làm gì các con cháu chúng ta ở môn Ngữ Văn bậc phổ thông ?

05/09/2021

Giáo dục quốc dân trong đại dịch : Lễ khai giảng qua mạng đầu tiên trong lịch sử (ghi từ Hà Nội)

Theo hướng dẫn của nhà trường, nhóm cha mẹ học sinh chúng tôi theo dõi lễ khai giảng năm học mới 2021-2022 qua TV tại nhà.

Học sinh dạy sớm chuẩn bị, trang phục hệt như đến lớp trực tiếp, rồi vào mạng từ 7h10. Các cháu vào lớp của mình, dự lễ khai giảng qua mạng theo hướng dẫn của cô giáo chủ nhiệm, từ 7h30 đến khoảng 9h. Sau đó, là buổi học nội qui với chủ đề học sinh thủ đô thanh lịch (làm thế nào để tạo được tác phong thanh lịch cho học sinh thủ đô trong học tập và rèn luyện tại trường lớp, sống tại gia đình và cộng đồng). 

Nghe ngang thì thấy cô giáo chủ nhiệm sử dụng từ "tinh quân" - mình hiểu được nghĩa, là tương ứng với "sẵn sàng" hoặc "đầy đủ". Có một chút thú vị !

31/08/2021

Thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay: các bài "Hành động nói" trong sgk Ngữ văn 8

Về "việc nói", cũng tức là "hành vi phát ngôn", "hành vi phát thoại", theo cách sử dụng tôi đề xuất vào tháng 8 này, thì có gắn với một cuộc tranh luận đang triển khai trên không gian mạng, được quan sát ở đây

Với tư cách người quan sát và một người học tiếng Việt, tôi sẽ đưa ra một sơ kết về cuộc tranh luận này sau (hệt như một tạm kết cho cuộc tranh luận của cụ Cao Xuân Hạo nhiều năm về trước, xem trên Giao Blog ở đây). 

13/07/2021

Giáo dục sau đại học ở Việt Nam : qui chế mới 2021 và dư luận

Năm 2021, cận cảnh về giáo dục phổ thông, qua đề thi môn Văn tốt nghiệp Trung học Phổ thông thì xem ở đây.

Bây giờ là một cận cảnh nữa, về giáo dục sau đại học.

Mở đầu là qua qui chế mới, vừa ban hành. Xung quanh là các ý kiến.

02/06/2021

Xưng hô trong môi trường chính qui hiện nay : Linh mục với cách xưng "cha - con"

Gần đây, có nhiều người kiến nghị là bỏ cách gọi học sinh là "con" ở trường học. Thầy cô giáo nên gọi học sinh là "trò", "em",... mà không nên gọi "con" --- từ "con" chỉ nên dùng trong phạm vi gia đình, không nên mang nó tới trường học. Đại khái vậy. 

Tôi ủng hộ kiến nghị trên. 

Tôi cũng kiến nghị là không dùng chữ "bậc phụ huynh" hay "các bậc phụ huynh" cả trên văn bản và lời nói trực tiếp nữa. Chỉ "phụ huynh" là đã đủ nghĩa, cần gì "đấng" hay "bậc" gì nữa. Nếu có thể thì trong những trường hợp xã giao một chút thì dùng chữ "quí phụ huynh", vì cái này đã rất quen như ta dùng "quí anh chị", "quí cô bác",...

Từ phía giáo dân công giáo, cũng có người kiến nghi là linh mục không nên xưng "cha - con" với tất cả mọi người. Đưa một ý kiến đầu tiên.

13/05/2021

Hệ vấn đề cốt lõi của Đại Việt hiện nay : "học thật", "thi thật", "nhân tài thật"

Vấn đề đang nổi lên trong dư luận xã hội, mà gắn với một phát ngôn mới đây của tân thủ tướng Phạm Minh Chính.

Đọc ngược lại ý "thật", thì sẽ là "giả". Có nghĩa là hệ vấn đề cốt lõi của giáo dục Việt Nam hiện nay chính là: học giả, thi giả, nhân tài giả (không có thực tài).

Bởi mọi thứ đang "giả", cho nên mới đòi hỏi lập lại "thật".

Tưởng câu chuyện của đầu thế kỉ 21, nhưng không phải thế. Người Nam ta đã có truyền thống hàng ngàn năm nay rồi, cái truyền thống học giả, thi giả và nhân tài giả ấy.

Phê phán cái "giả" đó đã có nhiều lớp học giả đi trước, như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh, Cao Xuân Hạo, Trần Ngọc Thêm,...

14/10/2020

Cùng lợi dụng "công" để làm giàu cho "tư": khởi nghiệp Cánh Hẩu của bộ sách Cánh Diều

Cũng không khác mấy trường hợp các tướng công an bảo kê cho các tập đoàn tội phạm bằng công cụ của chính Bộ Công an (xem lại sự kiện tướng Vĩnh và tướng Hóa ở đây hay ở đây).

Bản chất của khởi nghiệp Cánh Hẩu qua trường hợp bộ sách giáo khoa Cánh Diều có thể thấy như sau:

- Tổng Chủ biên là Tổng Chủ biên của một công việc nhà nước thuộc Bộ Giáo dục, 

- Chủ biên là Chủ biên của một công việc thuộc một công ty tư nhân (công ty VEPIC, xem trang chủ ở đây).

- Rồi kết hợp thành Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên.

(có thể có một cái Tổng Chủ biên nữa thuộc về công ty tư nhân mà thực chất là làm nhập nhằng với Tổng Chủ biên thuộc về nhà nước).

Bản chất của khởi nghiệp Cánh Hẩu, chính là ở sự kết hợp như vậy.

Trách nhiệm pháp lí đã có thể được đặt ra. Các thứ thuộc về "công" đang được các Cánh Hẩu ở khắp nơi rút ruột để biến thành "tư". Trương mọi thứ pháp lí của "công" ra để làm bình phong che chắn cho việc làm giàu của "tư". Thế có thể gọi là bất liêm bất chính được chưa ?

13/10/2020

Cánh Hẩu và "học giá": Bảo lưu ý kiến, không sửa chữa, mà sách của nhóm Nguyễn Minh Thuyết vẫn được in bán

Phải lùi lại một ít thời gian, vào tháng 1 năm 2020, để nghe lại cuộc tranh luận nảy lửa giữa các ông Hồ Ngọc Đại và Trần Đình Sử và các ý kiến khác, ở đây. Lúc đó, thiên hạ giật mình với cách nói khá "gấu" của ông Trần Đình Sử dành cho ông Hồ Ngọc Đại. 

Qua tư liệu của tháng 1 năm 2020 nói trên, chúng ta biết: sách của nhóm Hồ Ngọc Đại có quá trình thực nghiệm tới 40 năm, nhưng vừa rồi bị gạt ra, vì hội đồng thẩm định sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng nó không đạt chuẩn. Muốn được Bộ phê duyệt thì bộ sách ấy phải chỉnh sửa lại. Nhưng nhóm ông Hồ Ngọc Đại không sửa, bảo lưu ý kiến. Nên bộ sách Giáo dục Công nghệ của nhóm ông Đại không được sử dụng vào nhóm các bộ sách giáo khoa được phát hành đầu năm học 2020-2021 này (hiện có 5 bộ, mà bộ Cánh Diều của nhóm Nguyễn Minh Thuyết là một trong đó).

Bây giờ, vào tháng 10 năm 2020, qua giải trình của hội đồng thẩm định sách giáo khoa (ông Trần Đình Sử là trưởng kêu ốm, nên ông Mai Ngọc Chừ là phó mà ra trả lời thay, xem ở đâyở đây), thì thật ra bộ Cánh Diều của nhóm ông Nguyễn Minh Thuyết cũng có nhiều lỗi, hội đồng đã chỉ ra, nhưng nhóm ấy không sửa ! Tức nhóm ấy cũng bảo lưu ý kiến, hệt như nhóm ông Hồ Ngọc Đại bảo lưu ý kiến mà không sửa bộ Công nghệ Giáo dục.

Vậy là, có phải như dân chúng đang nói: sách giáo khoa mang danh Đổi Mới gì đó, thực chất thì đang bốc mùi rồi. Mùi tiền và mùi cánh hẩu. Sách thì có các bộ "Cánh Diều" hay "Cánh Buồm" gì đó, thì thực chất, dân chúng thấy rất rõ có các bộ "Cánh Hẩu". 

Có thể đưa một bức tranh tổng thể gọi là: Một nền giáo dục thu giá và học giá dựa trên các áp-phe cánh hẩu. Nói gọn là như vậy.

05/10/2020

Giáo dục tiếng Nhật ở bậc trung học tại Việt Nam (ghi chép của một trợ lí người Nhật)

Về giáo dục tiếng Nhật ở các trường học bậc dưới đại học, thì trước đây Giao Blog đã điểm tin ở đây (năm 2015) và ở đây (năm 2016).

Bây giờ là một ghi chép của một trợ lí được cử đến từ Nhật Bản từ năm 2017.