Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáng-bút. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáng-bút. Hiển thị tất cả bài đăng

28/04/2022

Tiếp tục câu chuyện của nhà ngoại cảm có 3 mắt Hoàng Thị Thiêm : giáng bút tiếng Pháp của một vong lính Pháp

Về nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thêm có nhiều khả năng đặc biệt, thì Giao Blog đã quan sát nhiều năm nay. Ví dụ, xem ở đây (năm 2017) hay ở đây (năm 2021).

Ở sự kiện năm 2021, nhà ngoại cảm đã thực hiện việc viết ra hai bản giáng bút của hai vong nước ngoài: một bản viết bằng tiếng Trung Quốc (vong người Trung Quốc), một bản viết bằng tiếng Nhật (vong người Nhật Bản).

Bây giờ, vào đầu năm 2022, là câu chuyện nhà ngoại cảm tiếp xúc với một vong vốn là lính Pháp (đã tử trận năm 1947 tại Hòa Bình), rồi đã thực hiện việc viết ra bản giáng bút bằng tiếng Pháp của vong này.

02/06/2019

những câu chuyện hầu Thánh lễ Mẫu : nhà thơ Thạch Quỳ kể

Nhà thơ Thạch Quỳ ở xứ Nghệ sẽ kể dần dần, về những chuyện mà ông đã trải nghiệm hay có hiểu biết. Hãy tham khảo như cách chúng ta tiếp nhận những câu chuyện về thần linh, về báo ân báo oán,...

Giao Blog chú ý nhiều hơn đến các câu chuyện do Thạch Quỳ kể từ nhiều năm trước, hồi còn ở blog bên Yahoo, khi bạn Nguyễn Trần Đăng ở xứ Nghệ đề cập đến đền Khai Long sứ quân. Đó là một ngôi đền đã bị hạ giải thời chống mê tín; các năm 2009-2010, chúng tôi tới khảo sát thì đã hoang tàn, may là mấy chục tấm sắc phong được cất giữ cẩn mật ở một nơi khác. Lúc đó, qua Đăng, thì biết rõ hơn về một bài thơ bác Thạch Quỳ viết có nhắc đến đền Khai Long. Mà ông nhắc đến với tâm sự của một nhà thơ, nên có điểm khác với suy nghĩ của các nhà khảo cứu chúng tôi.

26/12/2017

Năm 1905 : Phan Bội Châu xuất du cầu viện, nhóm Chu Mạnh Trinh cầu tiên ở đền Dạ Trạch

Cùng năm đó. Năm 1905.

Về việc xuất du của nhóm Phan Bội Châu thì có thể đọc ở đây hay ở đây.

Dưới là việc nhóm Chu Mạnh Trinh hầu thánh và chép thơ tiên giáng bút. Cái biển gỗ chép bài thơ tiên thời đó hiện vẫn còn.

Cả hai đều là "đi cầu". Một bên là "cầu viện", một bên là "cầu tiên".

09/10/2017

Về việc phụng thờ Đức Thánh Trần ở đền Ngọc Sơn - Hà Nội (qua tư liệu Vũ Thế Khôi)

"Theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bộ Tuyên truyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã làm lễ giỗ Trần Hưng Đạo tại Nhà Hát lớn Hà Nội và trong cả nước vào 25 tháng 9 năm 1945 (tức đúng vào ngày giỗ là 20 tháng 8 âm lịch)."

"căn cứ các văn bia trong đền Ngọc Sơn và bài ký “Hồ sơn thắng hội tự” của Phó bảng Nguyễn Văn Siêu, chúng tôi đã nêu ý kiến rằng Đức Thánh Trần chỉ bắt đầu được hội Hướng Thiện đưa vào thờ trong Đền Ngọc Sơn sau khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội năm 1882 và phá bỏ đền Hựu Linh thờ Trần Hưng Đạo ở thôn Hà Thanh trên bờ đông của hồ Hoàn Kiếm."
(Vũ Thế Khôi 2007 - 2017)

21/02/2014

Bài thơ của thần linh ban cho ông Nguyễn Văn Hưởng

Đây là một bài giáng bút. Thần truyền ý qua bút, và mở đầu bằng lời gọi rất trìu mến : "Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Văn Hưởng !".

Cái tên được gọi trìu mến ấy nằm trong khung màu đỏ dưới đây (chỉ có cái khung đó là tôi thêm vào, còn toàn bộ là nguyên ý của thần linh):



Ở trên cái khung màu đỏ, thần đã ghi rất rõ mấy chữ quan trọng là: Tứ Nguyễn sinh Văn Hưởng. Dịch ra là: "Ban cho cậu Văn Hưởng họ Nguyễn".