Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn di-sản-văn-hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn di-sản-văn-hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

21/10/2023

Số hóa để phát huy giá trị di sản Hán Nôm - chương trình thác bản văn bia của Brian Wu

Bạn Brian Wu - một Việt kiều (đúng hơn là người Việt gốc Hoa) đang ở Mĩ - mình chưa từng gặp, chưa từng liên lạc, nhưng có để ý đến các việc làm của bạn ấy liên quan đến học thuật Việt Nam mà đặc biệt là mảng Hán Nôm (có thể đọc lại ở đây hay ở đây).

Những năm gần đây, thấy bạn ấy đã xây dựng gia đình với một "cô gái Hán Nôm" (cách gọi của bạn ấy).

Cũng những năm gần đây, thấy bạn ấp ủ và thực hiện dần một chương trình số hóa để phát huy giá trị di sản Hán Nôm. Đáng kể sắp tới là số hóa thác bản văn bia (dựa trên các bộ biên mục và ấn ảnh thác bản văn bia đã xuất bản).

24/09/2023

Bài của báo Nhân Dân: Giấc mơ hiện đại hóa sắc phong

Toàn văn bài báo thì đọc ở bên dưới.

Trong bài, có đoạn:

"

Chúng ta có thể ứng dụng hoa văn sắc phong lên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ như trên quạt, bìa sách, bookmark, ấm chén, áo thun… để làm quà lưu niệm. Chúng tôi cũng đã tìm tòi và đang thử nghiệm ứng dụng đồ án hoa văn sắc phong trên quạt nan. Sản phẩm này được kết hợp nhiều yếu tố, vẫn từ chất liệu giấy dó nhuộm vàng, kết hợp với nan quạt bằng tre, mặc dù là truyền thống, nhưng vẫn mang được hơi hướng hiện đại. Về nội dung, chúng tôi không chỉ sử dụng hoa văn sắc phong, mà còn kết hợp những yếu tố điêu khắc, nghệ thuật của đình làng như hình tượng rồng kết hợp với hình tượng tiên mang ý nghĩa con rồng cháu tiên…”, họa sĩ chia sẻ.

"

Ý tưởng, cũng tức là giấc mơ của họa sĩ, là: có thể sử dụng được những yếu tố mĩ thuật của sắc phong gốc (trọng tâm là các hoa văn) vào mĩ thuật đương đại.

Tiêu đề của bài báo có thể chưa đúng với ý tưởng của họa sĩ.

06/08/2023

Nhắc nhở và chấn chỉnh việc làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan điểm của cơ quan quản lí hiện nay, cập nhật đến tháng 8 năm 2023, là: không được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam Tứ Phủ) ở bên ngoài không gian thờ tự.

11/07/2023

Hiện tượng "làm mới sắc phong" hiện nay - ghi nhanh mấy điểm về "sắc phong" Phủ Vân

Hiện tượng "làm mới sắc phong" đang diễn ra ở qui mô toàn quốc. Thuật ngữ "làm mới sắc phong" là do tôi đề xuất trong mấy năm gần đây. Đề xuất chính thức là vào năm 2022, và hiện nhóm chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu chung.

Sắc phong làm mới sắc phong hiện nay tại Việt Nam, là một hiện tượng văn hóa, chúng tôi tiếp cận từ góc nhìn văn hóa. 

Trong nhóm làm việc chung của chúng tôi, có người chuyên về sắc phong và văn bản Hán Nôm, có người chuyên về mảng di sản văn hóa và quản lí văn hóa, có người chuyên về mảng bảo tàng (cơ quan thường phải làm phiên bản cho hiện vật/nguyên vật). 

Làm mới sắc phong, theo phân loại cụ thể của chúng tôi gồm có 8 loại hình (sẽ nói cụ thể ở dịp khác). Làm mới sắc phong ở Phủ Vân Cát (tính từ sau mùa hè năm 2011) là 1 trong 8 loại hình mà chúng tôi đề xuất.

Liên quan đến hiện tượng làm mới sắc phong ở Phủ Vân Cát, hôm nay, ngày 11/7/2023, trước khi cùng học trò đi về xứ Đoài, tôi viết nhanh mấy điểm như dưới đây.

07/02/2023

Minh Thệ năm 2023 : cập nhật và bình luận sau lễ hội

Về hội Minh Thệ ở Hải Phòng, trên Giao Blog, có thể đọc nhanh lại ở đây hay ở đây. Bài viết đầu tiên về Minh Thệ của chủ nhân Giao Blog là năm 2011, bản công bố đầu tiên là trên báo giấy Kinh tế và Đô thị. Bài viết học thuật đầu tiên thì công bố trên tạp chí Văn hóa Dân gian (số 1 năm 2012, xem ở đây).

Một phần kết quả nghiên cứu được báo cáo tại hội thảo quốc tế tại Quảng Châu năm 2012 (có thể đọc nhanh ở đây và ở đây).

Tôi luôn sử dụng là "Minh Thệ" (chữ "Thệ" mang dấu nặng). Nhưng bây giờ, trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lại ghi là "Minh Thề" (chữ "Thề" mang dấu huyền). Xem nhanh ở đây.

07/09/2022

Tin tức học thuật : Hội thảo "Văn hóa quản lý với di sản văn hóa..." (ngày 7/9/2022)

Hội thảo được tổ chức Hội trường tầng 2 - Nhà khách Văn phòng Trung ương Đảng - số 8 đường Chu Văn An, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội, vào buổi sáng ngày 7/9/2022 (Thứ Tư).

Mình vui nhất là được ngồi cạnh và hầu chuyện thầy Nguyễn Hùng Vĩ cả một buổi sáng. Rất lâu rồi mới có cơ hội này. Mình đã gửi thầy (qua zalo) ghi chép của mình về cuộc điều tra chung mà hai thầy trò thực hiện vào đầu năm 1993 tại khu vực Phủ Tây Hồ (đọc lại ở đây - tháng 10/2018).

Cũng thật vui mừng được nhận một loạt sách Phật giáo do nhóm sa môn Thích Pháp Nhẫn tặng, kèm theo là một tâm thư (đã được phép của sa môn, nên Giao Blog sẽ đưa tâm thư đó lên sau).

Gặp gỡ rất nhiều thầy cô, bạn bè, anh chị em. Gặp nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, mình có nhắc lại chuyện chiếc ô bỏ quên ở công viên Nhật Bản (Giao Blog đã đăng ở đây - tháng 9 năm 2016). Gặp đàn anh Nguyễn Hữu Thức (gắn bó với Hà Tây cũ), thì ôn lại chuyện năm 1993 anh tới thăm nhóm mình làm thực tập tại Cống Xuyên (đọc lại ở đây). Vân vân.

21/05/2022

Fake Antiquities (đồ cổ ngụy tạo) nhưng hợp pháp : câu chuyện day dứt của Hi Lạp và thánh địa Athens hiện nay

Copy cổ vật để bán cho du khách từ lâu là một ngành phát triển ở Athens - Hi Lạp. Đó là những "đồ cổ ngụy tạo" nhưng lại hợp pháp !

Có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa phản đối ngành sản xuất "đồ cổ ngụy tạo" nhưng hợp pháp này của Hi Lạp.

26/04/2022

Góc nhìn văn hóa sử : sự thực lịch sử và thực hành văn hóa đương đại, qua sự kiện bà Phi Yến ở Côn Đảo

Một sự kiện khá thú vị, cung cấp cho luận giải văn hóa sử của tôi một ví dụ xác đáng, nhưng lại rất bất ngờ.

Giọt nước làm tràn li là bà Phi Yến bỗng nhiên được xem là một bà phi của vua Gia Long, rồi lễ hội về bà được ghi danh vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia.

17/03/2021

Khi Phật giáo còn chưa tới, người ta suy nghĩ gì về kiếp sau - trường hợp ông cháu nhà Triệu Đà

Chuyện cách nay tới hơn cả 10 năm rồi, lúc ấy là trong xe bảy chỗ đi chung từ Bắc Giang về Hà Nội, anh Phạm Sanh Châu hỏi tôi một câu về lịch sử nhân khi tôi nói chuyện về nhà Triệu, tức ông cháu cha con Triệu Đà - Triệu Trọng Thủy - Triệu Muội/Mạt/Hồ, liên quan tới lần chúng tôi tới Quảng Châu một thời gian trước đó.

Chả là hồi mùa thu năm 2008, chúng tôi có đi Quảng Châu, có cùng nhau xuống thăm mộ hoàng đế Triệu Hồ - vị vua thứ hai của nhà Triệu. Triệu Hồ là cháu ruột của Triệu Đà, lên nối ngôi ông (bố của Triệu Hồ có thể chính là Triệu Trọng Thủy - tức là chàng Trọng Thủy trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy bên ta). Một ít thông tin về chuyến đó, chúng tôi có kể nhanh trên Giao Blog hồi Yahoo (ví dụ xem nhanh lại ở đâyở đây hay ở đây). 

07/11/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : đến với sông Kỳ Cùng và chợ đêm Kỳ Lừa

Đang là thượng tuần của tháng 11 năm 2020. Tiết trời mát mẻ. Chúng tôi lên mạn Bắc, du lãng xứ Lạng.

1. Người ở xứ Lạng bày cho cách nói đùa khi cùng du lãng phố đi bộ Kỳ Lừa mới khai trương hồi tháng 10 năm nay, rằng: Kỳ Lừa thì là "kỳ lừa", mà cũng là "lừa cho đến kỳ cùng mới thôi".

Ban ngày thì tới công sở trong thành phố Lạng Sơn ở bên kia cầu, buổi tối thì về mặc áo chàm phong cách Tày đứng bán những món quà vặt cùng với ông xã ở bên trong cái xe bán hàng di động có mái che nhỏ. Một mặt là cán bộ của tính, một mặt khác thì là thương nhân trong phố chợ đêm Kỳ Lừa.

30/04/2020

Hầu đồng với văn hóa, nghệ thuật (bài Phạm Tứ)

Một bài viết quan trọng của tác giả Phạm Tứ - nguyên Giám đốc Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, và hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam (Giám đốc là học giả Ngô Đức Thịnh).

Từ rất nhiều năm trước, đã hẹn với chú Tứ là sẽ tới chiêm bái (thực ra là nhờ chú mở cửa cho chiêm bái) điện thờ Mẫu ở ngay trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 

Người ta không ngờ là ở ngay Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại có một điện thờ Mẫu. Nhưng không phải là mới có đâu. Đã có lịch sử khá xưa cũ rồi.

18/01/2020

Di sản văn hóa và UNESCO : lên tiếng của đại sứ Phạm Sanh Châu

Cuối năm 2019, một cán bộ cũ của UNESCO đưa đến một đợt thảo luận sôi nổi về di sản văn hóa "các cấp" (thế giới, quốc gia, tỉnh,...). Xem lại ở đây.

Trước đó khoảng 2 năm, vào năm 2017, tổng thống Đồ Nam Trump đã quyết định quay lưng lại với UNESCO, bởi tính chất chính trị hóa trong các hoạt động của UNESCO, theo Đồ Nam Trump là ngày càng rõ rệt. Xem lại ở đây.

Bây giờ thì đọc một lên tiếng từ phía Việt Nam, của đại sứ Phạm Sanh Châu. Về Phạm đại sứ, thì có thể đọc lại ở đây.

19/12/2019

Di sản văn hóa và UNESCO

UNESCO từng bị đương kim tổng thống Mĩ - Đồ Nam Trump - cảnh báo, đại khái là không ủng hộ. Rồi tẩy chay luôn. Mà không phải đến bác Đồ Nam, mà ngay hồi thập niên 1980 thì Mĩ từng đã rút ra khỏi UNESCO một lần rồi. Lần tẩy chay thứ nhất vì lí do UNESCO tiêu xài hoang phí vô tội vạ. Lần thứ hai là vì UNESCO tỏ rõ lập trường chính trị chống đồng minh của Mĩ ở Trung Đông. Xem lại ở đây (tháng 10 năm 2017).

Cập nhật tình hình của năm 2019 trước.

13/12/2019

Then được UNESCO ghi danh (chung của người Tày, Nùng, Thái)

Hôm qua, Thứ Năm ngày 12/12/2019, vừa nói về hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt ở vùng các tộc người Tày Nùng. Cũng đã nói rõ về Làm ma khô ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

Mo - Then - Tào - Pựt là những người thực hành tín ngưỡng ở vùng miền núi phía Bắc, thầy ở cả người Tày, người Nùng, người Thái. Có thể gọi là "thầy Mo", "thầy Then", "thầy Tào", "thầy Pựt", hệt như người Kinh gọi là "thầy cúng" hay "thầy chùa".

Một mảng chuyên sâu của mình là về thầy Tào (cả ở người Nùng, cả ở người Dao). Tào chính là Đạo, tức Đạo sĩ --- từ 20 năm trước, đã tạm gọi họ là "Đạo sĩ dân gian". Tào là nhân vật biết chữ Hán, nên được coi là đứng đầu hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt. Ba nhân vật còn lại (Then, Mo, Pựt) muốn đi hành nghề cúng bái thì phải nhận sắc phong từ thầy Tào. Họ xem Tào là thầy, tự nhận mình là đệ tử của Tào.

Then thì được xem là văn nghệ. Cập nhật thông tin mới nhất về Then, của tháng 12 năm 2019.

14/05/2019

Lăng mộ vua Nhân Đức (tk 4) sắp được công nhận DSVHTG

Cách gọi chính thức của hoàng gia Nhật Bản là Nhân Đức Thiên Hoàng. Ông tại vị trong thế kỉ thứ IV. Bây giờ, năm 2019, từ 1/5 trở đi là thuộc vào thời kì Lệnh Hòa Thiên Hoàng.

Lăng mộ của ông được giới khảo cổ xem là một trong ba lăng mộ vua chúa lớn nhất thế giới (gồm kim tự tháp Giza, lăng Tần Thủy Hoàng, lăng Nhân Đức Thiên Hoàng).

Do có quan tâm, nên lần trước, khi ngụ ở Osaka trong một thời gian, tôi đã đi thành phố Sakai và ngó nghiêng một chút ít. Sakai là một thành phố trực thuộc phủ Osaka. Hiện nay, nghe nói đã có nhiều người Việt đang cư trú ở đó.

Hồi ở Osaka, chúng tôi ở rất gần với nhà đẻ của nhà văn Kawabata (đã viết nhanh ở đây).

Bây giờ, phía UNESCO đang chuẩn bị đưa lăng mộ của vua Nhân Đức vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.