Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-viết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-viết. Hiển thị tất cả bài đăng

18/06/2022

cụ Đắc Lộ ở Hà Nội xưa (một tấm bia cũ)

Lâu nay, cũng khoảng gần 20 năm nay, mình luôn sử dụng tên Việt Nam của cụ, là Đắc Lộ, cho thân thiện.

Nhiều bạn trẻ không biết rằng ở Hà Nội đã từng có một con đường mang tên Đắc Lộ. Có một tấm bia cũ tưởng niệm người có công rất lớn với chữ quốc ngữ này, tại Hà Nội, đại khái như sau.

19/01/2022

"Từ điển Việt - Bồ - La" (1651) ấn bản mới 2022

Cuốn từ điển tiếng Việt danh tiếng gắn với tên tuổi của giáo sĩ Đắc Lộ (1593-1660) đã xuất bản lần đầu năm 1651 tại châu Âu. Chúng ta quen gọi là Từ điển Việt - Bồ - La

Tính ra, đến ngày hôm nay, Từ điển Việt - Bồ - La đã 370 tuổi ! Sang năm sau, năm 2023, thì cụ Đắc Lộ vào tuổi 430 !

Có thể hình dung đại khái như sau, theo mạch tư liệu trên Giao Blog: năm 1593 thì nhà Mạc rời bỏ đồng bằng cùng kinh đô Thăng Long mà thiên di lên vùng Thái Nguyên - Cao Bằng (xem lại ở đâyở đây); năm 1611 thì chiếc chuông đồng cỡ lớn của chùa Viên Minh ở kinh đô Cao Bình của nhà Mạc thời kì Cao Bằng được đúc (xem ở đâyở đây); năm 1627 thì có bức "công thư" của chúa Trịnh Tráng (xem ở đây); năm 1627 xuất phát từ Ma Cao rồi lần đầu tiên Đắc Lộ đặt chân lên đất Đàng Ngoài tại cửa Bạng (xem ở đây); trong những năm cuối thập niên 1620 và đầu thập niên 1630, cũng có lúc Đắc Lộ muốn lên Cao Bằng xem vương quốc của Chúa Khánh (nhà Mạc) nhưng luôn bị Lê Trịnh cản trở mà không toại nguyện (xem ở đây và ở đây); nét chữ viết vào thập niên 1630 tại Ma Cao của cha Đắc Lộ (xem ở đây).

Thế rồi, vào năm 1645, lúc phải rời bỏ An Nam vì bị trục xuất, nghĩ việc vĩnh viễn không bao giờ được quay trở lại nữa mà Đắc Lộ đã rất mực bùi ngùi (xem ở đây); đến đầu thâp niên 1650, lúc đã về châu Âu, cha Đắc Lộ cho xuất bản các ấn phẩm quan trọng về An Nam, trong đó có Từ điển Việt - Bồ - La (xem ở đây).

28/02/2021

"Tối tạo" của người Việt là có truyền thống (trì trệ của tư duy chữ Nôm)

Vẫn phải nói rõ hai điều sau về chữ Nôm, dù tôi đã viết cả hai điều này thành các bài học thuật và cho công bố từ lâu rồi (đọc toàn văn bài học thuật ở đây, đọc thêm ở đây và ở đây), đó là:

- Bản thân tôi rất trân quí chữ Nôm, bởi nhờ nó mà đã ghi được một khối lượng thơ văn không nhỏ của người Việt từ khoảng thế kỉ 12 tới đầu thế kỉ 20. Tức trong khoảng 800 năm. Một công việc đã và đang làm của tôi là đọc chữ Nôm, mà một trong đó là đọc các sáng tác bằng chữ Nôm của nhà thơ sứ giả Nguyễn Tông Quai (1693-1767). Đây là nhà thơ độc đáo, đã viết thơ bằng chữ Nôm trên đường đi sứ Trung Quốc hồi thập niên 1740, có tập thơ danh tiếng Sứ trình tân truyện (câu chuyện mới về dường đi sứ). Trong tập truyện bằng chữ Nôm trường thiên ấy, còn có nhiều bài thơ chữ Nôm rời viết rất điêu luyện - từ lâu được xem là những viên ngọc quí trong gia tài văn chương tiếng mẹ đẻ của người Việt --- ra đời trước Truyện Kiều của Nguyễn Du khá lâu.

- Đồng thời với lòng trân quí đối với chữ Nôm, tôi cũng đã và đang phê phán tư duy sáng tạo chữ Nôm. Cả một ngàn năm mũ áo khoa cử chỉ làm ra được một sản phẩm ghi âm rất phồn tạp là chữ Nôm. Đặt trong bối cảnh là khu vực Đông Á, thì đây là sản phẩm văn tự ghi âm kém nhất. Kém nhất là vì dậm chân tại chỗ, chỉ có một loại chữ ghi âm phiên phiến thế thôi, mà nhắm mắt bằng lòng cả làng cả tổng cả nước với nhau tới những ngàn năm, mà không có sáng tạo bứt phá tạo ra được bảng chữ cái.

12/02/2021

Ghi chép về một "tối tạo" nữa liên quan đến chữ viết Việt Nam và chữ quốc ngữ

Tối tạo này đưa ra phương án chữ viết mới cho Việt Nam. Đại khái, tựa như mang chữ Hàn Quốc để ghi âm tiếng Việt, và kết quả là: chữ dạng khối vuông, không phải La-tinh, trông khá giống chữ Hàn Quốc và được xem là ghi âm được tiếng Việt !

Thế thì, rõ ràng là một bước thụt lùi rồi, nên gọi là tối tạo.

Trước đây, đã có một tác giả đưa phương án chữ viết mới, dạng chữ Nôm kiểu mới. Hồi cuối năm 2019, lúc ở Đà Nẵng, tôi đã liên lạc với tác giả này qua điện thoại và zalo (chưa được gặp trực tiếp cho đến hôm nay).

Cả hai, theo tôi đều là các tối tạo của người Việt về chữ viết ở đầu thế kỉ XXI.

12/10/2020

Thái độ coi khinh chữ quốc ngữ của Aymonier hồi cuối thế kỉ XIX

Ông ấy xem quốc ngữ là thứ vớ vẩn, không thể xây dựng nền học vấn tử tế trên cái gốc quốc ngữ được ! Ông ấy muốn người An Nam phải học tiếng Pháp bồi, và trở thành thuộc địa của Pháp mãi mãi !

Ông ấy Aymonier - một chính khách Pháp khét tiếng ở Đông Dương, cũng là một học giả viết nhiều khảo cứu về Chăm và Việt.

Tên đầy đủ của Aymonier là Etienne Francois Aymonier.

Etienne Francois Aymonier, giám đốc Trường Thuộc địa ở Paris (trường đào tạo nhân viên phục vụ tại các thuộc địa của Pháp), một cựu sĩ quan trong lực lượng viễn chinh Pháp, tốt nghiệp trường Võ bị nổi tiếng Saint Cyr, từng là công sứ pháp tại Nam Kỳ, từng tham gia tiêu diệt phong trào Cần Vượng tại Bình Thuận. Aymonier lấy vợ người Chăm, biết tiếng Chăm, Khmer và tiếng Việt.

Đại khái Aymonier chê chữ quốc ngữ là thứ thô lậu và không đáng quan tâm gì. Tư tưởng này của Aymonier sau còn được người Việt Nam, tiêu biểu là nhân vật Hồ Duy Kiên, cổ vũ nhiệt liệt.

03/04/2020

Vẫn luận bàn về "chữ quốc ngữ" giữa đại dịch Cô Vy : hậu duệ 2020 của cụ Bùi Hiền

Đúng là vẫn đang luận bàn thật. Vì vừa rồi, mình có bàn luận lại về chữ quốc ngữ với một trong những người có công khai sáng lớn nhất ra chữ ấy là cụ Đắc Lộ, trên mặt báo Văn hóa Nghệ An vào cuối tháng 3 năm 2020, đọc ở đây.

Bây giờ, sang đầu tháng 4, thì là có ngay các hậu duệ "khả úy" của cụ Bùi Hiền xuất hiện.

Các hậu duệ của cụ sẽ còn xuất hiện nữa, và càng chứng mình điều mình đã nói rõ từ góc độ học thuật (đọc lại ở đây), rằng: nếu cứ để cho người Việt tự sáng chế văn tự thì chắc không có được quốc ngữ đâu ! Lại tiếp tục quẩn quanh với lối tư duy làng nhàng bạc nhạc của chữ Nôm mà thôi.

Về cụ Bùi Hiền thì đọc trên Giao Blog ở đây hay ở đây. Thi thoảng, trong các năm 2018-2020, mình vẫn thấy cụ Hiền trong vườn hoa hay trong hành lang một bệnh viện ở Hà Nội (những lúc ấy, là mình cũng đang chăm sóc người nhà). Khi tiện sẽ nói rõ thêm sau.

31/03/2020

Vẫn luận bàn về "chữ quốc ngữ" giữa đại dịch Cô Vy bùng phát toàn cầu

Đó là số chuyên đề vừa ra mắt của tạp chí Văn hóa Nghệ An. Hóa ra, là một điềm báo trước cho việc phong tỏa từ 0h ngày 1/4/2020 ! Phong tỏa tuyệt đối trong 14 ngày, thì chỉ nên cố thủ ở trong nhà dạng "stay at home" (đã nói ở đây).

Khoảng ngày 25/3 hay 26/3 gì đó thì tờ Văn hóa Nghệ An đã in ấn xong (ngày phát hành ghi trên bìa là 25/3). Rồi ngày 30/3 thì thấy mục lục được đưa lên trang web. Sang ngày 31/3 thì lệnh phong tỏa tuyệt đối 14 ngày được phát đi. Đại ý là khi cố thủ trong nhà bởi phong tỏa tuyệt đối thì lại cần phải luận bàn những thứ như "chữ quốc ngữ".

Đại khái như ở dưới.

Do được tạp chí huy động, nên mình có góp mặt trong số chuyên đề này.

28/12/2019

100 năm chữ quốc ngữ : chúng tôi đang ở Đà Nẵng

Buổi sáng ấm áp Thứ Bảy ngày 28 tháng 12 năm 2019.

Khi viết những dòng này, chúng tôi đang ngồi trong hội trường tổ chức Hội thảo 100 năm chữ quốc ngữ ở Việt Nam tại Đà Nẵng (cụ thể là hội trường lớn tầng 1 khách sạn Hilton - 50 Bạch Đằng quận Hải Châu tp Đà Nẵng).

25/12/2019

100 năm chữ quốc ngữ : các hội thảo lớn cuối tháng 12 năm 2019

Nhớ lại, thì nhiều chục năm về trước, liên quan đến chữ quốc ngữ và giáo sĩ Đắc Lộ, thì hồi thập niên 1990, một bài khá đanh đá hiếm có của một học giả công giáo vốn rất đỗi điềm đạm là cụ Nguyễn Khắc Xuyên (xem lại ở đây). Tôi đến bây giờ vẫn chưa hết bất ngờ về sự nóng nảy của cụ Xuyên vào năm đó - năm 1993, kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đắc Lộ (1593-1993).

Bây giờ, vào tháng 12 năm 2019, về chủ đề chữ quốc ngữ, có một số hội thảo lớn được tổ chức ở các thành phố lớn trên toàn quốc. Quan sát ở đây là dành cho hội thảo đã diễn ra ngày 21/12 tại Tp. Hồ Chí Minh và hội thảo sẽ diễn ra ngày 28-29/12 sắp tới tại Đà Nẵng.

23/12/2019

Chữ viết dân tộc : anh em người Dao ở Việt Nam đã xúm lại với nhau

Anh chị em người Dao ở Hà Nội (nhóm các anh chị em là người Dao đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội) đã xúm lại với nhau đúng ngày 22 tháng 12 năm 2019. 

Tức là ngày Đông Chí (ngày ngắn nhất trong một năm, và báo hiệu dương khí đang lên dần dân, ngày sẽ dài dần ra chút một chút một --- xem về ngày Đông Chí 2019 ở đây).

19/10/2019

Lại về chữ Nôm và vấn đề văn bản học của sử liệu Đại Việt: ở Mĩ có Brain Wu vừa lên tiếng tiếp

Đầu tiên cần nói rõ là, mình rất coi trọng chữ Nôm, bởi một mảng nghiên cứu của mình thì gắn bó sâu sắc với chữ Nôm. Nhưng song song với đó, thì vẫn đang tiếp tục phê phán chữ Nôm từ góc nhìn về tư duy Việt Nam.

Chữ Nôm và tư duy Việt Nam thì mình đã trình bày tương đối tổng quan ở đây. Về cơ bản, quan điểm của mình, thì chữ Nôm là dạng "người thế nào bó rào thế vậy" hay "của làm sao chiêm bao làm vậy" (cách nói dân dã), phản ánh một sự hời hợt trong tư duy và không dám làm cách mạng toàn diện (về học thuật và tư tưởng) của người Việt trong suốt cả ngàn năm.

23/06/2019

Giới hạn của tri thức và những khoảnh ruộng riêng : Ngô Bảo Châu siêu toán nhưng lơ mơ về sử

Mình đã viết từ mấy năm trước liền hai bài liên quan sâu đến Paul Giran (hiện vẫn là bản thảo), lại có một chương trình dài hơi trong hai năm 2017 - 2018 liên quan đến cụ này (chương trình đã nghiệm thu vào đầu năm 2019, có nhiều người đọc bản thảo đó). Nhưng tất cả vẫn còn đang chỉnh sửa, mấy năm rồi, khi nào xong sẽ cho công bố.

Người Việt Nam mình đã biết đến cụ P. G từ lâu rồi, từ hồi đầu thế kỉ XX. Sách cụ ấy ra là có bài điểm sách ngay từ hồi đó rồi. Có nhiều thảo luận ngay từ hơn cả 100 năm trước rồi. Đã cũ đến mức có thể tính bằng 5 hay 6 đời người !

02/11/2018

Bài mới vừa ra : "Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt nhìn từ văn hóa khu vực: Di sản chữ Nôm trong so sánh đương đại"

Tôi cũng chưa nhận tạp chí. Mới chỉ biết là vừa ra lò.

Đăng trên số 3 năm 2018 của Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển.

Khi nào nhận được bản in chính thức, sẽ bổ sung.

Lẽ ra đã in trong số 2 năm 2018, nhưng do lỗi liên lạc giữa hai bên, nên bị muộn lại (lỗi xảy ra bất ngờ đến khó tin, nhưng đã thành ra một kỉ niệm thú vị và đáng nhớ). 

11/07/2018

con chữ Quốc Ngữ, từ góc nhìn "tay chơi" : văn bản của nhóm Lưu Trọng Văn 2018

Hồi năm 1993, ông Nguyễn Khắc Xuyên một trí thức công giáo thực thụ, vốn rất lịch lãm mà cũng không giữ được bình tĩnh, đã "cáu tiết" khi người ta phán linh tinh về chữ Quốc Ngữ. Xem lại ở đây (bản đưa lên năm 2013). Lời lẽ của ông Xuyên lúc đó, khi tôi dẫn lại thôi (sau 20 năm) mà cũng tự thấy giật mình !

06/02/2018

Tư duy sáng tạo của người Việt: đến cụ Hà Văn Thùy cũng phải thốt lên "sáng tạo hay tối tạo"

Xưa nay, cụ Thùy vốn rất tự tôn người Việt. Cụ xem đó là một tộc người hàng thượng đẳng, hay một giống người tinh hoa, ví dụ xem lại ở đây (đầu năm 2014) hay ở đây

Sang xuân 2018, trong bài khai bút đầu năm, cụ đã làm một bước ngoặt đáng chú ý trong suy tưởng về Việt tộc. Lời thốt lên "sáng tạo hay tối tạo" của cụ dành cho sản phẩm tinh hoa của giống người tinh hoa ấy, là chữ Nôm, hẳn là một sự khác thường đến kì lạ so với trước nay.

24/11/2017

Tư duy sáng tạo văn tự của người Việt : đề án cải tiến "cực chất" của nhà ngôn ngữ Bùi Hiền

Đề án cải tiến chữ quốc ngữ của cụ Bùi Hiền, nói chơi chút, là: nếu cụ Đắc Lộ (tác giả của từ điển Việt - Bồ - La xuất bản tại châu Âu hồi đầu thập niên 1650) mà có được thấy thì chắc cũng sẽ phát hoảng. Rồi Đắc Lộ sẽ lẳng lặng đem đốt luôn cuốn Việt - Bồ - La tiêu tốn mấy chục năm bôn ba cả Đàng Trong và Đàng Ngoài của cụ, lại cộng với mấy năm ròng rã suốt ngày ngồi tự sắp chữ ở bên trời Tây.

Về cơ bản, cách viết quốc ngữ của chúng ta bây giờ, năm 2017, như tôi đang gõ trên màn hình này, là bắt đầu đã được tạo khuôn từ chính tả do nhóm Đắc Lộ đưa ra từ mấy trăm năm trước.

27/09/2017

Người Thái ở Việt Nam đã từng sử dụng chữ Nôm, gọi là Nôm Thái ?

Liên quan đến cuốn sách độc đáo Thanh Hóa quan phong của Vương Duy Trinh, với kiến giải của Catherine Churchman (New Zealand).

Người Chăm cũng có dùng chữ Nôm, tạm gọi là Nôm Chăm. Nên người Thái, cũng có thể, đã từng sử dụng chữ Nôm.

23/08/2017

Cần thanh toán cái lầm lạc của thuyết "Chữ Hán là văn tự ưu việt" (bản dịch Nguyễn Hải Hoành)

Cụ Nguyễn Hải Hoành vẫn miệt mài dịch những bài thú vị từ tiếng Trung ra tiếng Việt. Nể phục sức làm việc của cụ. Lần này là bản dịch một bài phân tích về sự lầm lạc của thuyết "Chữ Hán là văn tự ưu việt" (nguyên bản tiếng Trung đã lên mạng từ 11 năm trước, tức năm 2006).