Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn dân-tộc-học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dân-tộc-học. Hiển thị tất cả bài đăng

20/02/2024

Chuyện cũ đọc tiếp (từ 2012) : thương nhân Hội An cưng chiều ông Thần Tài "mê gái"

Chuyện đã lên mặt báo chính thức từ năm 2012 (đã lưu ở đâu đó trên blog cũ thuộc hệ thống Yahoo).

Dân gian là vậy, Thần Tài, rồi Thần Mày Trằng, là vậy mà. Hoàn toàn bình thường. Sẽ dẫn văn liệu từ dân tộc học sau.

Bây giờ, riêng Hội An, bổ sung thêm một video mới thấy trên mạng xã hội vào tháng 2 năm 2024.

06/02/2024

Học giả Suenari Michio với "điểm nhìn Đông Á" thường trực và quán triệt - Mở đầu

Một chủ đề quan trọng, mà tôi dự tính viết dài dài về thầy Suenari Michio (1938-2024). Sẽ vừa viết bài học thuật vừa viết những đoạn ngắn mang tính ghi chép trên Giao Blog.

Bài này, viết nhanh nhân nhớ lại một giải thường năm 2022 của học giả trẻ tuổi Kawase Yoshitaka  川瀬 由高 (hiện là giảng viên thuộc Khoa Xã hội học - Đại học Edogawa, ở tỉnh Chiba, Nhật Bản).

Tin về giải thưởng của Kawase đã có từ năm 2022, nhưng tôi do bận mải mà chưa kịp giới thiệu ra xung quanh (chỉ biết mang tính cá nhân mà thôi).

04/02/2024

Cây đại thụ của dân tộc học Đông Á - thầy Suenari Michio 末成道男 của chúng tôi đã đi xa (1938-2024)

"Thầy đã đi xa vào ngày 4 tháng 1 năm 2024, hưởng thọ 85 tuổi".

Đó là tin báo của gia đình thầy ở Tokyo (Nhật Bản) tới các học trò sau tang lễ.

Tang lễ được cử hành trong phạm vi gia đình. Sau tang lễ, gia đình mới báo tin cho chúng tôi. Giao Blog đưa tin chậm lại, sau đúng một tháng ngày thầy rời xa cõi tạm (4/1 - 4/2/2024).

Thầy nguyên là Giáo sư Đại học nữ Thánh Tâm (Tokyo, 1972-1990), Giáo sư Đại học Tokyo (1990-1998), Giáo sư Đại học Toyo (Tokyo, 1998-2004).

Thầy là nhà dân tộc học Đông Á lừng danh (hiện nay, "dân tộc học" được chuyển thành "nhân loại học văn hóa" tại Nhật Bản). Ông làm điều tra điền dã ở tất cả các quốc gia Đông Á: làng xã Nhật Bản, làng xã Okinawa, vùng tộc người thiểu số ở Đài Loan, vùng làng xã ở Hàn Quốc, vùng người Khách Gia ở Mai Huyện (Quảng Đông, Trung Quốc), vùng Nội Mông (Trung Quốc), vùng nông thôn Hương Cảng, vùng làng xã Việt Nam. Sau này, để so sánh với Việt Nam, ông có tới khảo sát nhanh tại Mianma.

25/11/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Lại đến với hòa thượng Hồng Tiệm và những bờ xôi ruộng mật vẫn trải dài

Viết lại về chuỗi sự kiện đã diễn ra gần 20 năm về trước, từ tài liệu do chính mình làm ra bằng chính quá trình sống và ở của mình tại thực địa ! Công việc của các học đồ dân tộc học là vậy. 



Đại khái bờ xôi ruộng mật vẫn trải dài, sau một cuộc giữ đất giữ nguồn nước của các hậu duệ chùa làng, nơi hòa thượng Hồng Tiệm đã nêu gương từ mấy trăm năm trước.

30/09/2023

Câu chuyện văn hóa: Các tộc người thiểu số ở miền núi và việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong các sản phẩm

Mình có tham gia một tọa đàm gần đây về chủ đề này. Có nhiều điểm trình bày của hai diễn giả đồng hành rất thú vị, mình xem như là các thu hoạch từ tọa đàm.

Dưới là các tin tức liên quan (vừa nhận từ Tạp chí Công thương).

16/09/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Nhớ một tháng 9 đi hành hương ở Tứ Quốc (Nhật Bản) hơn 20 năm trước

Bây giờ, tháng 9 ở Hà Nội, qua cập nhật Fb, mà theo dõi không thường xuyên một cuôc hành hương về Tứ Quốc (miền Trung nước Nhật) của một người Việt Nam. Đó là một đàn em cùng thuộc VASS (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), là em Nguyễn Sử. Sử đang là nghiên cứu sinh ở Đại học Waseda và dành kì nghỉ hè 2023 để đi hành hương.

Bây giờ điều kiện IT thật tuyệt vời, chúng ta có thể "vừa đi đường vừa kể chuyện" tự do tự tại trên Fb được. Bởi vậy, hôm nay có thể thấy Nguyễn Sử đang ở ngôi chùa nào, mai thì biết em ấy đang tay bị tay gậy đến quãng đường nào,... tất cả đều có thể trực tuyến toàn cầu.

1. Hành hương ở Tứ Quốc là một chặng đường rất dài, nếu tính toàn bộ, lên tới cả ngàn cây số, mà có 88 điểm chính (không kể các điểm phụ), là 88 ngôi chùa. Tuyến hành hương qua 88 ngôi chùa này là gắn với nhà sư Không Hải - cũng là Hoằng Pháp đại sư - một danh sư của Nhật Bản, hâu như không có người Nhật nào mà không biết đến ông ! Về như sư Không Hải, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây (tháng 2 năm 2018).

13/09/2023

Ghi nhớ về một buổi học - môn "Văn hóa Dân gian Nhật Bản" bắt đầu được giảng dạy

Có một trùng hợp, đó là trùng vào bối cảnh chung khi hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023). 

Việc trùng hợp vẻ như rất ngẫu nhiên, chúng tôi không để ý đến nữa ! Nhưng nhìn rộng ra, với bối cảnh lớn hơn, thì sẽ thấy là không ngẫu nhiên. Bởi đã có một quá trình chuẩn bị rất lâu dài, về nhân lực, về quan hệ học thuật của học giới hai nước, về bối cảnh quốc tế và khu vực, và về học sinh (cấp độ đại học).

Từ rất nhiều năm trước, tôi đã để ý và viết nhanh về mối quan hệ giữa nhóm trí thức của phong trào Đông Du (lãnh đạo bởi các lãnh tụ Cường Để - Phan Bội Châu) với nhóm Chương Thái Viêm (có nhiều người) của Trung Quốc tại Tokyo hồi đầu thế kỉ 20. Một quan tâm của họ, bên cạnh công việc cách mạng dân tộc, chính là học thuật chung của Đông Á, trong đó có "Văn hóa Dân gian" (Dân tục học). Có thể tính đó là một khởi điểm.

18/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 20 năm, nhìn lại ngôi đền làng Ikisan (tỉnh Fukuoka)

Hơn 20 năm trước, mà chính xác là 21 năm trước (2002-2023), tôi đã sống lâu dài để điều tra điền dã dân tộc học trong học khu Ikisan của thị trấn Nijo - một thị trấn nằm kẹp giữa hai tỉnh Fukuoka và Saga (miền Nam nước Nhật). 

Tên học khu được lấy từ tên của một ngôi làng (mỗi học khu có nhiều làng). Mà làng ấy có tên là "Ikisan". Dĩ nhiên, tên học khu thành "Ikisan".

Ngôi đền của làng nằm ở vùng rừng rậm. Đại khái, cảnh sắc của khu vực ngôi đền năm 2002 là như sau (ảnh của chủ nhân Giao Blog - lúc ấy, vừa tròn 30 tuổi):

27/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Bắc : lên Mường Khương bây giờ thật đơn giản, liền tới bản Tùng Lâu

 


Tôi lên Mường Khương lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1998, tức là khoảng 25 năm trước ! Xuất phát từ Hà Nội bằng xe cơ quan (xe này là hãng Von-ga, tương truyền là xe cũ của cụ cốp nào đó của trung ương thải xuống cho Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Lái xe cơ quan tôi là người tháo vát và thích kĩ thuật, anh đã lắp thêm một cái quạt nhỏ (chắc mua ở chợ Hôm) vào trong xe, để mùa hè thì quạt sẽ quay tạo gió cho đỡ nóng.

Đại khái lên đến Lào Cai thì cái Von-ga đã rất mệt ! Người già lung lay cả hàm răng mà bọn nó bắt đi cả mấy trăm cây, tới hơn nửa là đường miền núi !

Phía đối tác là Sở Văn hóa Lào Cai đã ra ngay "nghị quyết": cái xe cụ già ấy cần phải cất vào ga-ra của Sở, không được lưu thông trên đường đến các huyện trên cao như Mường Khương hay Bắc Hà ! Sở đã giới thiệu cho bên tỉnh đội. Chúng tôi sang đó thuê một cái U-oắt để lên Mường Khương.

25/11/2022

Những người gieo hạt : Torii Ryuzo (1870-1953) - nhà dân tộc học đầu tiên của Nhật Bản

Lớp người tiên phong ở thời Minh Trị.

Lớp người có những cuộc đời ngoại hạng. Torii chỉ học tiểu học chính qui, đang học thì bỏ dở. Rồi ông tự học tất cả chương trình các cấp phổ thông.

Ông là nhà dân tộc học tiên phong, không có bằng đại học, nhưng 16 tuổi đã tham gia thành lập Hội Nhân loại học Nhật Bản. Đến năm 51 tuổi thì lấy học vị Tiến sĩ Văn học.

Ông là người Nhật Bản đầu tiên đi điều tra điền dã ở nước ngoài. Dấu chân ông rải khắp vùng Đông Bắc Á, sang cả châu Âu và Nam Mỹ !

Đại khái vậy.

Bài đầu tiên giới thiệu cẩn thận nhất về sự nghiệp của Torii lại là của chính ông thầy mình - thầy Suenari Michio.

22/05/2022

Văn nghệ Thứ Bảy : Geisha ở quán ăn sẵn sàng phục vụ khách tới bến - viết từ tư liệu điền dã dân tộc học

Gần đây, Giao Blog có điểm tin về Geisha liên quan đến các tiểu thuyết và tự truyện, xem lại ở đây

Dù là tiểu thuyết (bán rất chạy) hay tự truyện (cũng bán chạy không kém), thì đó đều là truyện kể về Geisha ở vùng cố đô Kyoto (quận Gion), gắn với một Geisha nổi danh là Mineko (sinh năm 1949, lúc làm nghề thì có thu nhập tới nửa triệu USD một năm).

Còn Geisha ở vùng chủ nhân Giao Blog đã làm điều tra dài hạn trong các năm đầu thế kỉ XXI thì chỉ là Geisha quê mùa nằm giữa hai tỉnh Fukuoka và Saga, chủ yếu phục vụ anh em thợ mỏ của vùng khai thác than thời Chiêu Hòa mà thôi (về vùng khai thác than ấy, trên Giao Blog có thể xem ở đây hay ở đây).

1. Có khi là một Geisha được chính bố đẻ đem bán đi để cốt có tiền uống rượu. Họ đến khu vực làng xóm ấy từ nơi rất xa, để tựa như mai danh ẩn tích.

Họ đến làm việc trong các quán ăn hay các quán trà ở địa phương vùng mỏ. Các phu mỏ sẽ tới. Các ông chủ mỏ cũng tới. Trong các chủ mỏ nổi danh thời Chiêu Hòa đã đến các quán trà vùng mỏ này có ông Ito-Den-emon, Giao Blog đã đề cập nhanh ở đây (tháng 7 năm 2014).

03/05/2022

Trao đổi thêm về thời điểm ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ (bài Cao Thế Trình)

Bài đã in năm 2020.

Lấy bản word từ trang Thánh địa Việt Nam học.

P/S: Sau khi bài này vừa được đưa lên Giao Blog, thì tôi nhận tin báo từ học trò: thầy Cao Thế Trình đã đột ngột từ trần năm 2020. Khi đó, thầy Trình vẫn rất khỏe, thường tự lái xe đến trường. Thầy ra đi đột ngột khi vẫn còn lịch dạy nhiều môn trong học kì. Cho đến hôm nay (3/5/2022), tôi mới nhận được tin này. Người báo tin là học trò cũ của thầy Trình ở Đại học Đà Lạt.

12/04/2022

Chúng tôi đang du lãng mạn sông Chảy, mải theo bóng hình Piền Hùng (Bàn Vương)

Con đường dẫn vào xã Hồ Thầu của huyện Hoàng Su Phì đang thi công việc mở rộng ra 7m30, nên giữa chừng chắn đường rất "ác liệt". Lúc vào, chúng tôi phải đợi tới 3 tiếng rưỡi mới được đi tiếp. 

Đợi suốt từ 4h chiều, mà đến tận 7h30 tối mới được đi tiếp.

Tranh thủ, chúng tôi vào thăm một nhà cạnh đường (nhà này thuộc xã Tân Lập huyện Bắc Quang). May quá, nhà thuộc nhóm Dao Đỏ, mà cũng là giờ đi làm về, nên hàn huyên lâu lâu. Hàng xóm cũng sang góp vui khi thấy chúng tôi tới. Nhóm này làm lễ cấp sắc (quá tang) khi đã cưới vợ, tức cấp sắc là cho cả vợ và chồng. Một lễ cấp sắc có thể có nhiều cặp vợ chồng cùng làm chung. Không thấy vai trò nổi trội của Bàn Vương ở nhóm này.

04/04/2022

Mùng 3 tháng 3 âm lịch năm 2022 : tảo mộ ở khu vực người Nùng An tại huyện Lục Yên (Yên Bái)

Ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch năm nay, chúng tôi du lãng ở khu vực huyện Lục Yên thuộc tỉnh Yên Bái.

Lịch âm lịch dương năm này trùng ngày. Mùng 3 tháng 3 âm lịch là ngày 3 tháng 4 dương lịch.

Ngày xưa, hồi tuổi 20, chúng tôi đã du lãng Lục Yên, có kết hợp ngó xem tình hình khai thác đá quí rất sôi động. Khi đi xe hàng từ Phố Ràng (tức Bảo Yên) sang, khi bám càng được xe zép của huyện, khi thì lại tự đi bằng xe Mink (hồi đó chưa phải sử dụng mũ bảo hiểm).

19/03/2022

Những vấn đề làng xã truyền thống (ghi chép và phổ biến của Bùi Xuân Đính)

Học giả Bùi Xuân Đính của Viện Dân tộc là một trong những chuyên gia về cơ cấu tổ chức làng xã và văn hóa làng xã.

Gần đây, ông có tham gia làng Facebook Việt và đưa dần những ghi chép của ông về chủ đề trên lên lưới trời.

25/02/2022

Anh Hotta - nhà thực nghiệm ở thị trấn - vừa trở thành Chủ tịch Hội đồng Dân biểu Thành phố

Anh Hotta (đọc là Hột-ta) là trưởng một tiệm đồ điện tử ở thị trấn ngày xưa, nơi mà tôi làm điều tra điền dã dài hạn ở vùng nông thôn Nhật Bản. Đấy là những năm đầu thế kỉ XXI.

Đọc về anh Hotto ở lần ứng cử và trúng cử năm 2018 tại đây. 4 năm đã vèo qua.

14/11/2021

Nhân loại học - Dân tộc học Trung Quốc 100 năm

Sáng nay, học trò gửi tư liệu về học giả Dương Thành Chí (1901-1991) trong liên quan với Việt Nam. Rồi lan man, bàn luận về mối quan hệ của Tôn Trung Sơn với Việt Nam (trên Giao Blog đã nói nhanh hồi năm 2013, xem lại ở đây), mối quan hệ của Lương Khải Siêu với vùng mỏ Mạo Khê ở Quảng Ninh, rồi Phí Hiếu Thông,...

Bây giờ, cho chạy lại triển lãm 100 năm Nhân loại học - Dân tộc học Trung Quốc.