Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

12/07/2023

Chúng tôi du lãng xứ Đoài - có chiêm ngưỡng công việc trùng san kinh Phật theo lối cổ

Công việc trùng san kinh Phật theo lối cổ thật kì công: ván khắc là gỗ thị, người khắc chữ phải bỏ cả tháng trời mới được một tấm ván (kích thước chỉ nhỉnh hơn tờ A4 một chút, khắc chữ Hán Nôm ở hai mặt).

16/11/2022

Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản thời kì đại dịch covid-19 qua trình bày của sư cô Thích Tâm Trí

Về sư cô Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản - thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Bây giờ, trước thềm Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kì 2022-2027), hãy nghe các trình bày của sư cô về tình hình Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, đặc biệt là trong tình hình đại dịch covid-19.

05/10/2022

Lễ hội chùa Keo mùa thu 2022 : cập nhật từ Keo Thái Bình và Keo Nam Định

Hội mùa thu là hội lớn của chùa Keo, gồm cả Keo Thái Bình và Keo Nam Định.

Chùa Keo Thái Bình thì là một ngôi chùa cổ mà chủ nhân Giao Blog đã từng có dịp tới thăm, rồi ở lại liền nhiều ngày vào thập niên 1980 (đã kể nhanh một ít kỉ niệm đó ở đây - tháng 8 năm 2016). Hồi đầu năm 2022, một học trò đã hoàn thành và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về nghi lễ Phật giáo ở chùa Keo Thái Bình. Học trò là người làng Keo.

Chùa Keo Nam Định thì chủ nhân Giao Blog cũng đã tới thăm nhiều lần, mà lần ở lại khảo sát kĩ lưỡng lần đầu là vào năm 2009. Cũng thi thoảng ghi chép về làng Hành Thiện và chùa Keo Nam Định, ví dụ ở đây (tháng 1 năm 2017).

25/02/2021

Chuyện cũ về ngôi chùa cổ ở Thái Bình có chuông lớn thời Mạc (nhà sư trụ trì tự thiêu năm 2012)

Đó là ngôi chùa danh tiếng ở Thái Bình, về giá trị lịch sử thì có thể sánh với chùa Keo. Về vị trí địa lí thì ngôi chùa này rất gần với nơi có bộ tượng đá tuyệt tác thời Mạc (đọc ở đây và ở đây), cũng tức là ở gần với ngôi đền thờ Liễu Hạnh công chúa (đọc ở đây). Đều là thuộc huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.

Đến nay, sau rất nhiều dâu bể, may mắn là ngôi chùa ấy vẫn giữ được nhiều cổ vật quan trọng. Từ nhiều năm nay, chúng tôi đặc biệt chú ý đến quả chuông đúc thời Mạc - niên đại là Quảng Hòa 4 (tức năm 1545). Học giả Đinh Khắc Thuân đã giới thiệu và đưa bản dịch từ đầu thập niên 1990 trên tạp chí học thuật rồi, nên không còn xa lạ với học giới.

21/12/2020

Khổ cảnh của người Việt ở Nhật bây giờ : sư cô đã thấy đứt hơi

Đó là nhà sư Thích Tâm Trí ở Nhật Bản, đã giới thiệu trên Giao Blog đợt trước, ở đây (tháng 9 năm 2018) hay ở đây (tháng 3 năm 2019). 

Suốt cả năm 2020, sau nhiều ngày phục vụ với tinh thần tận hiến cho người Việt ở Nhật Bản đang lỡ vận lỡ bước do Covid, nhất là từ sau đợt sóng thứ 3, thì bây giờ, sư cô đã chính thức lên tiếng: mệt quá rồi, đứt hơi mất rồi, đã đến giới hạn cuối cùng rồi ! Cứu với ! Cứu với !

Bây giờ, bản thân sư cô cũng trở thành đối tượng phải cứu.

02/05/2020

Về hệ thống Tứ Pháp (quan điểm của nhóm Bách Việt trùng cửu)

Có nhiều điểm chung trong quan điểm của nhóm này với nghiên cứu của tôi (có thể đọc bài mới xuất bản của tôi về thế giới quan Phật giáo Mật tông, ở đây).

Bách Việt trùng cửu là một nhóm học thuật mở, làm việc cần mẫn, bám sát thực địa và luận giải được tư liệu viết. 

24/09/2019

CHÙA HÓA để chiếm dụng toàn diện : Sun Group và Địa Ngục tự

Mới đây, mình du lãng mấy nơi cao cao ở xung quanh Hà Thành, trong đó có vùng Sơn Tây. Giật mình, sau độ bảy tám năm, thì những quả đồi thoai thoải hoang sơ ấy, giờ biến thành chùa hết. Chùa hóa. Như thành như lũy như pháo đài như đại tửu lâu, hoành tráng, lộng lẫy, ưỡn dài ra khắp nơi với những cái biển như "AB tự", "XY tự", "MN tự". Cũng có nhiều chùa còn đang ngổn ngang xây cất, vật liệu chất đống.

Chùa ôm trọn cả một quả đồi. Phóng xe vòng quanh để xem thế nào, thì cả nửa giờ sau vẫn là các cổng chùa vòng quanh theo. Tựa như toàn bộ những quả đồi "ngon ngon" mạn Tây của Hà Nội đều đang rầm rộ chùa hóa cả ! Không tin, thì chỉ cần chạy xe từ khu Cầu Diễn độ nửa giờ là biết ngay.

Tốc độ chùa hóa mau lẹ gấp nhiều lần, hay nhiều chục lần, so với tốc độ kiến thiết đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Nội.

12/05/2019

Phật đản 2019 thị trấn Ba Sao : Đạo pháp và Dân tộc (tác phẩm sơn mài), rồi chùa Ba Vàng

Hôm nay, ngày 12/5/2019 (nhằm ngày 8 tháng 4 âm lịch), là ngày Phật đản. Các nơi đang tổ chức lễ Phật đản. Ví dụ như ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh, đọc nhanh ở đây), ở chùa Tam Chúc (thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam),...

Tác phẩm hội họa Đạo pháp và dân tộc vừa được công bố.

27/03/2019

Từ mới 2019 : "vong phí" hay "phí vong" ("vong giá" hay "giá vong")

Chúng ta đã có "thu giá". Một từ mới được giới hành chính chính sách và hành chính giao lộ Đại Việt cho đường đột xuất hiện ở tiếng Việt đầu thế kỉ 21, đòi thay cho "thu phí". Sau đó, giới giáo dục đào tạo cũng định đề xuất "học giá", đòi thay cho "học phí".

May mà lương tri đã lên tiếng. Nên "thu giá" và "học giá" đã bị xếp lại. Để cho đám thư lại cất vào ngăn kéo. Thi thoảng từ ngăn kéo sẽ lại rình rập vượt ra bên ngoài.

Bây giờ, sau sự kiện chùa Ba Vàng và sư Thái Minh ở Uông Bí (quan sát ở đâyở đây), chúng ta thấy có sự xuất hiện của từ mới VONG PHÍ.

Lại đi đến PHÍGIÁ. Đám thư lại trên, có khi sẽ muốn chỉnh lại thành VONG GIÁ cho xem.

PHÍ và GIÁ đều là biểu hiện ngắn gọn và rõ ràng cho thời đại kim tiền. Mọi thứ có thể mua bán trao gửi biếu tặng nhau qua môi giới của PHÍ và GIÁ, tức Đồng Tiền.

23/03/2019

chùa Ba Vàng và Phật giáo Đại Việt cập nhật 2019 (tiếp theo)



Nhà sư trụ trì chùa Ba Vàng nhận bằng Tiến sĩ Danh dự từ Đại học Kỷ lục Thế giới

Các tấm bằng Tiến sĩ Danh dự từ các đại học nước ngoài được trao cho người Việt Nam gần đây đáng chú ý là có các vị nhận sau đây: vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng của Đại Nam Lạc Cảnh (xem lại ở đây, năm 2018), ông Trịnh Văn Quyết của FLC (xem lại ở đây, năm 2013), ông Nguyễn Khắc Thuần,... 

Trước thấy ông Quyết ghi danh mình là "Tiến sĩ Trịnh Văn Quyết" (trước tháng 7 năm 2018, trên trang FLC ghi là "TS, Luật sư Trịnh Văn Quyết"). Nhưng bây giờ, vào trang của FLC, thì đã không thấy ông ghi như vậy nữa. Tin về việc ông Quyết nhận học vị Tiến sĩ Danh dự cũng đã được gỡ bỏ khỏi trang.

Bây giờ, chép thêm một trường hợp nữa, là học vị Tiến sĩ Danh dự cho nhà sư trụ trì chùa Ba Vàng - tức Đại đức Thích Trúc Thái Minh (thế danh là Vũ Minh Hiếu). Chép nguyên từ trang của chùa Ba Vàng, vào ngày hôm nay (23/3/2019).

11/01/2019

20/10/2018

Chảy máu cổ vật : câu đối cổ chùa Linh Tiên bị đánh tráo

Tượng và cổ vật trong các chùa chiền và đình - đền - miếu - quán ở các tỉnh phía bắc đang bị nạn trộm hoành hoành thì đã được báo động từ nhiều năm nay (xem ở đây).

Bây giờ là việc thay thế (thay mới, đánh tráo) câu đối cổ ở các di tích. Trường hợp gần đây nhất là chùa Linh Tiên.

15/10/2018

Bỏ mình nơi đất khách quê người : Lưu học sinh tại Nhật Bản liên tiếp tử vong

110 năm trước, cụ Trần Đông Phong đã nằm lại đất Nhật Bản giữa cuộc Đông Du tìm đường cứu nước dưới ngọn cờ của các lãnh tụ Phan Bội Châu - Cường Để (đọc ở đây, hay ở đây).

Khoảng 10 năm nay, tức là sau câu chuyện của cụ Phong khoảng 100 năm, thì lượng lưu học sinh Việt Nam (gồm học sinh, thực tập sinh, nghiên cứu sinh,...) đến Nhật Bản tăng vọt. Có rất nhiều thanh niên đã đột tử vì cuộc sống mưu sinh khắc nghiệt nơi đất khách.

29/08/2018

Sát bến tàu Cường Để rời bỏ nước Nhật ngày trước : giờ sắp có lễ Vu Lan của đạo tràng người Việt

Ít thời gian trước, tôi đã du lãng tới bến tàu mà cụ Cường Để phải rời bỏ nước Nhật khi phong trào Đông Du thất bại. Các cụ Phan Bội Châu và Cường Để bị nhà đương cục Nhật Bản trục xuất.

Khu vực bến tàu ấy, tôi đã kể ở đâyở đây, ở đây (năm 2016). Hồi ấy du lãng tới MoriShimo-ga-seki (hiện là Shimo-no-seki).

Hơn 100 năm trước, khu vực ấy hoàn toàn xa lạ với người Việt.

Nhưng bây giờ, sau hơn 100 năm, người Việt đã tập trung về đó khá đông, để học tập, làm việc và cư trú (một số là cư trú tạm, một số là định cư). Một đạo tràng Phật giáo Việt Nam đã được xây dựng, và sắp tới sẽ có lễ Vu Lan Báo Hiếu được tổ chức.

27/08/2018

mùa Vu Lan với người Việt hải ngoại : tháng 8 và 9 ở Nhật Bản

Hiện nay, ở thời điểm 2010s, đã có khá nhiều ngôi chùa Việt trên đất Nhật Bản. Ví dụ, đợt trước đã giới thiệu về chùa Việt Nam tại tỉnh Kanagawa - bên cạnh thủ đô Tokyo (xem lại ở đây).

Phật giáo Việt Nam đang phát triển trên đất Nhật. Khác hẳn với tình hình các thập niên 1990, 2000. Nhưng cũng chính là kết quả của quá trình chuẩn bị từ thập niên 1990 đến nay.

Đi lướt nhanh một chút về mùa Vu Lan theo phong cách Phật giáo Việt Nam trên đất Nhật năm 2018 (tháng 8 và tháng 9 dương lịch).

29/07/2018

Một ngôi chùa Việt trên đất Nhật : "Chùa Việt Nam" tại tỉnh Kanawaga

Tỉnh Kanagawa nằm bên cạnh thủ đô Tokyo. Ngôi chùa được một nhà sư lưu học Nhật Bản ở lại và kiến thiết vào cuối thập niên 1990.

Hiện tại, trên khắp nước Nhật có khoảng năm sáu ngôi chùa Việt. Nhưng nếu mang tên "Chùa Việt Nam" (tên chùa lấy luôn tên nước) thì là duy nhất, tọa lạc ở tỉnh Kanagawa. Bản thân cái tên cũng cho thấy sự "mở đầu" của chùa Việt trên đất nước Phù Tang.

Thú vị là hoành phi (đại tự), câu đối đều viết bằng chữ quốc ngữ. Không sử dụng chữ Hán.