Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bằng-cấp-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bằng-cấp-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

11/12/2021

Sông Tô Lịch và ao hồ Hà Nội trong vụ án tham nhũng Nguyễn Đức Chung

Tại tòa, ông Nguyễn Đức Chung (nguyên Giám đốc Sở Công an Hà Nội, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội), có nói: "tâm tư đắm đuối với xử lý ô nhiễm vì sông hồ ở Hà Nội hôi thối vô cùng".

Ý ông là: sông hồ Hà Nội đang hôi thối lắm, là do ô nhiễm nặng bao lâu nay; với tư cách người đứng đầu cơ quan hành chính của Hà Nội, bản thân ông ông đã dốc sức dốc tâm cho việc xử lí ô nhiễm, mong sông hồ Hà Nội trở lại thơm tho.

Ông Chung có bằng Tiến sĩ Luật học (xem lại ở đây và ở đây về quang cảnh ông bảo vệ luận án Tiến sĩ khi đương chức lớn), bởi vậy, ông có thể tự tin tự bào chữa cho mình. Gia đình cũng đã huy động tới 5 luật sư bào chữa cho ông.

Đọc kĩ các lời tự bào chữa của ông Chung mà báo chí chính thông đăng tải, thì thấy: tự chúng đã mâu thuẫn với nhau rồi. 

25/09/2021

Những câu chuyện thực tế về học và lấy bằng tiến sĩ ở nước ngoài (từ sau Đổi Mới)

Giao Blog đã sưu tầm những câu chuyện thực tế về việc học tập và lấy bằng tiến sĩ (hay phó tiến sĩ) ở các nước Đông Âu trước đây, mà tiêu biểu nhất là Liên Xô, có thể đọc lại ở đây hay ở đây. Đại khái là trước khi Việt Nam bước vào con đường Đổi Mới (tạm lấy mốc 1990 trở về trước)

Bây giờ, bắt đầu sưu tập những câu chuyện tương tự nhưng là từ sau Đổi Mới (tạm tính từ 1990 đến nay). Học sinh Việt Nam đi học ở khắp nơi, từ Á sang Âu hay Mĩ rồi Phi. Kinh nghiệm được kể qua những câu chuyện thực tế từ nhiều hoàn cảnh khác nhau với những nền giáo dục khác nhau, theo tôi, là hữu ích trên nhiều phương diện. Tôi xem các kinh nghiệm đang được tích lũy này là một tài nguyên chung của người Việt Nam và nên được chia sẻ.

20/07/2020

Nhớ về một người đàn anh, thầy giáo Phạm Ánh Sao (1966-2020)

Người đàn anh ở Khoa Ngữ văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội) ngày trước của chúng tôi. Khi anh đã ra trường và được giữ lại làm giảng viên ở Khoa, thì chúng tôi mới vào trường.

Anh Sao là bạn cùng lớp với anh Nguyễn Kim Sơn (hiện là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội). Khi chúng tôi nhập học thì đã biết anh Sơn có nhà riêng ở gần trường, chỗ Hạ Đình hay Thượng Đình gì đó, một vài lần chúng tôi ghé chơi. Một dạo thấy các anh Sơn anh Sao học tiếng Anh tại nhà - mời một người bạn tới dạy cho.

Hồi ấy, có một dạo anh Sao và anh Thành (công tác tại Khoa Sử) cùng lớp thuê nhà trọ ở đầu làng Triều Khúc. Tôi có đến chơi với các anh mấy lần. Hình như là phòng khá rộng rãi, ở tầng một và có chỗ để xe lợp tấm nhựa màu xanh rất tươm tất, mà là trong một khu tập thể nào đó. Hồi ấy, khí gas ở dưới lòng đất phụt lên chỗ gần cổng ra vào, người ở khu tập thể còn mang kiềng ra và đặt ấm nước hay cái gì đó lên mà đun. Chúng tôi có kéo nhau ra xem quang cảnh ấy.

Hồi ấy, anh Sao và thầy Vĩ đang làm cái gì đó về kiêng cữ hay cấm kị. Hai người truyền tay một tập sách nguyên bản tiếng Trung viết về cấm kị trong văn hóa Trung Quốc. Đã tới hơn cả 20 năm rồi, nên không còn nhớ rõ là cuốn gì.

Mùa hè năm 2020, do bạo bệnh, anh Phạm Ánh Sao đã từ trần ở tuổi 55.

13/04/2020

Trong đại dịch Cô Vy, nên phê phán mạnh mẽ việc chạy đuổi theo ISI và SCOPUS một cách mù quáng hiện nay

Trào lưu chạy đuổi theo hệ thống ISI và SCOPUS một cách mù quáng của học thuật Việt Nam hiện nay, đã có nhiều học giả lên tiếng rồi, nhưng lúc này thì nên gióng chuông lớn cảnh báo nó cũng là một loại virut độc hại không khác gì Cô Vy.

Hình như cũng là một trào lưu tiếp nhận từ học thuật của Trung Quốc (hiện nay, học thuật Trung Quốc cũng đang ra sức chạy đua với ISI và SCOPUS).

Có người đã nói ví von: trào lưu ngáo đá ISI cùng SCOPUS !

05/07/2019

Hiếu học Đại Việt thời 2000s-2010s : những câu chuyện nhỏ mà không nhỏ

"Hiếu học" của Đại Việt đã được đề cập trở đi trở lại trên Giao Blog, ví dụ ở đây (quan điểm của Giao Blog), ở đây (quan điểm Trần Ngọc Thêm) và ở đây (quan điểm Cao Xuân Hạo), vân vân.

Bây giờ thì đi vào những câu chuyện thực tiễn nho nhỏ. Thật ra, toàn chuyện nhỏ nhưng mà không hề nhỏ.

02/07/2019

Du học Đông Âu với tệ đoan thuê viết luận văn PTS và TS (lời kể Cao Xuân Hạo)

Học giả Hoàng Ngọc Hiến thì nổi tiếng với nhiều câu nói trực diện, mà một trong đó là "dắt con bò qua biên giới...". 

Có một bộ phận không hề nhỏ như vậy. Trước đã nghe anh Hiệu Minh tâm sự ở đây, và của Lê Vinh Quốc ở đây.

Bây giờ, ngược về quá khứ một chút, với lời chứng của nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo. Bài cụ đã viết và cho công bố lần đầu trên Xưa và Nay từ năm 2001. In lại nhiều lần sau đó.

Thật ra là bản in đầu tiên năm 2001 là bởi ông Dương Trung Quốc tự ý đưa lên Xưa và Nay. Không hỏi ý kiến tác giả. Cụ Cao Xuân Hạo không hiểu vì sao (cụ thắc mắc là đăng toàn văn, và "không hề hỏi ý kiến tôi"). Các bản trên các báo sau này là in lại hoặc trích in từ Xưa và Nay. Cũng không hề báo hay xin phép tác giả Cao Xuân Hạo.

25/05/2019

Phạt tù giam đối với các phụ huynh chạy trường cho con (chuyện ở Mĩ)

Chạy trường diễn ra ở bất cứ nền giáo dục nào, dưới bất cứ chính thể nào. Nào như Mĩ, như Nhật, như Đức,... của khối tư bản. Nào như Việt Nam, Trung Quốc,... của khối xã hội chủ nghĩa. 

Có nhiều phụ huynh là người nổi tiếng ở Mĩ đã dùng tiền để chạy trường cho con (vào các trường tốt). Các khoản tiền hối lộ được chuyển tới đích bằng nhiều con đường khác nhau.

Các phụ huynh này phải nhận án tù. Có người bị đề nghị tới 20 năm.

Ở Việt Nam, vụ chạy điểm vừa rồi, theo báo chí cho biết, cũng trung bình với giá 1 tỉ đồng/trường hợp. Không kém Mĩ là mấy.

23/03/2019

Nhà sư trụ trì chùa Ba Vàng nhận bằng Tiến sĩ Danh dự từ Đại học Kỷ lục Thế giới

Các tấm bằng Tiến sĩ Danh dự từ các đại học nước ngoài được trao cho người Việt Nam gần đây đáng chú ý là có các vị nhận sau đây: vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng của Đại Nam Lạc Cảnh (xem lại ở đây, năm 2018), ông Trịnh Văn Quyết của FLC (xem lại ở đây, năm 2013), ông Nguyễn Khắc Thuần,... 

Trước thấy ông Quyết ghi danh mình là "Tiến sĩ Trịnh Văn Quyết" (trước tháng 7 năm 2018, trên trang FLC ghi là "TS, Luật sư Trịnh Văn Quyết"). Nhưng bây giờ, vào trang của FLC, thì đã không thấy ông ghi như vậy nữa. Tin về việc ông Quyết nhận học vị Tiến sĩ Danh dự cũng đã được gỡ bỏ khỏi trang.

Bây giờ, chép thêm một trường hợp nữa, là học vị Tiến sĩ Danh dự cho nhà sư trụ trì chùa Ba Vàng - tức Đại đức Thích Trúc Thái Minh (thế danh là Vũ Minh Hiếu). Chép nguyên từ trang của chùa Ba Vàng, vào ngày hôm nay (23/3/2019).

05/11/2018

Tiêu chuẩn Việt Nam : Bảo vệ tiến sĩ, hành là chính, chất lượng... hên xui (bài Quý Hiên)

Theo đúng qui trình, và đúng Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, thì nhiều người có học vị tiến sĩ từ đại học nước ngoài chắc cũng phải giơ tay hàng. Tiêu chuẩn Việt Nam này đã sản sinh ra các nhà khoa bảng như ông Trương Minh Tuấn (đọc ở đây, 2010) hay ông Nguyễn Đức Chung (đọc ở đây, 2013), ông Trần Quốc Tỏ (đọc ở đây, 2013), ông Dương Chí Dũng, và rất nhiều vị khác đã - đang.

Quang cảnh buổi bảo vệ cuối cùng, ở Đại Việt hiện nay, thì đại khái đã nhắc, ở đây hay ở đây.

Bây giờ là góc nhìn của phía báo chí.

04/11/2018

Bằng tiến sĩ danh dự : bây giờ là Huỳnh Ngu Công của Đại Nam, sau Trịnh Văn Quyết của FLC

Huỳnh Ngu Công, tức là "Dũng lò vôi" theo cách gọi quen của dân cư mạng. Tôi thì từ lâu gọi ông là "Đại gia Sử thi". Đọc lại ở đây (tháng 7/2017) và ở đây (tháng 11/2014).

Gần đây, phu phụ Huỳnh Ngu Công đã nhận bằng tiến sĩ danh dự từ một đại học nước ngoài. Trước đó, thì là tin tương tự với ông Trịnh Văn Quyết của FLC.

18/07/2018

Cập nhật 2018 về "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt" : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi

Các năm 2011 và 2012, sau khi kết thúc một chương trình cấp nhà nước về văn hóa truyền thống Việt Nam, chúng tôi đã cho đăng tải các bài viết "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt". Một kết quả khảo sát trên toàn quốc trong mấy năm 2008 - 2010, và một khảo luận trộn trải nghiệm trong mấy chục năm.

Bây giờ sẽ cập nhật thêm các sự kiện tiêu biểu cho truyền thống Hiếu Học ấy, của năm 2018, đó là:

08/04/2018

Danh tước Việt : Những rừng bia tiến sĩ mới mọc

Có một số nhà xuất bản đã và đang xuất bản những rừng bia này. Bia Tiến sĩ Việt Nam. Không cần phải làm bằng đá tự nhiên và kì công khắc chữ cùng hoa văn lên đó, mà là bia dạng sách được các nhà xuất bản xây dựng rồi xuất bản dài kì. Công việc này và các qui trình của nó, sẽ cần đề cập nghiêm túc ở một dịp khác.

26/03/2018

Sao không đưa qui định phải có bằng MA hay PhD đi cho oai hơn ?

Nghe loang thoáng tưởng đùa. Nhưng hóa thật. 

Đó là việc VFF đòi hỏi phải có bằng đại học, tức là phải có học vị "cử nhân". Bầu Đức, tức ông Đoàn Nguyên Đức của HAGL, cũng giống như bác Bill Gates và cậu chủ của Fb, đúng là chưa có bằng đại học thật.