Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn du-học-sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du-học-sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

10/11/2022

Di sản của phong trào Đông Du và nước Nhật ngày nay (tạp ghi năm 2019 của Trương Văn Tân)

Cứ vài năm, anh Trương Văn Tân - một cựu lưu học sinh Nhật Bản - lại có một bài tạp ghi về Nhật Bản nhân những chuyến về thăm lại nơi xưa chốn cũ. Tạp ghi của anh vừa ôn lại cái cũ, lại ghi nhanh những cái mới đang thấy trước mắt, nên tích dần những bài của anh sẽ thấy được sự thay đổi của nước Nhật theo thời gian.

Trước nay, Giao Blog vẫn cập nhật lấy các bài tạp ghi mới của Trương Văn Tân, ví dụ ở đây hay ở đây.

25/09/2021

Những câu chuyện thực tế về học và lấy bằng tiến sĩ ở nước ngoài (từ sau Đổi Mới)

Giao Blog đã sưu tầm những câu chuyện thực tế về việc học tập và lấy bằng tiến sĩ (hay phó tiến sĩ) ở các nước Đông Âu trước đây, mà tiêu biểu nhất là Liên Xô, có thể đọc lại ở đây hay ở đây. Đại khái là trước khi Việt Nam bước vào con đường Đổi Mới (tạm lấy mốc 1990 trở về trước)

Bây giờ, bắt đầu sưu tập những câu chuyện tương tự nhưng là từ sau Đổi Mới (tạm tính từ 1990 đến nay). Học sinh Việt Nam đi học ở khắp nơi, từ Á sang Âu hay Mĩ rồi Phi. Kinh nghiệm được kể qua những câu chuyện thực tế từ nhiều hoàn cảnh khác nhau với những nền giáo dục khác nhau, theo tôi, là hữu ích trên nhiều phương diện. Tôi xem các kinh nghiệm đang được tích lũy này là một tài nguyên chung của người Việt Nam và nên được chia sẻ.

18/08/2021

Tình hình Trung Đông : Afghanistan với sự trở lại của Taliban sau 20 năm

Gần đây, việc làm cho dễ hình dung về tình hình Trung Đông đối với tôi, là sự kiện thầy Nakamura đã tử nạn trên đường đi cứu trợ ở Afghanistan (xem lại trên Giao Blog ở đây). 

Chúng tôi lần đầu tiên thấy và nghe thầy Nakamura nói chuyện tại hội trường của đại học là năm 2001. 

Bây giờ là 2021, vậy vừa đúng 20 năm (2001-2021) ! Thầy Nakamura (sinh năm 1946) đã bị trúng đạn bắn tỉa ở Afghanistan vào cuối năm 2019, sau khoảng 30 năm bám trụ ở khu vực này.

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, tôi ở khu vực tháp truyền hình Fukuoka. Chính ở điểm đó, tôi đã nghe tin tòa tháp đôi của Mĩ sập xuống nhanh chóng. Rồi trở lại trường ở Tokyo, và lần đầu tiên thấy thầy Nakamura tại trường vào mùa đông năm đó.

01/07/2021

Thay đổi từ 2021 của Quĩ Giao lưu Quốc tế Atsumi AISF : mở rộng cho cả người Nhật Bản

Về Quĩ Học bổng Quốc tế Atsumi (nay đã đổi tên thành Quĩ Giao lưu Quốc tế Atsumi) dành cho các nghiên cứu sinh đang viết luận văn tiến sĩ ở Nhật Bản (hạn vào vùng Kanto), thì trên Giao Blog đã giới thiệu nhanh ở đây hay ở đây.

Bắt đầu từ năm 2021, sẽ có thay đổi quan trọng như sau. Trước đây, quĩ học bổng chỉ dành cho nghiên cứu sinh quốc tế, nhưng từ 2021 thì mở rộng thêm cả nghiên cứu sinh có quốc tịch Nhật Bản. Số nghiên cứu sinh được nhận học bổng tăng lên thành 16 suất, trong đó, nghiên cứu sinh có quốc tịch Nhật Bản có thể lên tới 5 người (vốn trước đây, mỗi năm chỉ có 12 suất).

22/02/2020

Lâu rồi có thêm một tin vui : học sinh Việt Nam ở Đại học Nam Cửu Châu được cảnh sát thành phố cảm ơn

Lần trước, cũng đã có nam học sinh Việt Nam được cảnh sát Nhật Bản gửi giấy cảm ơn vì hành động dũng cảm. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2019).

Lần này là lưu học sinh Phong (33 tuổi, ở Đại học Nam Cửu Châu). Phong đã giúp cho hai vợ chồng người Nhật Bản tránh được một cú lừa tiền qua điện thoại (một hình thức lừa đảo khá thịnh hành ở Nhật khoảng 20 năm nay, mà đối tượng bị lừa phần nhiều là người già).

Lúc đó, Phong đang trong ca làm thêm ở cửa hàng tiện ích gần nơi em học. Việc làm thêm này, ngày xưa, lớp của chúng tôi cũng đã trải nghiệm, ví dụ đã kể ở đây (tháng 5 năm 2016). Lứa của chúng tôi là ngay đầu thế kỉ XXI, lứa của Phong thì đang là thập niên thứ hai.

Những người có tên Phong. Ngẫu nhiên, làm mình tưởng nhớ đến cụ lưu học sinh Việt Nam lớp đầu tiên, là Trần Đông Phong (đọc lại ở đây). Đó là lứa đầu thế kỉ XX.

Cũng tên Huỳnh Thanh Phong, cũng ở Hậu Giang, thì có cậu ấm này.

20/11/2019

Ngày 20/11 của đúng 20 năm về trước : "thái hòa" 1999 ngẫu nhiên với "lệnh hòa" 2019

Đúng ngày hôm nay, của 20 năm về trước. Một buổi chiều.

Buổi chiều ngày 20 tháng 11 năm 1999. Một chiều cuối thu đã se lạnh ở Đông Kinh thời đầu niên hiệu Bình Thành. Chính xác thì là Bình Thành năm thứ 11.

Đôi lúc có giật mình khi mà lần tính trong lòng bàn tay là năm Bình Thành cứ lần lượt qua mau, năm 11, năm 12, năm 13, năm 14,....năm 20, năm 21, năm 22,...năm 30, rồi năm 31 !

Hai mươi năm đã qua đi. Không cần phải nhắm mắt lại, mình vẫn nhớ như in buổi chiều ấy. Một buổi chiều năm Bình Thành thứ 11.

Năm 2019 này, là một năm đặc biệt, bởi đầu năm thì vẫn là niên hiệu Bình Thành (năm Bình Thành 31), nhưng từ 1 tháng 5 trở đi thì cải nguyên sang Lệnh Hòa (năm Lệnh Hòa thứ nhất). Đọc về cải nguyên từ Bình Thành sang Lệnh Hòa, trên Giao Blog, thì ở đâyở đây.

02/07/2019

Học giả Trần Kinh Hòa (sinh năm 1917, trưởng thành ở Nhật, chuyên cổ sử Việt Nam)

Cứ mỗi lần trở lại ga Mita (ga dẫn vào Đại học Khánh Ứng) là tôi bất giác nhớ đến học giả Trần Kinh Hòa. Mùa hè lần trước cũng vậy, nhớ về cụ lúc dừng lại ở chỗ đèn đỏ. Miệng thì nói chuyện với bà giáo M. của tôi, nhưng trong đầu thì chợt nghĩ đến cụ Trần. Bà giáo của tôi sau một hồi lên hàng lãnh đạo và lãnh đạo cao nhất của cơ quan, thì đâm sợ hành chính sau một nhiệm kì, sực nhớ ra thiên chức học giả, nên đã chuyển về Đại học Khánh Ứng chỉ còn giữ một ghế giáo sư mà thôi. Nhờ thế, chúng tôi sẽ có nhiều dịp trở lại nhà ga Mita hơn.

Cụ Trần Kinh Hòa là một học giả quốc tế của khu vực Đông Á, nhiều người gọi một cách kính trọng là "bác học họ Trần" hay "bác học Trần Kinh Hòa". Cụ là người Hoa/Hán, sinh ra ở Đài Loan rồi đến Nhật Bản từ nhỏ, tốt nghiệp ngành sử học ở Đại học Khánh Ứng danh tiếng (đại học do nhà giáo dục khai sáng Phúc Trạch Dụ Cát thành lập).

Cụ nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước, trong đó có một phần quan trọng là miền Nam Việt Nam (Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Viện Khảo cổ,...).

18/05/2019

Lâu rồi mới có tin vui : được sở cảnh sát khen tặng về phòng gian

Nhiều tin không vui về người Việt ở Nhật Bản (ví dụ tin ăn trộm máy cày để phá nhỏ ra và gửi về nước, tin trồng cần sa để buôn bán, tin trộm vặt nhưng có giá trị hàng hóa rất lớn, bắt dê để có món dê, bắt vịt để có cháo vịt,...).

Hôm nay, Thứ Bảy ngày 18/5/2019, là một tin mừng: có hai thanh niên được sở cảnh sát cảm ơn vì đã có công lao phòng gian phòng cướp giật. Hai thanh niên ấy làm việc trong các cửa hàng tiện ích (nơi mà những học sinh thường phải thành thạo tiếng và kĩ năng mới có thể làm được, đã kể ở đây). Sự kiện xảy ra ở quận Sentagaya - thủ đô Tokyo. 

Một em là Lê Văn Phương, năm nay 25 tuổi (đọc từ bản tin tiếng Nhật). Lần trước, cũng có các em được nhận giấy khen của cảnh sát (ở đây).

20/04/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : "phở Hà Nội" đầu thế kỉ 21, và chúng ta đang ăn gì ?

Gần đây, không hẹn mà ngẫu nhiên gặp em G. ở khu nhà cũ ngày xửa xưa, hỏi thăm gánh hàng phở ở gầm cầu thang của cô Đ. (mẹ của G.), thì được biết là vẫn đông khách lắm, vẫn là nguồn kinh tế chủ lực của gia đình như gần hai mươi năm trước.

Từng ấy năm về trước, một buổi sáng sớm tinh mơ, mấy anh em ăn nhanh bát phở gầm cầu thang, vẫn ngàn ngạt nhớ mùi nước dùng quyện với mùi than tổ ong, để sau đó thì mình khởi hành. Chú em họ tới tiễn, chủ ý chọn quán phở cô Đ. là vì: quán ấy xem như ngon nhất cả cái phường này, mà lại ngay sát nhà, và rất tiện cho tắc-xi vào ra ! Trong khoảng năm bảy năm tính đến lúc đó, hai anh em có mươi lần hẹn nhau ra ăn phở ở đầu phố (chỗ ấy bây giờ đã bị dẹp vì mở đường), nhưng ông em bảo: quán ấy tuy rình ràng, nhưng chất lượng thì thua quán gầm cầu thang chỗ anh !

15/04/2019

Choáng, thậm chí mê man, giữa trời nắng gắt của U80 và U70 là bình thường

Một mùa hè của nhiều năm về trước, hồi mới U30 (dưới tuổi 30), dù đã luôn luôn được nhắc nhở về "trúng nắng" hay "bệnh trúng nắng", mà người Nhật gọi là Netsu-chu-sho (nhiệt trúng chứng 熱中症), mình đã bị đổ gục trong thư viện trường. 

1. Đang ngồi ở tầng 2, mà quáng đờ, rồi mê man, và lăn luôn ra sàn gỗ. Rồi nôn ! Chỉ nhớ rõ đến đoạn đó. Sau đó thì láng máng thấy mấy anh chị thủ thư quen quen ở dưới tầng 1 chạy lên, rồi lại láng máng thấy bà bác sĩ của trường.

09/12/2018

Trên quê hương của bác sĩ Asaba, có thêm nhiều quán ăn Việt Nam

Câu chuyện cứ phải tính bằng cả thế kỉ, tức là gắn với năm 1918 khi cụ Phan Bội Châu trở lại thị trấn Asaba để dựng bia tưởng niệm bác sĩ Asaba.

Những năm 2010s này, sau một trăm năm, có rất nhiều quán ăn Việt Nam trên quê hương bác sĩ Asaba. Lần trước đã nói về một quán mới khai trương (ở đây, hồi tháng 11 năm 2017, quán Bún Chả Hà Nội).

Bây giờ là thêm một số thông tin. Giá như bây giờ, năm 2018, thì chắc cụ Phan Bội Châu có thể mời cụ Asaba tới các quán ăn Việt Nam để chiêu đãi và đàm đạo.

08/12/2018

Về vương quốc Malaysia : những câu chuyện về nhà vua và cung đình

Viết nhân khi đội tuyển Việt Nam đang sang Malaysia, chuẩn bị đá trận chung kết lượt đi của AFF Cup 2018.

Bạn học của mình có một số là người Malaysia. Một trong đó, ấn tượng nhất là E. Đó là một đàn em cùng trường. Lúc mình đi biệt xứ gần 2 năm ở miền Tây Nhật Bản trở lại trường, thì gặp E. 

Hóa ra, em ấy là người Malaysia gốc Hoa. Đại khái em bảo cả cái dãy phố ấy của địa điểm ấy bây giờ là thuộc vào dòng họ của em. Lúc đầu, các cụ nhà em sang Malaysia thì là tay không ! Qua thư tay và e-mail, nhiều khi trao đổi với E là bằng tiếng Hoa (thực chất là chữ Hán, vì chỉ viết chữ mà không nói). Cũng là một thú vị nho nhỏ. 

16/09/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : vui với đàn em ở Đại học Phương Đông, nhớ những ngày Hông-gô

Đại học Phương Đông, là cách gọi Việt Nam cho Đại học Đông Dương (Toyo University) ở Tokyo. Đây là một trong những đại học tư thục danh tiếng ở Nhật Bản. Người sáng lập đại học là một nhà triết học phương Đông, đồng thời là một nhà giáo dục học, và một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian.

07/07/2017

Cảm tưởng của một học sinh Việt Nam về những ngày trải nghiệm ở Asaba

Về những ngày trải nghiệm ở thị trấn Asaba (tên cũ) thuộc tỉnh Shizuoka (Nhật Bản), gắn với tấm bia tưởng niệm bác sĩ Asaba được Phan Bội Châu dựng năm 1918 tại địa phương, thì đã có một tổng quan ở đây (cuối năm 2016) và  ở đây (bản PDF toàn văn).

20/02/2017

Tuổi trẻ Việt khởi nghiệp ở nước ngoài : Tiệm bánh mì của hai anh em Duy ở Tokyo

Hôm trước, còn đang kể dở câu chuyện của một người bạn. Là anh H. Một người bạn khởi nghiệp ở đất Nhật sau năm 1975, có thâm niên trong ngành nghề ăn uống (entry đã đi ở đây, mùa thu năm 2016), 

Bây giờ là câu chuyện khởi đầu của lớp đàn em hiện nay (đầu thế kỉ XXI), cùng trong lĩnh vực kinh doanh của anh H.

10/12/2016

Nhớ một thời ở khu Hông-gô, với khoa Nông nghiệp trường Đại học Tokyo

Đọc thông tin thấy "vụ phó 26 tuổi" Vũ Minh Hoàng (sinh năm 1990) đang học ở khoa Nông nghiệp trường Đại học Tokyo.

Nguyên văn, Hoàng cho biết: "Mình đang làm nghiên cứu sinh ngành Kinh tế, khoa Nông nghiệp và Khoa học Đời sống tại Đại học Tokyo (Nhật Bản)".

Khoa Nông nghiệp của Todai !