Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bằng-cấp-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bằng-cấp-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

06/02/2022

Thông tin về buổi bảo vệ luận văn tiến sĩ của Giáo sư Shumumira (từ 10 h ngày 7/2/2022)

Buổi bảo vệ, là tiếng Việt, tôi dùng tạm vậy với phong cách Việt. Trong bối cảnh tiếng Việt bây giờ, sẽ nói là "buổi bảo vệ luận án tiến sĩ".

Còn nguyên tiếng Nhật là buổi trình bày công khai 公聴会 (tiếng Anh là the public defense).

Ở Nhật Bản vẫn thường vậy, tức là có khi đã là Giáo sư danh tiếng rồi thì mới có được thời gian để bảo vệ luận văn tiến sĩ. Ví dụ với cô Yamamoto - nguyên Hội trưởng Hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản, nguyên Giáo sư Đại học Pháp Chính -  cũng mới bảo về gần đây (xem lại ở đây, năm 2017).

Đây là điều hoàn toàn bình thường trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản (khác với Việt Nam hiện nay - thường phải có học vị rồi mới tiến đến học hàm).

1. Lần này là buổi bảo vệ của Giáo sư Sumimura thuộc Đại học Osaka.

Tôi thường gọi là "anh Sumimura" bởi là đàn anh, đặc biệt, anh là phu quân của một người bạn cùng học tiếng Nhật ngày xưa của tôi. Đó là em H. kém tôi một vài tuổi, mà hồi năm 2015 tôi đã viết nhanh một tin về quán An Nam Osaka khi em ấy vừa khai trương tại Osaka (đọc lại ở đây).

20/09/2017

Giáo sư Hiệu trưởng nổi tiếng đã thừa nhận: bỏ một khoản tiền để "mua" bằng Tiến sĩ từ PWU

Liên quan đến một đại học danh tiếng chuyên "buôn" bằng Tiến sĩ là PWU (thuộc nước Mĩ, tạm viết tắt).  

Vào năm 2006, một Giáo sư Hiệu trưởng rất nổi tiếng ở Nhật Bản đã thừa nhận với báo chí là: năm 1994, lúc ở tuổi 51 (vì sinh năm 1943), ông đã bỏ ra 30 vạn Yên để PWU cấp cho một bằng Tiến sĩ.

05/03/2017

Tới một đất nước chuộng bằng cấp hào nhoáng, nhà vua Nhật Bản bỗng thành Tiến sĩ

Rất nhiều báo chí chính thống ở Việt Nam trong mấy ngày qua đã loan tin thất thiệt, tôi đành phải lên tiếng.

Sự thất thiệt này không hẳn chỉ là do lỗi hiểu biết chung, mà có căn cỗi ở chính nền giáo dục và học thuật hiện nay của Việt Nam. Một xã hội mà từ trên xuống dưới, từ quan lại tới dân chúng, từ giới hàn lâm đến giới bình dân, đều chuộng "học giả", chuộng bằng cấp hào nhoáng, một kiểu hào nhoáng có truyền thống thâm căn cố đế, nên thế, bỗng nhiên nhìn nhà vua đất nước Nhật Bản cũng thành ra Tiến sĩ.

21/03/2016

Đại học Việt - Nhật : Hiệu trưởng đầu tiên Furuta Moto

Về đại học này, ở thời điểm tháng 3 năm 2016, đã điểm tin ở đây.

Furuta là một học giả đồng thời là một chính khách có tiếng ở Nhật Bản. 

Về phương diện học giả, ông đặt rất nhiều kì vọng vào Đổi Mới của Việt Nam, là một trong những lí luận gia quan trọng về Đổi Mới ở Nhật Bản (điều này, đã từng được tôi chỉ nhanh ở đây).

Về phương diện chính khách, thì ông từng là nhân vật cỡ bự trong Đảng Cộng sản Nhật Bản.