Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn gai-go-dai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gai-go-dai. Hiển thị tất cả bài đăng

14/09/2021

Trở lại với kinh điển (1) : "Cành vàng" (The Golden Bough) tiêu tốn nửa đời học giả Frazer

Frazer, tức là James George Frazer (1854-1941), học giả người Anh, tác giả của bộ sách danh tiếng The Golden Bough xuất bản lần đầu năm 1890.

The Golden Bough thường được dịch ra Việt ngữ là Cành vàng. Tên đầy đủ của bộ sách ở ấn bản 1890 là The Golden Bough: A Study in Comparative Religion (Cành vàng: một nghiên cứu so sánh về tôn giáo). Lần xuất bản này, bộ sách chia làm 2 tập (vol 1, vol 2), toàn bộ khoảng 900 trang.

Ở các lần tái bản có sửa chữa sau này, ví dụ đầu thập niên 1910, bộ sách được tác giả đổi tên thành The Golden Bough : A study in Magic and Religion (Cành vàng: một nghiên cứu về ma thuật và tôn giáo).

18/08/2021

Tình hình Trung Đông : Afghanistan với sự trở lại của Taliban sau 20 năm

Gần đây, việc làm cho dễ hình dung về tình hình Trung Đông đối với tôi, là sự kiện thầy Nakamura đã tử nạn trên đường đi cứu trợ ở Afghanistan (xem lại trên Giao Blog ở đây). 

Chúng tôi lần đầu tiên thấy và nghe thầy Nakamura nói chuyện tại hội trường của đại học là năm 2001. 

Bây giờ là 2021, vậy vừa đúng 20 năm (2001-2021) ! Thầy Nakamura (sinh năm 1946) đã bị trúng đạn bắn tỉa ở Afghanistan vào cuối năm 2019, sau khoảng 30 năm bám trụ ở khu vực này.

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, tôi ở khu vực tháp truyền hình Fukuoka. Chính ở điểm đó, tôi đã nghe tin tòa tháp đôi của Mĩ sập xuống nhanh chóng. Rồi trở lại trường ở Tokyo, và lần đầu tiên thấy thầy Nakamura tại trường vào mùa đông năm đó.

10/09/2020

Áo dài nam giới : khởi động từ lâu, giờ thì cựu kinh Huế ra quân

Áo dài của nữ thì không cần bàn nữa rồi. Bởi từ rất lâu, nó đã thành ra một phong cách Việt Nam được thế giới ghi nhận. Ngày xưa, cách nay khoảng 20 năm, các nữ sinh ở Tokyo trường tôi từng phối hợp như sau: trên mặc áo dài Việt Nam, dưới vẫn mặc quần bò. Các em tham dự lễ hội văn hóa thường niên của trường. Nghĩ một chút, thì giờ, các em ấy cũng U40 hay hơn cả 40 rồi !

Còn áo dài nam giới thì là câu chuyện thời sự bây giờ, năm 2020.

Khởi động từ các nơi lâu rồi.

24/08/2020

Trông về trường cũ : nhớ mãi thời ở quận Bắc, tàu điện xưa cũ và xe đạp

Trường tôi trước năm 2000 thì nằm ở quận Kita - gọi vui sang nghĩa tiếng Việt là quận Bắc, một quận trong 23 quận nội thành của Tokyo.

Tôi chính thức nhập học vào trường là tháng 10 năm 2000, nhưng hồi cuối năm 1999 đã đến thăm trường. Lúc đến thăm là chỉ đến chơi thôi, nhân có hội trường và bạn thì mời đến "ăn nhậu" là chính (chưa để tâm đến việc nhập học). Kí túc xá của trường lúc đó và cho đến hết tháng 3 năm 2002 thì vẫn nằm ở quận Arakawa - chúng tôi gọi vui bằng âm Hán Việt là "quận Hoang Xuyên = quận sông vắng". Tức là, học sinh quốc tế của trường sẽ: ở thì là "quận Sông Vắng", còn học thì ở "quận Bắc".

Nhưng lúc đến thăm trường vào cuối năm 1999, tôi không ở trong kí túc xá thuộc quận Sông Vắng. Chính xác là không được ở, vì chưa phải học sinh chính thức của trường. Tôi ở quận Bunkyo (quận Văn Kinh) mà sang quận Bắc chơi với bạn. Phải từ tháng 10 năm 2000, mới thành "trường tôi" hay "trường chúng tôi".

Oái ăm một chút, là từ lúc ấy, tức là từ tháng 10 năm 2000, trường đã bắt đầu chuyển địa điểm: chuyển từ quận Bắc (nội thành) ra thành phố Fuchu (ngoại thành).

Tức là một nơi, bấy giờ, chúng tôi thuộc về 3 chốn:
1). Ở quận Arakawa;
2). Lúc đi học ở trụ sở cũ thuộc quận Kita.
3). Lúc đi học ở trụ sở mới thuộc thành phố Fuchu.

Có ngày phải đi đi về về giữa 3 nơi như vậy. Và kết hợp đủ các loại phương tiện: xe căng hải, xe đạp, tàu điện.

Cứ thế từ tháng 10 năm 2000 đến hết tháng 3 năm 2002. Tính ra là được khoảng 1 năm rưỡi "một nơi ba chốn" vậy.

Bây giờ, tháng 8 năm 2020, trường tôi đã có đại bản doanh ở thành phố Fuchu. Khuôn viên thì rất rộng, cho nên có dành một khoảnh cho kí túc xá. Lớp đàn em đàn cháu bây giờ thì chỉ "một nơi một chốn" (có thể lên trường để học, rồi về luôn kí túc xá ở cách đó không xa).

12/01/2020

Tử nạn vì việc nghĩa : người anh hùng bị trúng đạn

Đó là thầy Nakamura Tetsu 中村哲 (1946-2019).

Hồi ấy, tới trường buổi sáng thì thấy có thông báo: nhà hoạt động ở Trung Đông Nakamura Tetsu sẽ tới nói chuyện tại hội trường lớn. 

Chúng tôi đã vào hội trường. Một buổi chiều ở Tokyo năm ấy.

Lúc đó cuộc chiến ở Trung Đông đang ác liệt, sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001. Nhóm của thầy Nakamura đang tiếp tục các công việc cứu trợ ở đó. Ông tranh thủ về Nhật Bản để báo cáo tình hình. Ban giám hiệu trường tôi đã mời ông tới. Phía đài truyền hình cũng có đưa tin ông đi các nơi trong nước Nhật để nói chuyện về tình hình Trung Đông.

Lúc đó, còn có thêm một cảm tình với ông, bởi ông cũng là người quê Fukuoka. Vùng quê nhà của ông ở ngay gần điểm điểm tra điền dã dài hạn của tôi, thi thoảng tôi vẫn ghé qua đó du lãng, có nghe đến tên ông ở quê ông (người ta có kể các công việc ông làm ở Trung Đông).

02/07/2019

Học giả Trần Kinh Hòa (sinh năm 1917, trưởng thành ở Nhật, chuyên cổ sử Việt Nam)

Cứ mỗi lần trở lại ga Mita (ga dẫn vào Đại học Khánh Ứng) là tôi bất giác nhớ đến học giả Trần Kinh Hòa. Mùa hè lần trước cũng vậy, nhớ về cụ lúc dừng lại ở chỗ đèn đỏ. Miệng thì nói chuyện với bà giáo M. của tôi, nhưng trong đầu thì chợt nghĩ đến cụ Trần. Bà giáo của tôi sau một hồi lên hàng lãnh đạo và lãnh đạo cao nhất của cơ quan, thì đâm sợ hành chính sau một nhiệm kì, sực nhớ ra thiên chức học giả, nên đã chuyển về Đại học Khánh Ứng chỉ còn giữ một ghế giáo sư mà thôi. Nhờ thế, chúng tôi sẽ có nhiều dịp trở lại nhà ga Mita hơn.

Cụ Trần Kinh Hòa là một học giả quốc tế của khu vực Đông Á, nhiều người gọi một cách kính trọng là "bác học họ Trần" hay "bác học Trần Kinh Hòa". Cụ là người Hoa/Hán, sinh ra ở Đài Loan rồi đến Nhật Bản từ nhỏ, tốt nghiệp ngành sử học ở Đại học Khánh Ứng danh tiếng (đại học do nhà giáo dục khai sáng Phúc Trạch Dụ Cát thành lập).

Cụ nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước, trong đó có một phần quan trọng là miền Nam Việt Nam (Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Viện Khảo cổ,...).

12/06/2019

Vượt qua biển lửa của nắng hè : mùa của các học hội trên toàn quốc

Ấy là chuyện của học giới Nhật Bản. Mỗi dịp hè tới là như vậy. Bây giờ, đang là thượng tuần tháng 6, từ giờ hết cả mùa hè, sẽ là liên tiếp các đại hội nghiên cứu thường niên của các học hội (hàng năm, các học hội định kì mở không gian để các nhà nghiên cứu tới trình bày và trao đổi nghiên cứu mới, hội trường được luân chuyển hàng năm tới các nơi trên toàn quốc).

Có những mùa hè, đám thanh niên chúng tôi tham gia vào công việc tiếp đón của đại hội nghiên cứu thường niên (hoặc là đại học của tôi được chọn làm hội trường, hoặc là phía chi bộ học hội cử,...). Cái nắng và nóng dữ dội những lần đó, bây giờ vẫn nhớ !

31/05/2019

Câu chuyện xuất bản sách nghiên cứu (trường hợp ở Nhật Bản)

Mình gần gũi với hai bác giám đốc xuất bản. Một người ở Tokyo, chuyên xuất bản những sách hàng đầu của giới khoa học xã hội. Một người thì ở một miền quê, chuyên xuất bản các loại tư liệu địa phương - mà hưởng lợi, hẳn là có các nhà nghiên cứu địa phương ấy, như mình (vì bản in với bản viết tay, có cả hai để đối chiếu).

24/05/2019

Bồ Tùng Linh bản dịch 1994 tại Hà Nội (soạn lại năm 2006 tại Tokyo) : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục

Bản dịch năm 1994 (in năm 1995) ấy, sau 12 năm thì in lại trên tờ Đại biểu Nhân dân (báo của Quốc hội Việt Nam). Tức là đã có một bản đánh máy lại và tu chỉnh chút xíu rồi cho đăng vào năm 2006 (đã vừa chép nguyên từ Đại biểu Nhân dân về đây).

Bây giờ, xem lại, thì biết: bản đánh máy lại và có tu chỉnh ấy, thật ra, là được thực hiện tại Tokyo. Chỉ tu chỉnh trên bản in cũ, mà không phải là từ bản thảo cũ (bản thảo cũ chắc là bản đánh máy chữ - kĩ thuật quen sử dụng của hồi đầu thập niên 1990 ở Hà Nội là vậy).

Mà bản đánh máy lại rồi cho tái bản năm 2006 đó, là căn cứ vào bản in được gửi từ Việt Nam sang. Người scan các trang in trên giấy, và gửi qua mail đến, là bạn M. ở xứ Quảng. Vèo một cái, đã là chuyện của 13 năm về trước.

15/04/2019

Choáng, thậm chí mê man, giữa trời nắng gắt của U80 và U70 là bình thường

Một mùa hè của nhiều năm về trước, hồi mới U30 (dưới tuổi 30), dù đã luôn luôn được nhắc nhở về "trúng nắng" hay "bệnh trúng nắng", mà người Nhật gọi là Netsu-chu-sho (nhiệt trúng chứng 熱中症), mình đã bị đổ gục trong thư viện trường. 

1. Đang ngồi ở tầng 2, mà quáng đờ, rồi mê man, và lăn luôn ra sàn gỗ. Rồi nôn ! Chỉ nhớ rõ đến đoạn đó. Sau đó thì láng máng thấy mấy anh chị thủ thư quen quen ở dưới tầng 1 chạy lên, rồi lại láng máng thấy bà bác sĩ của trường.

08/02/2019

"Phan Bội Châu" - một cuốn sách mới của học giả Imai (Nhật Bản)

Sách vừa ra lò tháng 1 năm 2019. Tác giả là Giáo sư Imai của Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Một cuốn mỏng chưa tới 100 trang, nằm trong sê-ri sách về các nhân vật lịch sử thế giới.

Tác giả có tham gia hội thảo quốc tế tháng 12 năm 2017 tại Nghệ An (xem lại ở đây), và nhiều hội thảo trước đó. Ông là người đồng tổ chức loạt hội thảo kỉ niệm 85 năm phong trào Đông Du hồi các năm 2004-2005 tại Nhật Bản.

08/12/2018

Về vương quốc Malaysia : những câu chuyện về nhà vua và cung đình

Viết nhân khi đội tuyển Việt Nam đang sang Malaysia, chuẩn bị đá trận chung kết lượt đi của AFF Cup 2018.

Bạn học của mình có một số là người Malaysia. Một trong đó, ấn tượng nhất là E. Đó là một đàn em cùng trường. Lúc mình đi biệt xứ gần 2 năm ở miền Tây Nhật Bản trở lại trường, thì gặp E. 

Hóa ra, em ấy là người Malaysia gốc Hoa. Đại khái em bảo cả cái dãy phố ấy của địa điểm ấy bây giờ là thuộc vào dòng họ của em. Lúc đầu, các cụ nhà em sang Malaysia thì là tay không ! Qua thư tay và e-mail, nhiều khi trao đổi với E là bằng tiếng Hoa (thực chất là chữ Hán, vì chỉ viết chữ mà không nói). Cũng là một thú vị nho nhỏ. 

17/11/2018

Chuyện đặc biệt kì quái trong chính giới Nhật Bản : Bộ trưởng phụ trách An Ninh Mạng không biết gì về máy tính và USB !

Chuyện một người Nhật không biết máy tính, thậm chí không biết USB là gì, đã là lạ lắm rồi. Một nước công nghiệp hàng đầu thế giới như thế, tiên phong về công nghệ máy tính như thế, làm gì tìm được một công dân như vậy.

14/09/2018

Bia đá năm 1918 tưởng niệm bác sĩ Asaba : đính chính một chi tiết nhỏ (năm 2018)

Mới nhận được văn bản ấn hành năm 2018 của ngôi trường danh tiếng Quốc Học Huế. Một tập hợp các bài viết đóng chung, với tên Giai phẩm xuân 2018.

Trong tập Giai phẩm này, có một bài nói về tấm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng năm 1918 để tưởng niệm cụ Asaba. Có một chi tiết nhỏ về vấn đề dịch thuật trong bài đó cần đính chính nhanh một chút, vì bây giờ đã là 2018 rồi.

Đó là: tác giả trong Giai phẩm có lẽ dựa theo tư liệu cũ nào đó, ghi là tôi dịch bài văn bia từ tiếng Nhật sang tiếng Việt. Đại khái là trùng dịch: ông Goto người Nhật dịch từ Hán văn ra Nhật văn, rồi ông Giao lại dịch từ Nhật văn ra Việt văn (tức là dịch qua bản trung gian là Nhật văn của Goto).

02/09/2018

Quốc khánh 2018 : lễ Vu Lan tại ngôi chùa Việt ở cảng Tokyo

Đúng ngày 2/9 năm 2018, lễ Vu Lan được cử hành tại ngôi chùa Việt Nam ở khu cảng Tokyo (Nhật Bản). Còn ở vùng tỉnh Fukuoka (tỉnh thủ phủ của miền Tây Nhật Bản, đã có đường bay thẳng về Việt Nam từ hơn chục năm trước), thì đã điểm tin ở đây.

Khu cảng Tokyo là một vùng khá hấp dẫn với tôi ngày trước, bởi nhiều thứ. Lúc đó, người Việt ở Tokyo còn chưa nhiều, và không thấy ai bảo là đang ở khu cảng. Mùa thu năm 1999, tôi đã bắt đầu du lãng ra đó.

Một mùa hè, tôi lên phòng thầy Daniel - giáo viên hướng dẫn - để hỏi ý kiến ông rằng, tôi muốn chuyển nhà ra khu cảng để ở trong khoảng nửa năm. Ông đưa ra nhiều giải pháp, và kết luận chung lại là: tôi không ra cảng nữa, cứ tiếp tục ở khu vực Odai cho lành ! Ông kí vào giấy để tôi xin nhà trường cho ở lại Odai. Về Odai thì đã kể chút xíu ở đây và ở đây (tháng 11 năm 2013).

31/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Một bài thơ thương Tokyo, viết 60 năm trước, của Mạc Ly Châu

Bài thơ được xuất bản lần đầu năm 1958, đúng 60 năm trước, trên tạp chí Bách Khoa. Lúc đó, Bách Khoa mới chạy được một thời gian, chưa được tiếng tăm là mấy, khác với các thập niên kế tiếp.

18/02/2018

Tết nay lại nhớ tết xưa : Hà Nội đêm trước Đổi Mới, Tết con Hổ 1986

Những tấm ảnh màu, được chụp vào dịp áp Tết Bính Dần 1986, bởi một nhà nghiên cứu Nhật Bản. Chính xác là 28 tháng Chạp năm Ất Sửu, dương lịch là ngày 6 tháng 2 năm 1986 (Thứ Năm).

Khoảng 7 năm sau sự kiện "19 tháng 2" năm 1979.

Là đêm trước của Đổi Mới.

05/10/2017

Nhà văn Nhật kiều của nước Anh, là Kazuo Ishiguro 石黒一雄, nhận Nobel Văn chương 2017

Kazuo sinh năm 1954, tại tỉnh Nagasaki - một trong hai tỉnh của nước Nhật bị bom nguyên tử của Mĩ ném xuống hồi năm 1945.

Tên tiếng Nhật của ông là 石黒一雄 (ISHIGURO Kazuo). Nếu ở Nhật, ông được gọi bằng họ, là Ishiguro.

Do công việc của cha, cuối thập niên 1950, gia đình Kazuo đã chuyển đến Anh. Tới năm 1983 thì ông nhận quốc tịch Anh. Một người sinh ở khu vực không chịu ảnh hưởng Ki-tô giáo, lại thấm nhuần truyền thống châu Âu, trở thành đại biểu của văn học Anh, và bây giờ là Nobel văn chương.

19/01/2017

Thời Của Thánh Thần (tiểu thuyết Hoàng Minh Tường) bản tiếng Nhật

Dịch giả là Giáo sư Imai của Đại học Ngoại ngữ Tokyo - một chuyên gia về văn hóa và lịch sử Việt Nam, hiện là trưởng khoa Tiếng Việt. Bởi vậy, hoàn toàn yên tâm về chất lượng bản dịch.

Giá bán là 4000 Yên (khoảng gần 1 triệu tiền VND).