Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách-mạng-tháng-Tám. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách-mạng-tháng-Tám. Hiển thị tất cả bài đăng

27/09/2023

Những người bạn Mỹ của Hồ Chí Minh - từ "Hồ Chí Minh truyện"

Trong khuôn khổ nghiên cứu về Hồ Chí Minh truyện (Trần Dân Tiên, Tran Dan Tien), về mối quan hệ Việt - Mỹ mà trung tâm là nhóm SOS với nhóm Hồ Chí Minh ở thời kì đêm trước Cách mạng Tháng Tám - trong Cách mạng Tháng Tám, thì Giao Blog đã đi nhanh ở đây (tháng 10 năm 2013) hay ở đây (tháng 10 năm 2013).

Người Mỹ lúc đó hợp tác hiệu quả với Việt Minh vì cảm phục nhân lực của phía Việt Minh, mà hai nhân vật quan trọng nhất lúc đó là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Có nhiều hành động giúp đỡ Việt Minh của nhóm SOS là từ tình cảm cá nhân với hai người, có khi là không đúng ý với cấp trên của SOS !

Gần đây, chúng ta đã nói rõ về vai trò quan trọng của quan hệ Việt - Mỹ trước và trong Cách mạng Tháng Tám. Thậm chí, ở giờ phút quyết định, không có sự xuất hiện đúng lúc và không chậm trễ của người Mỹ thì người lên đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 chưa chắc đã là Hồ Chí Minh. Thời cơ đúng là ngàn năm có một !

02/09/2023

Cách mạng Tháng Tám và Ủy ban Hành chính thời kì đầu ở xứ Lạng - chuyện về nhà văn Xích Điểu

Kỉ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 năm 2023, báo Lạng Sơn đăng tải bài viết về nhà báo - nhà văn Xích Điểu (1910-2003; có tư liệu ghi sinh năm 1913). Cụ tên thật là Trần Minh Tước, là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Hành chính tỉnh Lạng Sơn (1946-1947).

Cùng thế hệ với Trần Minh Tước, là nhà dân tộc học Lã Văn Lô, cũng tham gia chính quyền cách mạng ở thời điểm Cách mạng Tháng Tám 1945. 

Gần đây, tôi có viết về nhà dân tộc học Lã Văn Lô (1909-1993) - cụ vốn là tri châu Hữu Lũng ở xứ Lạng, đi theo cách mạng, rồi sau này chuyên về dân tộc học. Trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (viết và phát biểu năm 2017; in năm 2020). 

14/03/2023

Cập nhật vấn đề TRAN DAN TIEN : bản dịch vào khảo cứu 2023 của nhóm Nguyễn Hải Hoành

Về vấn đề "Tran Dan Tien", trên Giao Bog, có thể đọc ở đây (tháng 8 năm 2014). Chủ nhân Giao Blog có lẽ là người đầu tiên cho rằng cần phân định rõ "Tran Dan Tien" và "Trần Dân Tiên".

Vào tháng 3 năm 2023, nhóm Nguyễn Hải Hoành vừa đưa thông tin về bản thảo lần thứ 15 của nhóm. Một cố gắng bền bỉ của nhóm. Tuy nhiên, mới chỉ là tiến triển chút xíu thôi. Còn xa xôi lắm !

05/05/2022

Sinh nhật lần thứ 120 của chí sĩ Phan Đăng Lưu (1902-2022) và chuyện nhanh về thanh niên xe ôm cùng quê

Hôm nay, ngày 5 tháng 5, là sinh nhật của cụ Phan Đăng Lưu (trên Giao Blog đã nói nhanh ở đây). Tối ngày hôm qua, các con cháu đã nhắn nhau qua zalo rằng:

"20h10 ngày 4/5/2022, VTV1 phát sóng bộ phim tài liệu "Đồng chí Phan Đăng Lưu- Nhà Cách mạng tiền bối xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam".

Minh đã xem chương trình trên VTV1 vào lúc hơn 8 h tối qua. 

Nhưng hôm nay, muốn ghi nhanh về chuyện người thanh niên cùng quê với cụ Phan Đăng Lưu đang chạy xe ôm ở khu vực các quận Thanh Xuân và Cầu Giấy mà mình mới gặp ngẫu nhiên trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.

1. Đầu tiên, mới biết là cùng huyện Yên Thành. Rồi lúc sau, biết là cùng xã luôn. Tức đầy đủ là xã Hoa Thành huyện Yên Thành. Địa danh khu đó, từ xưa đã có nhiều chữ "Thành", như Tràng Thành, Đông Thành, Hoa Thành,...

26/04/2022

Thanh niên kinh đô Huế thời Cách mạng Tháng Tám 1945 - Tôn Thất Hoàng, Phan Tử Lăng, và nhiều người khác

Về Tôn Thất Hoàng, thì đọc trên Giao Blog ở đây.

Bây giờ, giới thiệu một chút ít tư liệu về Phan Tử Lăng (1913-1993), mà Giao Blog mới nhắc nhanh ở entry về cung Phổ Hóa ở Huế (xem lại ở đây).

Tôn Thất Hoàng có cha ruột là Thượng thư Tôn Thất Quảng dưới triều Bảo Đại (thập niên 1940). Cụ thượng thư là một người kính ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh.

Phan Tử Lăng có cha ruột là Quang lộc tự khanh Phan Tử Phong dưới triều Bảo Đại (thập niên 1940). Cụ Quang lộc tự khanh cũng là một người kình ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh, cùng vợ là Nguyễn Thị Đào đã lập nên cung Phổ Hóa ở Huế.

04/08/2020

Hồi ức năm 1984 về bà nội (1876-1949) ở làng Đông Tác của thầy Nguyễn Hải Đạm

Bản viết này, theo lời giới thiệu thì được thầy Nguyễn Hải Đạm viết tại Thái Bình vào năm 1984.

Có lẽ là được viết tại ngôi nhà ngay cạnh dòng sông của gia đình thầy. Ngôi nhà rợp bóng cây ấy ở gần với Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình (thầy Hải Đạm là giáo viên ngôn ngữ học của trường này trong mấy chục năm; thầy thường đi xe đạp qua lại nhà và trường).

Thầy Hải Đạm hay viết thẳng vào máy chữ và đặt giấy các-bon để được thành mấy bản. Hồi đó, ở Thái Bình, tôi ấn tượng nhất với hai cái máy chữ, một của nhà văn Bút Ngữ, một của thầy Nguyễn Hải Đạm. Khi viết trên giấy thì thầy Hải Đạm hay viết loại chữ bé tí. Tôi có hỏi thì thầy bảo: học cha mình là cụ Nguyễn Hữu Tảo đó, ông cụ viết chữ bé tí !

Ngày trước, tôi chỉ nghe thầy Hải Đạm nói về việc viết hồi kí về cha mẹ và ông bà mình, nhưng chưa được đọc văn bản trực tiếp bao giờ. Sau này, thì người em trai của thầy là chú Nguyễn Chí Công có viết về người cha Nguyễn Hữu Tảo, viết chân thật và thực sự thú vị (đọc ở đây).

Hôm nay, cụ Nguyễn Hải Hoành có đưa lên Fb một văn bản viết của thầy Hải Đạm về bà nội. Cụ Hoành là em trai của thầy Hải Đạm. Thời đầu thập niên 1990, những lúc hẹn gặp ở khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm, thì thầy Hải Đạm hay dẫn tôi tạt qua một cửa hàng sách nho nhỏ của người anh em trong nhà, hình như loáng thoáng có cả cụ Hoành (trong cửa hàng sách ấy có nhiều sách về tử vi, tướng số). 

11/05/2019

Nói lại mà nghe (6) : sự cẩu thả và lười nhác của cán bộ chuyên môn Khu Di tích Bác Hồ

5 năm đã trôi qua. Bởi vậy, học và làm theo phong cách nhà báo C.B, sẽ là ở mục Nói lại mà nghe - đã có từ tháng 5 năm 2015 trên Giao Blog.

Nói lại mà nghe ở đây, là về một bài viết chính thức của Khu Di tích Bác Hồ đăng trên trang chủ của cơ quan này vào năm 2014, luận về bút danh Trần Dân Tiên. Bài viết đó đã được đưa về Giao Blog lưu từ năm ấy, tức là cũng đã 5 năm trước (xem lại ở đây).

Khu Di tích Bác Hồ là tên viết tắt. Còn tên đầy đủ là Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Đây là nơi mà ông Nguyễn Văn Đoàn vốn là thủ trưởng cơ quan - tức Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Theo thông tin của nhà báo Quốc Phong (đã đăng ở đây, tháng 5/2017), ông Đoàn vốn là lính cận vệ của Bác Hồ. Ông Đoàn là phu quân của bà Nguyễn Thị Tình - bà có một thời gian là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.

07/05/2019

Sách của TRAN DAN TIEN (1949) cho chúng ta cái nhìn khách quan hơn về tướng quân Võ Nguyên Giáp

Viết nhanh để tặng bạn N.T.T., như đã nói trong tháng 4 năm 2019.

Hôm nay là ngày 7 tháng 5, một ngày lịch sử trọng yếu của Việt Nam trong thế kỉ XX. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ chiến thắng huy hoàng Điện Biên Phủ. Người Pháp cũng sẽ mãi mãi ghi nhớ về chiến bại cay đắng Điện Biên Phủ.

Một Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng lòa, là hoàn toàn đúng ở thời điểm ngày 7 tháng 5 năm 1954.

30/12/2018

Chuyện về một người con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu

Toàn bộ tư liệu vừa được công bố trên lưới toàn cầu, dịp cuối năm 2018 này. Có một văn bản viết tay có chữ kí của ông Huy Cận, cho biết Xuân Diệu sinh năm 1916 và mất năm 1985. Tức là Xuân Diệu mất năm 70 tuổi (theo cách tính truyền thống).

Đại khái, nội dung các tư liệu chỉ nhắm đến mọi sự thừa kế sau khi Xuân Diệu mất mà thôi. Không có văn bản nào mang tính tư liệu khả dĩ xuất hiện trước năm 1985.  

Đọc Trần Đăng Khoa những lần thăm Xuân Diệu, hình như không thấy bác Khoa nhắc đến sự hiện diện rõ ràng của một người con nuôi nào (sẽ kiểm tra lại sau, bây giờ tạm ghi ở đây là "hình như").

04/12/2018

Nhìn lên Ba Bể : xã Hà Hiệu và hậu duệ của những tướng quân Cờ Đen

Đã tính đi du lãng dài ngày ở vùng Ba Bể từ khá lâu, mà đến nay vẫn chưa thực hiện được (xem lại ở đây, hồi năm 2015).

Một khu vực chúng tôi sẽ qua là xã Hà Hiệu.

Lướt nhanh một ít từ tư liệu của bạn Nông Văn Kim và của cụ Ô Phúc Bình (cụ là bố vợ của nhà thơ Dương Thuấn; năm nay đã 92 tuổi nhưng vẫn chơi Facebook hàng ngày).

02/10/2018

Bài học "bám dân" của cụ Đỗ Mười (đăng lại video 2015)

Hồi tháng 8 năm 2015, đã đi entry "Về Cách mạng Tháng Tám : bài học bám dân mà nguyên TBT Đỗ Mười truyền thụ". Đọc ở đây.

Lúc đó, có băng video cuộc nói chuyện giữa cụ Đỗ Mười 100 tuổi và ông Nguyễn Thiện Nhân 62 tuổi. Băng chính thức và âm thanh thực. Nhưng sau đó, băng video đã không còn trên youtube. Nên hôm nay, 2/10/2018, đăng lại từ bản lưu.

Trong băng, cụ bảo cụ sinh năm 1916, chứ không phải 1917. Cụ cũng nói chuyện gì đó về gia đình (không rõ ý lắm).

15/11/2017

Nhân tiễn cụ bà Trịnh Văn Bô, nhà văn Vũ Thư Hiên vừa tiết lộ về người chấp bút Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945

Người chấp bút Tuyên ngôn Độc lập, bây giờ, mới qua "văn ngôn" (chỉ là lời kể, mà chưa có bằng cớ có thể kiểm chứng được), nhà văn Vũ Thư Hiên cho biết: đó là cụ Trần Huy Liệu.

Thật ra, quan sát kĩ, có thể thấy được bằng chứng đầu tiên. Tôi đã đưa lên blog này từ khá lâu. Có thể xem lại ở đây (tháng 5 năm 2015). Tuy nhiên đó cũng mới là bằng chứng mang tính gián tiếp, chỉ nên tham khảo ở mức thứ cấp. Hơn nữa, cách đọc tư liệu của tôi theo hướng khác.

03/11/2017

Các "đồng chí" (tоварищи) và món "mộc tồn", chuyện hậu trường kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười

Cách mạng Tháng Mười (1917-2017) tròn 100 năm. Thật ra, theo lịch Tây thì là Cách mạng Tháng Mười Một mới đúng (lịch của Nga lúc đó lệch một chút)

Đồng chí Ngô Thế Long ở Viện Thông tin Khoa học Xã hội sẽ kể một chuyện hậu trường về mối quan hệ giữa "đồng chí" (có đồng chí Ivan) và "mộc tồn".

03/09/2017

Một nhân vật của Cách mạng Tháng Tám bị quên lãng : Hoàng Văn Đức (1918-1996)

Bài viết của vị lão thành cách mạng Vũ Đình Hòe (1912-2011) - Bộ trưởng Bộ Tư Pháp đầu tiên của chính phủ liên hiệp.

Cụ Hòe đọc cho người con trai cụ chép ra, rồi nghe con trai đọc lại để sửa từng câu. Người con trai đó là nhà giáo Vũ Thế Khôi (đã có một số entry đề cập đến trên Giao Blog, ví dụ ở đây).

18/08/2017

100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, tin về hội thảo ngày 17/8 tại Hà Nội

Hôm qua, 17/8/2017, ở cùng khuôn viên, cùng thời gian với hội thảo mà chúng tôi tham gia (hội thảo về tín ngưỡng, đã đưa tin ở đây), thì có một hội thảo/tọa đàm quốc tế về 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017) được tổ chức.

Mở đầu hội thảo tín ngưỡng của chúng tôi hôm qua, nhà tổ chức cho biết: lẽ ra hội thảo tín ngưỡng được tổ chức ở hội trường lớn, tức hội trường của hội thảo 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. Vì phải nhường địa điểm, nên hội thảo tín ngưỡng của chúng tôi đã chuyển sang hội trường 1 nhà A2 (tầng 1, nhà A2, khuôn viên số 135 đường Nguyễn Phong Sắc).

20/05/2017

Trần Dân Tiên thực sự là ai ? (bài Song Thành, 19/5/2017)

Bài vừa công bố của cụ Song Thành (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh).

Tôi nghĩ là cụ viết rất gần đây, phản ánh những thông tin mới nhất. Một điểm dễ thấy: cụ theo rất sát những thông tin mới nhất bắt đầu từ mạng lưới trời lồng lộng này.

Cụ Song Thành nhắc đến một cuốn sách, và cho là sớm nhất, vào năm 1932. Tuy vậy, trước đây, chúng tôi đã đưa ra và bàn luận khá sôi nổi trên blog này về thời điểm sớm hơn, từ năm 1930 và 1931, ở đây (trên Giao Blog tháng 8/2013) và ở đây (tháng 8/2013). Mốc thời gian mà chúng tôi đã đưa ra để luận bàn là sớm hơn năm 1932 do cụ Song Thành vừa đề cập.

19/05/2017

Một lần du lãng ở con phố Xtê-phen Tốt-ten-ham (London), nơi mà 100 năm trước Nguyễn Tất Thành đã gửi bưu thiếp cho Phan Châu Trinh

Xtê-phen Tốt-ten-ham là cách phiên âm của tờ báo Nhân Dân dùng trong một bài báo của cụ Hồng Hà năm 1975. 

Bài báo đăng trên số ra ngày 13/5/1975. Lúc đó, cụ Hồng Hà có lẽ đang chỉnh lí tư liệu liên quan đến thời kì Nguyễn Tất Thành ở London. Mà một địa chỉ cụ thể là nhà số 8 trong con phố Xtê-phen Tốt-ten-ham. Đó là nơi ở của Nguyễn Tất Thành từ năm 1913 đến năm 1917.