Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cường-để. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cường-để. Hiển thị tất cả bài đăng

25/01/2024

Cập nhật tình hình mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo - hạ tuần tháng 1 năm 2024

Lần cập nhật gần đây nhất là hồi tháng 7 năm 2023, trên Giao Blog thì xem lại ở đây. Bây giờ là cập nhật tình hình ngày 24/1/2024.

Văn và ảnh của bạn Nguyễn Thanh Bình - một cây viết trên FB. Hiện bạn Bình đang trong kì công tác ngắn hạn tại Nhật Bản. Sáng sớm ngày 24 tháng 1, bạn đã tìm tới công viên nghĩa trang Zoshigaya có mộ phần của chí sĩ Trần Đồng Phong, chắc là bằng tuyến Toden - một tuyến đường sắt loại cổ còn được giữ lại ở Tokyo kết nối khu Đại học Waseda với khu Minowa.

10/11/2022

Di sản của phong trào Đông Du và nước Nhật ngày nay (tạp ghi năm 2019 của Trương Văn Tân)

Cứ vài năm, anh Trương Văn Tân - một cựu lưu học sinh Nhật Bản - lại có một bài tạp ghi về Nhật Bản nhân những chuyến về thăm lại nơi xưa chốn cũ. Tạp ghi của anh vừa ôn lại cái cũ, lại ghi nhanh những cái mới đang thấy trước mắt, nên tích dần những bài của anh sẽ thấy được sự thay đổi của nước Nhật theo thời gian.

Trước nay, Giao Blog vẫn cập nhật lấy các bài tạp ghi mới của Trương Văn Tân, ví dụ ở đây hay ở đây.

17/07/2022

Cập nhật đến 2022 tình hình tấm bia chí sĩ Phan Bội Châu dựng năm 1918 tại Nhật Bản

Sau mấy ngày thất điên bát đảo vì sự cố kĩ thuật IT hi hữu mà mình bỗng bị, hôm nay mới bình tĩnh ngồi ngắm Giao Bác Khách (Giao Blog) chút xíu. Vẫn đang tiếp tục khắc phục. 


Về tấm bia này, trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

08/07/2022

Vĩnh biệt chính trị gia Abe Shinzo (1954-2022) : thủ tướng (nguyên thủ tướng) đầu tiên bị ám sát từ sau năm 1945

Theo thông tin chính thức, nguyên thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã từ trần tại Nara vào ngày hôm nay - Thứ Sáu ngày 8/7/2022. Ông bị ám sát khi đang diễn thuyết ủng hộ tranh cử tại Nara. Hung thủ đã bắn hai phát đạn từ phía sau lưng: một vào cuống họng, một vào lồng ngực. 

Nguyên thủ tướng được đưa vào cấp cựu tại Bệnh viện Nara, nhưng đã không qua được cơn nguy kịch

27/12/2020

Cụ Phan Bội Châu hóa ra cũng đã dự thi hội, nhưng bị hỏng, tức không đỗ tiến sĩ

Trước đây, tôi vẫn đinh ninh là cụ Phan chỉ thi hương, để có tiếng là Cử nhân, rồi theo đó mà vận động cách mạng. Cụ từng nói: sở dĩ chưa đi làm cách mạng ngay, mà phải cố có được cái danh Cử nhân đã, vì cái nước Nam này họ coi trọng danh, không có danh không vận động được.

Không có danh vị như Cử nhân hay Tiến sĩ, nói gì, dân An Nam họ không nghe !

Chỉ nghĩ là cụ dừng ở thi hương, đạt học vị Cử nhân với hạng Giải nguyên (đỗ đầu) trường thi Nghệ An. Năm ấy là năm 1900.

Thế nhưng, bây giờ, mới vỡ lẽ, sau cụ có đi thi hội. Tức là cụ cũng đã nhắm lấy cái học vị Tiến sĩ hồi đó rồi.

Nhưng mà, theo lời bạch của cụ, thì cụ bị trượt. Chỉ đỗ 7/10 phần thôi. Cũng có nghĩa là suýt đỗ ! Cụ đã nhận là: "tuy rằng thi hỏng nhưng có thể viện lệ ra làm quan được".

14/12/2020

Lời cáo lỗi sau 4 năm (do nhầm lẫn khi đọc văn bản tiếng Việt)

Phải sau 4 năm, tôi mới thực hiện xong được việc cáo lỗi vì nhầm lẫn. Mà là nhầm lẫn trong việc đọc tiếng mẹ đẻ của mình - tức văn tiếng Việt.

Tiếng Việt mà đọc không cẩn thận, cũng nhầm như chơi, chứ chưa nói gì tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Nhật,....

Hôm nay, bản in có lời cáo lỗi đã phát hành. Trong một vài ngày tới là bạn đọc có bản in ấy trong tay. Đây là bản ghi chú cho rõ thêm trên Giao Blog.

19/11/2020

Ảnh mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong chụp năm 2010, bởi một người chắt ngoại

Ảnh do bạn Phạm Hồng Long (một người chắt ngoại của chí sĩ Trần Đông Phong) chụp vào ngày 11 tháng 8 năm 2010.

Bạn Long lúc đó đang du học tại Tokyo, có một hôm đã liên lạc với Giao Blog hỏi về địa chỉ mộ phần. Giao Blog đã hướng dẫn cụ thể từ ngày 29/7/2010 (xem lại tư liệu đó ở đâyở đây). 

Sau đó, vào đầu tháng 8 năm 2010, Long đã tới viếng mộ cụ ngoại và chụp ảnh.

09/06/2020

Thông báo về tình hình mộ phần của chí sĩ Trần Đông Phong tại Tokyo

Viết từ ngày 9 tháng 6 năm 2020
(ngày 31/5 năm 1908 tức ngày 2 tháng 5 âm lịch năm Mậu Thân, chí sĩ Trần Đông Phong quyên sinh ở Tokyo)
(ngày 9/6 năm 2013 cũng nhằm ngày  2 tháng 5 âm lịch, học giả Nishimura tử nạn ở Hà Nội)
(ngày 9/6 năm 2020, thống nhất giữa Giao và Hải về việc thông báo tình trạng của mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo)

Bổ sung:  Trần Đông Phong và Nishimura đều mất vào giờ Tị, tức 9 đến 11 h sáng, ngày 2 tháng 5 âm lịch, đều là Chủ Nhật.
(sự trùng hợp ngẫu nhiên của "ngày 2 tháng 5 âm lịch" đã công bố trên báo từ tháng 7 năm 2013)
(bổ sung được Giao và Khoa làm từ tháng 8 năm 2017, bây giờ là công bố lần đầu trên Giao Blog)


Chí sĩ phong trào Đông Du người xứ Nghệ là Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo vào mùa hè năm 1908, hưởng dương 25 tuổi (1884-1908). Nhóm các cụ tiền bối Cường Để - Phan Bội Châu đã tổ chức tang lễ và lập mộ Trần Đông Phong ngay sau đó. Trong nhiều năm nay, câu chuyện về Trần Đông Phong và mộ phần tại Tokyo của ông đã được chính giới, học giới và nhân dân hai nước đặc biệt quan tâm, nhất là từ năm 2013 - tức là từ dịp kỉ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Từ sử liệu chính thức và tư liệu thực địa trong nhiều năm, tôi đã thuật lại một cách tóm tắt quá trình lập mộ và dựng bia mộ năm 1908, cũng như tổng quan về động thái trong mối quan hệ giữa hai quốc gia trải dài hơn một thế kỉ (1908-2016) trong một bài học thuật đã công bố năm 2016, đọc toàn văn ở đây. Đây là bài được phát triển từ một bài ngắn đã công bố năm 2005, toàn văn thì xem ở đây (bản đăng đầu tiên, trên talawas ngày 26/10/2005) hoặc ở đây (bản đăng lại năm 2010 trên Giao Blog của hệ thống Yahoo).

Có một số nhầm lẫn của bài năm 2005 và bài năm 2016, thì đã được cải đính ở bài tham dự hội thảo năm 2017 (hội thảo đó ở đây và ở đây) - hiện chưa có bản in chính thức. Tiêu đề của bài năm 2017 là "Phúc thần của người Việt ở hải ngoại : trường hợp chí sĩ Trần Đông Phong trong phong trào Đông Du và mộ phần hiện còn ở Nhật Bản". Có nghĩa là đến năm 2017, tôi đã chính thức đặt vấn đề chí sĩ Trần Đông Phong là một vị phúc thần của người Việt ở hải ngoại.

Vào đầu tháng 6 năm 2020, tình hình mộ phần của chí sĩ Trần Đông Phong có một điểm đáng chú ý sau đây, đúng hơn là điểm đáng lo ngại, xin trân trọng thông báo đầu tiên trên Giao Blog.

03/07/2019

Trái sung Nhật Bản : từ vườn nhà cụ Cường Để ở Tokyo đến sạp hàng ở Hà Nội

Tiếng Nhật là Ichi-jiku (đọc là i-chi jíc-cự). Đúng như luận giải của cụ bà Ando (người bạn đời của cụ Kỳ Ngoại hầu Cường Để, một lãnh tụ của phong trào Đông Du 1905-1909), thì đọc như vậy mà viết thành 3 chữ Hán vô hoa quả 無花果(có nghĩa suy ra là không hoa quả, hoặc quả không có hoa). 

Đã kể về sung Nhật Bản, tức "vô hoa quả" Nhật Bản, trong liên đới với vườn nhà ở Tokyo của hai cụ Cường Để - Ando, cũng là trong liên đới với vườn nhà cụ Nakaura ở miền Tây Nhật Bản của chúng tôi, đọc lại ở đây (tháng 8 năm 2017).

Bây giờ, năm 2019, một kg sung Nhật ấy bán ở Hà Nội có giá lên tới cả 2 triệu đồng ! Một cái giá quá kì lạ.

11/03/2019

Đại học Việt Nhật (VJU) : nhìn từ 1908 - 1918, đến hiện nay

Hồi năm 1908, du học sinh Việt Nam là Trần Đông Phong đã tự sát tại khuôn viên một ngôi chùa ở Tokyo. Một cái kết bi thảm cho phong trào Đông Du được khởi xướng bởi Phan Bội Châu - Cường Để.

Mộ phần của cụ Phong ở một công viên nghĩa trang tại Tokyo hiện nay là một điểm đến thăm viếng của nhiều người Việt. Chúng tôi đã viết rằng, cụ đang trở thành một vị phúc thần cho người Việt ở Nhật Bản (xem lại ở đây, tháng 8/2017).

Liên quan đến mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo, thì là câu chuyện gần đây vào năm 2018, về gia đình thầy giáo Nguyễn Thiện Nam (cựu lưu học sinh Đại học Ngoại ngữ Tokyo thời cuối thập niên 1990, cựu giảng viên tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo hồi đầu những năm 2000), đọc ở đây.

Năm 2019 (năm học thứ 3 của Đại học Việt Nhật - VJU), con trai thầy Nguyễn Thiện Nam (thanh niên điển trai Nam Anh) có phát biểu về VJU trong video mới đây (Nam Anh đã có hai kỉ niệm đáng ghi nhớ trong thăm viếng mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo):

16/11/2018

Nhà vua Bình Thành sắp tới thăm bia Phan Bội Châu dựng 100 năm trước tại Asaba

Lẽ ra nhà vua Bình Thành và hoàng hậu đã tới thăm tấm bia đó từ hồi tháng 7 năm nay. Tin đã xác nhận ở đây. Nhưng do lần đó có thiên tai lớn, nhiều vùng bị ảnh hưởng, nhà vua phải hoãn kế hoạch đi thăm tỉnh Shizuoka (trong đó, có thị trấn Asaba). Đã báo hoãn ở đây.

Bây giờ, tin tức mới đã xác nhận: nhà vua và hoàng hậu sẽ tới thăm tấm bia đó vào hạ tuần tháng 11. Cụ thể là ngày 27 tháng 11 năm 2018.

02/09/2018

Quốc khánh 2018 : lễ Vu Lan tại ngôi chùa Việt ở cảng Tokyo

Đúng ngày 2/9 năm 2018, lễ Vu Lan được cử hành tại ngôi chùa Việt Nam ở khu cảng Tokyo (Nhật Bản). Còn ở vùng tỉnh Fukuoka (tỉnh thủ phủ của miền Tây Nhật Bản, đã có đường bay thẳng về Việt Nam từ hơn chục năm trước), thì đã điểm tin ở đây.

Khu cảng Tokyo là một vùng khá hấp dẫn với tôi ngày trước, bởi nhiều thứ. Lúc đó, người Việt ở Tokyo còn chưa nhiều, và không thấy ai bảo là đang ở khu cảng. Mùa thu năm 1999, tôi đã bắt đầu du lãng ra đó.

Một mùa hè, tôi lên phòng thầy Daniel - giáo viên hướng dẫn - để hỏi ý kiến ông rằng, tôi muốn chuyển nhà ra khu cảng để ở trong khoảng nửa năm. Ông đưa ra nhiều giải pháp, và kết luận chung lại là: tôi không ra cảng nữa, cứ tiếp tục ở khu vực Odai cho lành ! Ông kí vào giấy để tôi xin nhà trường cho ở lại Odai. Về Odai thì đã kể chút xíu ở đây và ở đây (tháng 11 năm 2013).

29/08/2018

Sát bến tàu Cường Để rời bỏ nước Nhật ngày trước : giờ sắp có lễ Vu Lan của đạo tràng người Việt

Ít thời gian trước, tôi đã du lãng tới bến tàu mà cụ Cường Để phải rời bỏ nước Nhật khi phong trào Đông Du thất bại. Các cụ Phan Bội Châu và Cường Để bị nhà đương cục Nhật Bản trục xuất.

Khu vực bến tàu ấy, tôi đã kể ở đâyở đây, ở đây (năm 2016). Hồi ấy du lãng tới MoriShimo-ga-seki (hiện là Shimo-no-seki).

Hơn 100 năm trước, khu vực ấy hoàn toàn xa lạ với người Việt.

Nhưng bây giờ, sau hơn 100 năm, người Việt đã tập trung về đó khá đông, để học tập, làm việc và cư trú (một số là cư trú tạm, một số là định cư). Một đạo tràng Phật giáo Việt Nam đã được xây dựng, và sắp tới sẽ có lễ Vu Lan Báo Hiếu được tổ chức.

04/07/2018

100 năm bia đá Phan Bội Châu dựng tại thị trấn Asaba (1918-2018) : nhà vua Nhật Bản sắp tới chiêm bái

Tin đã được cơ quan hoàng cung Nhật Bản xác nhận.

Nhà vua Bình Thành sẽ viếng thăm tấm bia đá do cụ Phan Bội Châu dựng tại Nhật Bản năm 1918 để tưởng niệm người bạn là bác sĩ Asaba (đọc về tấm bia ấy ở đây hoặc ở đây). Nhà vua đi cùng hoàng hậu trong một chuyến đi thăm dân chúng thường niên, cũng có thể là chuyến đi cuối cùng trong cương vị thiên hoàng (bởi năm sau thì ngài sẽ thoái vị, đọc ở đây).

Vào tháng 3 năm 2017, nhà vua và hoàng hậu đã đến thăm lều tranh Bến Ngự xưa của Phan Bội Châu tại Huế (xem ở đây) trong khuôn khổ chuyến ngoại giao chính thức tới Việt Nam - cũng là chuyến công cán hải ngoại cuối cùng của ngài.

02/07/2018

Trái bóng và con quạ thần 3 chân : Hãy cùng người Nhật đến những ngôi đền thiêng cầu nguyện cho đội tuyển quốc gia

Biểu tượng của bóng đá Nhật Bản là con quạ thần 3 chân, tiếng Nhật gọi là "Yata-garasu 八咫烏やたがらす". Nhìn vào bộ quần áo đấu của đội tuyển Nhật Bản sẽ thấy hình con quạ thần 3 chân này. Thật ra, phải nói rõ là: con quạ có 3 chân làm lính cho các vị thần.

06/05/2018

Cụ Phan Bội Châu biết viết và đọc chữ quốc ngữ từ khi nào ?

Ở một entry trước (tháng 7 năm 2017), đã đưa hình một trang trong cuốn sách do cụ Phan sống chết xuất bản ở Tokyo cho bằng được trước khi bị nhà đương cục trục xuất khỏi Nhật.

Tiền in sách ấy, theo tự thuật của Phan, là sử dụng vào số tiền giúp đỡ hoàn toàn "không màng báo đáp ngày sau" của bác sĩ Asaba. In mấy ngàn cuốn, nhưng bị Pháp và Nhật câu kết ập đến bắt và đem đốt ở sân Đại sứ quán Pháp tại Tokyo. Cụ Phan may được một số nhân sĩ Nhật tốt bụng báo trước vài phút, mà nhanh tay giấu đi được một ít. Một ít ấy đã về trong nước.

31/03/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Một bài thơ thương Tokyo, viết 60 năm trước, của Mạc Ly Châu

Bài thơ được xuất bản lần đầu năm 1958, đúng 60 năm trước, trên tạp chí Bách Khoa. Lúc đó, Bách Khoa mới chạy được một thời gian, chưa được tiếng tăm là mấy, khác với các thập niên kế tiếp.