Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chúa-Trịnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chúa-Trịnh. Hiển thị tất cả bài đăng

10/12/2022

Cập nhật tình hình 2021 - 2022 về miếu Thanh Cẩm ở Hà Thành (đình Trung Yên phố Hàng Bạc)

7 năm trước, vào tháng 5 năm 2015, Giao Blog đã điểm tin về miếu Thanh Cẩm thờ một vị tiến sĩ triều Mạc đã xả thân cứu vua Mạc (xem lại ở đây).

Chuyện được chép vào một bản Việt điện u linh, cũng được chép vào Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án.

05/06/2021

Bùi Văn Tam ở Nam Định : một người đam mê lịch sử và văn hóa dân gian quê hương

Lần gặp mới đây nhất với cụ là vào tháng 4 năm 2021, tại Hà Nội. Ở tuổi vừa 90, cụ vẫn minh mẫn lạ thường, vẫn nói sang sảng, mắt tinh tai thính. Đặc biệt cụ sử dụng zalo thành thạo trên cả điện thoại và máy tính.

22/02/2018

Đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi : xung quanh năm 1600s với vùng đất Phú Yên

Thời điểm xung quanh năm 1600, có nhiều vận động đáng chú ý. Tôi thì quan tâm tới các bước đi của nhà Mạc ở Cao Bằng, mà tiêu biểu là chuông Đà Quận mang niên đại 1611 (đã đi ở đây hay ở đây).

Thế chân vạc rất rõ ở thời điểm đó. Nhà Mạc là chân vạc ở phía Bắc, được gọi là Đàng Trên.

Một chân vạc quan trọng ở phía Nam là giang sơn của họ Nguyễn, được gọi là Đàng Trong. Lúc đó, người Kinh nối nhau đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi.

19/06/2016

Bia thờ một đại thần hậu Lê, đồng thời là sử gia chỉnh sửa "Đại Việt sử kí toàn thư"

Đó là đại thần Phạm Công Trứ (1600-1675), quê ở huyện Đường Hào (Hưng Yên ngày nay).

Vâng lệnh chúa Trịnh, đại thần này đã chỉnh sửa bộ Đại Việt sứ kí toàn thư. Đại khái tư tưởng chủ đạo là tâng công nhà chúa, và ghi kiệm lời về vua Lê, chê trách vua Mạc.

Bia thờ Phạm Công Trứ có niên đại rất đáng chú ý: Vĩnh Thịnh 4, tức năm 1679. Tức là sau khi Phạm Công Trứ mất được 4 năm, thì con cháu lập bia.

Rất tiếc là nội dung bia thì khá nghèo nàn, hầu như không giúp ích được gì nhiều.

28/12/2015

Chữ quốc ngữ và Đắc Lộ (bài Đào Trinh Nhất, năm 1932)

Học giả Đào Trinh Nhất (1900-1951) từng khai thác tài liệu của Đắc Lộ để viết về trận hải chiến của người An Nam với người Hòa Lan thời 1640s. 

Ở thập niên 1930, có thể nói, Đào Trinh Nhất đã đọc Đắc Lộ tương đối kĩ lưỡng.

19/12/2014

An Nam thời 1627, qua một "công thư" của Trịnh Tráng

Về lá thư của Trịnh Tráng gửi cho phía nhà thờ công giáo phương Tây đã được một số nghiên cứu nhắc tới và bàn luận từ lâu (sớm nhất là từ thời Đắc Lộ, rồi là phát hiện lại vào cuối thế kỉ 19, và trước 1975 đã có Võ Long Tê và Đỗ Quang Chính cùng nhiều người khác ở Sài Gòn). 

Văn bản đang được xem là có niên đại 1627, và nhóm nghiên cứu ở Đức thì đặt giả thiết: có thể là văn bản ngoại giao cổ nhất của Viêt Nam mà hiện còn giữ được nguyên vật. Nhưng, thật ra, theo quan điểm của tôi, thì năm 1627 đã khá muộn rồi. Có một số văn thư cổ hơn nữa (tôi đã giới thiệu vắn tắt kèm ảnh chụp trong một bài in năm 2013). Và có hẳn một sê-ri liền mạch cổ hơn năm 1627, nhưng muộn hơn văn thư mà tôi đã đề cập, thì có những nghiên cứu của Lê Dư (trước năm 1945), gần đây là Phạm Hoàng Quân, Phan Thanh Hải,...