Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn b-danh-tước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn b-danh-tước. Hiển thị tất cả bài đăng

13/07/2021

Giáo dục sau đại học ở Việt Nam : qui chế mới 2021 và dư luận

Năm 2021, cận cảnh về giáo dục phổ thông, qua đề thi môn Văn tốt nghiệp Trung học Phổ thông thì xem ở đây.

Bây giờ là một cận cảnh nữa, về giáo dục sau đại học.

Mở đầu là qua qui chế mới, vừa ban hành. Xung quanh là các ý kiến.

07/07/2020

Công bố quốc tế và trong nước: điểm tình hình từ giữa năm 2020

Đầu tháng 7, Việt Nam vừa công bố danh mục tạp chí khoa học trong nước để tính điểm (theo tiêu chuẩn của Hội đồng Giáo sư Nhà nước).

Cũng ở cùng thời điểm, là những cảnh báo về các tạp chỉ rớm đăng tải "công bố quốc tế".

25/06/2019

Khi các bạn ấy trở thành "cá mập": shark Tam, tức "cậu Asanzo" làm xiếc với đồ Tàu

Trong các "cá mập" trên truyền hình, thì có Shark Vương, Shark Linh, Shark Phú, và cả Shark Tam. Riêng Shark Vương thì là bạn trường chuyên ngày trước của chúng tôi (đã đi nhanh ở đây, tháng 8 năm 2018, có ảnh bọn tôi hồi năm 1988).

Còn "cá mập" Tam thì là Phạm Văn Tam của Asanzo. "A San" này chính là cách gọi của người Trung Quốc cho người con trai có tên "Tam". Cho nên "A San" chính là "cậu Tam", tức "cậu Phạm Văn Tam".

Giải thích thêm "zo" trong Asanzo nữa, thì sẽ còn ngạc nhiên nữa.

Dưới là một ít tin nhanh và bình luận.

Đại khái A Tam làm ăn rất trúng mấy năm nay:

23/03/2019

Nhà sư trụ trì chùa Ba Vàng nhận bằng Tiến sĩ Danh dự từ Đại học Kỷ lục Thế giới

Các tấm bằng Tiến sĩ Danh dự từ các đại học nước ngoài được trao cho người Việt Nam gần đây đáng chú ý là có các vị nhận sau đây: vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng của Đại Nam Lạc Cảnh (xem lại ở đây, năm 2018), ông Trịnh Văn Quyết của FLC (xem lại ở đây, năm 2013), ông Nguyễn Khắc Thuần,... 

Trước thấy ông Quyết ghi danh mình là "Tiến sĩ Trịnh Văn Quyết" (trước tháng 7 năm 2018, trên trang FLC ghi là "TS, Luật sư Trịnh Văn Quyết"). Nhưng bây giờ, vào trang của FLC, thì đã không thấy ông ghi như vậy nữa. Tin về việc ông Quyết nhận học vị Tiến sĩ Danh dự cũng đã được gỡ bỏ khỏi trang.

Bây giờ, chép thêm một trường hợp nữa, là học vị Tiến sĩ Danh dự cho nhà sư trụ trì chùa Ba Vàng - tức Đại đức Thích Trúc Thái Minh (thế danh là Vũ Minh Hiếu). Chép nguyên từ trang của chùa Ba Vàng, vào ngày hôm nay (23/3/2019).

29/12/2018

Hình như bà Then đã được phong Nghệ Nhân Ưu Tú là người chạy việc

Mới chỉ ngờ ngợ thôi. Cũng thấy thông tin có liên quan ở đây đó.

Người làm Then thường rất được cộng đồng tin cẩn, tức là người có uy tín trong cộng đồng. Làm nhớ đến chuyện con gái của một nghệ sĩ được phong Nghệ sĩ Nhân dân nhiều năm về trước (vì nhà cụ nghệ sĩ này ở cùng khu ngày trước). Cụ nghệ sĩ ấy chuyên đóng vai Bác Hồ. Đã chuyển nhà từ lâu lắm rồi, nên không nghe thêm thông tin gì từ đó.

04/11/2018

Bằng tiến sĩ danh dự : bây giờ là Huỳnh Ngu Công của Đại Nam, sau Trịnh Văn Quyết của FLC

Huỳnh Ngu Công, tức là "Dũng lò vôi" theo cách gọi quen của dân cư mạng. Tôi thì từ lâu gọi ông là "Đại gia Sử thi". Đọc lại ở đây (tháng 7/2017) và ở đây (tháng 11/2014).

Gần đây, phu phụ Huỳnh Ngu Công đã nhận bằng tiến sĩ danh dự từ một đại học nước ngoài. Trước đó, thì là tin tương tự với ông Trịnh Văn Quyết của FLC.

09/08/2018

Vượt qua "Đại Nam văn hiến" của Huỳnh Ngu Công, vua Vũ đang thực hành "đạo cà-phê" để dẫn dắt toàn nhân loại

Huỳnh Ngu Công (tức Huỳnh Uy Dũng, hay Dũng lò vôi) là một doanh nhân, mà từ nhiều năm trước, từ góc nhìn văn hóa sử, tôi đã thấy thú vị. Quan sát anh một cách lặng lẽ, và đôi khi đi vào những chỗ cụ thể ở anh. Ví dụ ở đây hay ở đây. Ở Huỳnh Uy Dũng, nổi bật là mong muốn "Đại Nam văn hiến", với rất nhiều sử thi tràng thiên viết tay. Nhưng chỉ dừng lại ở mức một kho tàng Đại Nam văn hiến như vậy mà thôi.

Còn bây giờ Vũ qua qua, tức vua Vũ với tên đời thường là Đặng Lê Nguyên Vũ (đang quan sát ở đâyở đây) thì đã vượt lên ngưỡng "Đại Nam", mà vươn ra tầm muốn dẫn dắt toàn thế giới bằng "đạo cà-phê". Tức tôn giáo lấy cà-phê làm giáo chủ. Mà cà-phê thì xoay cái, sẽ là hình ảnh của chính ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Có nghĩa là, chúng ta có thể hiểu rằng, đó là đạo cà-phê mà giáo chủ thì không ai khác chính là vua Vũ.

08/04/2018

Danh tước Việt : Những rừng bia tiến sĩ mới mọc

Có một số nhà xuất bản đã và đang xuất bản những rừng bia này. Bia Tiến sĩ Việt Nam. Không cần phải làm bằng đá tự nhiên và kì công khắc chữ cùng hoa văn lên đó, mà là bia dạng sách được các nhà xuất bản xây dựng rồi xuất bản dài kì. Công việc này và các qui trình của nó, sẽ cần đề cập nghiêm túc ở một dịp khác.

06/11/2017

"Rác cao cấp" bủa vây các di tích trên toàn quốc : quan ta đã viết bậy vẽ láo từ lâu rồi

"Rác cao cấp" vây ráp các danh lam thắng cảnh hiện nay, thì chúng ta thấy báo chí, và nhất là mạng xã hội, lên tiếng từ lâu rồi. Ví dụ đã nói ở đây (từ năm 2012).

Nhưng đâu chỉ có quan thời nay, thời mà chúng ta đang sống.

Đâu chỉ nhức nhối với đám quan lại thời nay.

26/10/2017

Học tập, làm theo tấm gương bác Tập : ghi rõ học vị là "Tiến sĩ Tại chức"

Vấn đề "Tiến sĩ Tại chức" và những nan giải từ nó, nguyên nhân làm ra nó, ở Việt Nam trong khoảng 20 năm nay, thì đã được nguyên Viện trưởng Viện Sử học Trần Đức Cường phát biểu nhiều lần. Khi ông phát biểu đó, là với tư cách Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Bản thân tôi đã nghe ông phát biểu trong các cuộc họp lớn vài lần, ngoài ra còn là trao đổi cá nhân. 

Đó là lúc ông đương chức. Chứ không phải đợi sau khi hạ cánh và có được sổ hưu rồi mới phát ngôn như một số cụ khác, ta thường thấy hiện nay.

18/09/2017

Nhóm thái tử, qua thông tin chính thống : trường hợp Nguyễn Xuân Anh ở Đà Nẵng

"Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương, ông Nguyễn Xuân Anh đã sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực; Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô và 2 nhà do doanh nghiệp biếu." (trích nguyên văn, từ tư liệu số 1)

31/08/2016

Thêm một kì nhân của võ thuật Đại Việt : Ngô Xuân Bính với Nhất Nam

Trước nay chúng ta đã biết đến B-võ sư Lương Ngọc Huỳnh của phái Lâm Sơn động.

Bây giờ, ta biết thêm một B-võ sư khác, là Ngô Xuân Bính với Nhất Nam.

Quả thực là hồi mới lên mười, mình có khuôn mấy tập mỏng Nhất Nam căn bản về để mấy anh em tự học, tự tập. Không còn nhớ là những tập sách ấy có phải được võ sư Bính viết hay không (khi tiện sẽ lục tìm lại sách cũ - mà không biết có còn lưu được nữa không).