Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-Hán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữ-Hán. Hiển thị tất cả bài đăng

24/02/2021

Câu chuyện chữ nghĩa : mất 10 năm mới xác nhận xong một cái bìa sách

Phải mất đến khoảng 5 năm mới đính chính được một chỗ đọc sai, mà là đọc sai tiếng mẹ đẻ của mình, tức tiếng Việt. Việc đó đã in đính chính chính thức ở đây (năm 2020). Đã biết từ lâu, nhưng để viết bài thứ hai (có ghi đính chính) và trải qua khâu biên tập, duyệt in, nên mất tới cả mấy năm !

Còn cái bìa sách này, thì mình phải mất 10 năm mới xác nhận xong.

Nghi vấn đã có 10 năm trước, lúc chụp cái ảnh về nó. Đó là cái bìa sách ghi năm là "1923". Mình đặt nghi vấn, tra cứu và tìm kiếm ngay lúc đó, tức năm 2011, và sơ bộ biết rằng cái năm 1923 ấy là không tưởng ! Không có thật cái năm ấy !

Nhưng cũng chưa có cách nào xác nhận được một cách thấu đáo. Nên cũng chưa lên tiếng gì. Mà rút cục xác nhận xong cũng là xong cho nghi vấn của chính mình, không cần lên tiếng làm gì nữa.

25/11/2020

Về tiếng Việt, chữ Việt, người Việt trong tranh luận trên mạng cuối năm 2020

Liếc thấy có tranh luận của nhóm các bác cao niên Nguyễn Hải Hoành, Trần Xuân Hoài và các anh em nhóm trẻ tuổi, ở trên không gian mạng, một ít ngày gần đây.

Mình với tư cách người quan sát, sẽ đưa dần các bài về đây.

Thật ra, với cụ Hoành, mình đã có một ghi chép nhanh hồi tháng 8 năm 2020, ở đây. Bận mải nên còn chưa có dịp quay trở lại với các ghi chép nhanh ấy.

08/10/2020

Học giả Phan Văn Các vừa từ trần (1934-2020)

Vào khoảng đầu thập niên 1990, thầy Phan Văn Các (lúc đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm) có đứng lớp ở Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mấy buổi dạy chúng tôi môn Bách gia chư tử thời Tiên Tần (có các vị Khổng Từ, Lão Tử, Mạnh Tử,...). Giọng ông ấm và đều đều, nội dung giảng thường mực thước và thú vị.

04/05/2020

Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc

Một bản dịch (biên dịch, lược dịch) của cụ Nguyễn Hải Hoành vừa được công bố.

Thật khâm phục sức làm việc của một cao niên như cụ. Tuy nhiên, khi đọc những bản dịch của cụ Nguyễn, thì nên xem lại nguyên bản ở những chỗ cần thiết (có khi cụ nhầm một cách bất ngờ, có khi cụ đưa thêm một chút tư kiến của cụ vào).

03/05/2020

Người Việt thờ cả Khổng Tử, cả Sĩ Nhiếp, và cả Mã Viện đấy chứ

Trong một bài viết về chữ quốc ngữ trên tuần báo Văn Nghệ (Tp. Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Ngọc Quang viết một câu xanh rờn thế này:

"Dù chữ Hán theo chân kẻ xâm lược, nhưng bản chất nó là kết tinh trí tuệ của nhân dân. Nếu được tiếp thu tự nguyện, qua giao thương trao đổi kinh tế – văn hóa thì Sỹ Nhiếp đáng dựng tượng vàng. Nhưng vì… như thế, nên sự đối xử cũng một vừa hai phải. Người Việt thờ Khổng Tử, bậc vạn thế sư biểu nhưng không thờ Sỹ Nhiếp hay Mã Viện."

Ông Quang thử bình tĩnh tra cứu một chút sẽ biết: người Việt thờ Sĩ Nhiếp ở nhiều nơi, còn tôn cụ ấy là Sĩ Vương hay Nam Giao học tổ. Mã Viện cũng được thờ ở rất nhiều làng xã.

Tôi cũng không làm sao hiểu được đoạn ông viết trên. Làm sao mà "chữ Hán theo chân kẻ xâm lược, nhưng bản chất nó là kết tinh trí tuệ của nhân dân". Vậy là thế nào. Rồi đã "xâm lược", thì lại còn "tiếp thu tự nguyện" nữa, là sao ?

01/12/2019

Nói thật : trí thức Việt Nam không đủ sức làm ra văn tự mạnh, cả ngàn năm chỉ loay hoay với chữ Nôm

Lời nói thật, nói rõ, tôi đã viết thành bài học thuật rồi.

Thật sự thì cả một ngàn năm, trí thức Đại Việt đã rất kém, tư duy sáng tạo rất cùn, nên chỉ loay hoay mãi với chữ Nôm. Đọc bài học thuật của tôi ở đây.

Nếu để cho trí thức Đại Việt tự sáng tạo chữ thì không biết hiện nay ta viết bằng văn tự gì ? Cao Xuân Hạo từ lâu đã buồn phiền và băn khoăn với cả chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

Bởi học gạo, học chỉ với mong muốn tối thượng là làm quan, nói rõ là lối học để làm quan, nên cả một ngàn năm mà giới trí thức cứ bùng nhà bùng nhùng với chữ Nôm, không có một nỗ lực mạnh mẽ nào để có sáng tạo vượt chữ Nôm. 

Mới đây, tôi cũng đã viết bài học thuật phê phán lối học để làm quan. Đã phát biểu chính thức vào mùa hè năm nay (ở đây), còn viết ra giấy để đăng tải thì từ nhiều năm trước rồi.

24/05/2019

Chiến cuộc về công nghệ đầu thế kỉ 21 : Mĩ và Trung Quốc, hệ điều hành nào sẽ thắng ?

Đã bắt đầu vào cuộc chiến toàn cầu thực sự. Mĩ và Trung Quốc sẽ tìm cách vượt nhau, để chứng minh OS của mình sẽ thực sự cai trị thế giới.

Cuộc chiến này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước. Thậm chí, đến mỗi người chúng ta. Có thể "ngoa" lên một chút, gọi là cuộc chiến toàn cầu lần thứ 3 (thế chiến 3). Chính cụ Khổng Tử và các vị thánh khác được đạo Cao Đài thờ phụng đã báo trước từ lâu về cuộc chiến toàn cầu lần thứ 3 (đã điểm nhanh tin ở đây, và thêm cả ở đây).

28/04/2019

Khoa học Việt Nam trong lòng nước Pháp thời 1930s - 1940s : các nhà toán học thế hệ Lê Văn Thiêm

Lần trước, chúng ta đã được xem các trang vở ghi chép của học trò Nguyễn Văn Huyên trong thời gian ông du học ở Pháp thập niên 1930s. Ông Huyên đã được học các nhà dân tộc học hàng đầu của nước Pháp và châu Âu ở thời đó. Xem ở đây.

Đó là khoa học xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp.

Bây giờ, thì lướt xem khoa học tự nhiên Việt Nam thời thuộc Pháp. Nhưng ở đây, không có tư liệu gốc như thấy ở Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên, mà tạm thời chỉ là nghe kể.

Tạm thời vậy đã. Mà lại thêm một lần trung gian nữa, là qua một người khác kể, với sự tham gia của một nhà báo.

29/03/2019

Tin học thuật : "Hán Ngữ đại từ điển 汉语大词典" sắp in bản thứ 2, còn bản đầu tiên sắp lên mạng

Hán ngữ đại từ điển 汉语大词典 là một công trình học thuật quan trọng hàng đầu của Trung Quốc.

Bản thứ nhất của đại từ điển này được biên soạn từ năm 1975, với sự tham gia của khoảng 1000 người, đến tận năm 1994 mới hoàn thành, được in thành 12 cuốn. Bộ 12 cuốn này tương đối phổ biến, nhất là thư viện các đại học trên thế giới.

Từ năm 2012, giới học thuật Trung Quốc bắt tay vào biên soạn bản thứ hai với mục đích tu chỉnh và bổ sung bản thứ nhất. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023 với 25 tập. 

Năm 2019, người ta sẽ cho in các tập đầu tiên của bản thứ hai. Đặc biệt, bản thứ nhất sẽ được đưa lên mạng để tiện cho việc tra cứu.

28/08/2018

Việt Nam lần đầu vào 4 đội mạnh nhất châu lục : sức mạnh của vùng văn hóa chữ Hán

Bằng trận cầu lịch sử thắng Syria vào tối hôm qua (27/8), chỉ với tỉ số vừa đủ là 1-0 ở hiệp phụ thứ 2, bóng đá nam Việt Nam lần đầu chính thức xuất hiện ở tuyến đầu châu lục. Chúng ta đã thực sự là trong 4 đội mạnh nhất toàn châu lục.

Hi vọng đội Việt Nam, giống như đội tuyển Pháp, sẽ lên ngôi vô địch trước quốc khánh 1 ngày (như dự đoán ở dưới đây của người hâm mộ). Đúng là trận chung kết Asiad 2018 là vào ngày 1/9, trước quốc khánh Việt Nam đúng 1 ngày.

05/08/2018

Có một "Đông Dương văn khố" đang hình thành ở Đài Loan

Đó là thư viện cá nhân của học giả Hứa ở Đài Loan, thành lập vào năm 2017 sau hơn 20 năm nghiên cứu ở các nơi thuộc vùng văn hóa Đông Á (vùng văn hóa chữ Hán).

Trong đó, có rất nhiều tư liệu nguyên gốc của Việt Nam. Ngay sau Đổi Mới, học giả họ Hứa đã tới Việt Nam, và có những năm tháng "sưu khảo" đáng nhớ.

Đông Dương văn khố là một thư viện tư liệu Đông Á ở Tokyo. Người ta đang kì vọng nhiều về văn khố của học giả Hứa, hướng nó tới Đông Dương văn khố

30/07/2018

Buồn nhỉ, thêm một nghi án đạo văn kì lạ : thư pháp gia Lê Quốc Việt lên tiếng về "Lịch sử thư pháp Việt Nam"

Gần đây, có cuốn Lịch sử thư pháp Việt Nam được xuất bản. Tác giả sách là một nhà nghiên cứu trẻ thuộc viện nghiên cứu lân cận, là Viện Nghiên cứu Tôn giáo, là ông em Nguyễn Sử (tức Nguyễn Hữu Sử). Sách in bởi Nhã Nam, về hình thức thì rất đẹp. 

Bây giờ là lên tiếng về cuốn sách ấy, của một ông bạn là Lê Quốc Việt - một họa sĩ tốt nghiệp Mĩ thuật Yết Kiêu, và đặc biệt là một thư pháp gia Hán Nôm hàng đầu của Việt Nam hiện nay (là đánh giá của riêng Giao Blog).

24/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : nét chữ của đại quan nhà Nguyễn hồi đầu thế kỉ 20

Ở đây, là hai vị Trần Tán Bình và Cao Xuân Dục. Đều liên quan tới Mẫu Liễu. Đều có sự trùng hợp liên quan, ở những thời điểm khác nhau, đến không ngờ.

1. Về Trần Tán Bình (nhân vật Đông Kinh nghĩa thục, và là cha ruột của nhà phóng sự nổi danh Trọng Lang thời 1930-1954 - tên thật là Trần Tán Cửu) thì đã đưa nét bút của ông từ trước rồi. Xem ở đây ở đây.

Đó là năm 1922, tại Hà Nội.

06/02/2018

Tư duy sáng tạo của người Việt: đến cụ Hà Văn Thùy cũng phải thốt lên "sáng tạo hay tối tạo"

Xưa nay, cụ Thùy vốn rất tự tôn người Việt. Cụ xem đó là một tộc người hàng thượng đẳng, hay một giống người tinh hoa, ví dụ xem lại ở đây (đầu năm 2014) hay ở đây

Sang xuân 2018, trong bài khai bút đầu năm, cụ đã làm một bước ngoặt đáng chú ý trong suy tưởng về Việt tộc. Lời thốt lên "sáng tạo hay tối tạo" của cụ dành cho sản phẩm tinh hoa của giống người tinh hoa ấy, là chữ Nôm, hẳn là một sự khác thường đến kì lạ so với trước nay.

07/09/2017

Phạm Thị Hoài hồi ở Viện Sử, và kinh nghiệm học chữ Hán cuối 1980s

Hôm nay, ngày 7/9/2017, có việc, tôi có mặt ở Viện Sử học (đường Hàng Chuối, Hà Nội) trước 2 giờ chiều.

Xong việc thì khoảng 3 rưỡi. 

Bà chị kính yêu kéo và bảo vào phòng chị chút đã. Chị còn cẩn thận nói: phòng cũ của chị. Chúng tôi đi từ tầng ba xuống tầng hai. Mấy khi được gặp gỡ như vậy, nên chuyện giữa các thế hệ nối nhau, hết chuyện nay thì lại sang chuyện xưa.

05/09/2017

Toàn văn cuốn "Sưu thần kí" (của Can Bảo, thế kỉ III-IV)

Sưu thần kí là một tác phẩm hết sức thú vị, được viết bởi văn nhân Can Bảo (người thời Đông Tấn, sinh năm 286 - mất năm 336). Sưu thần kí có ảnh hưởng lớn tới các nước vùng văn hóa chữ Hán (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên), được xem là thủy tổ của loại truyện thần tiên chí quái.

Hồi đầu thập niên 1990, tìm được bản in nguyên bản cuốn này ở Hà Nội là không dễ dàng.

23/08/2017

Cần thanh toán cái lầm lạc của thuyết "Chữ Hán là văn tự ưu việt" (bản dịch Nguyễn Hải Hoành)

Cụ Nguyễn Hải Hoành vẫn miệt mài dịch những bài thú vị từ tiếng Trung ra tiếng Việt. Nể phục sức làm việc của cụ. Lần này là bản dịch một bài phân tích về sự lầm lạc của thuyết "Chữ Hán là văn tự ưu việt" (nguyên bản tiếng Trung đã lên mạng từ 11 năm trước, tức năm 2006).