Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bản-đồ-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bản-đồ-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

24/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy: trở lại bản đồ ở thập niên 1650 gắn với "vương quốc Cao Bằng" và Chúa Khánh

Đại khái, ở các bài viết từ nhiều năm về trước (bài đầu tiên là từ 2009), liên quan đến vương quốc Cao Bằng hay Đàng Trên (ví dụ xem ở đây), hoặc liên quan đến Tứ Vị Thánh Nương (ví dụ xem ở đâyở đây), tôi đã sử dụng hai tấm bản đồ được in vào thập niên 1650 trong các tác phẩm quan trọng của giáo sĩ Đắc Lộ.

Cả hai bản đồ này đã được in vào thập niên 1650 trong các cuốn sách của Đắc Lộ. Nhắc lại cho thêm rõ vậy. Dĩ nhiên, cụ Đắc Lộ không phải là người vẽ ra. Cụ chỉ sử dụng lại các tấm bản đồ có sẵn ở châu Âu vào thời điểm đó, dĩ nhiên đã được chỉnh lí thêm bởi chính các giáo sĩ đã hoạt động ở Việt Nam (đọc thêm ở đây). Đại khái là hai tấm sau.

08/03/2021

Về hai tấm bản đồ Việt Nam trong các sách đã in đầu thập niên 1650 của Đắc Lộ

Có một bài viết rất đáng đọc của học giả Alexei Volkov về hai tấm bản đồ thú vị này, đã đăng tải năm 2018, và vừa được dịch giả Võ Xuân Quế chuyễn ngữ sang tiếng Việt.

Về hai tấm bản đồ này, trước đây, tôi cũng đã sử dụng để nghiên cứu về ngôi đền Cờn (Cần Hải linh từ) ở xứ Nghệ (bài đăng ở đây, các năm 2009-2010), và về ba vương quốc cùng tồn tại ở Việt Nam đầu thế kỉ 17, tức Đàng Trên - Đàng Ngoài - Đàng Trong (bài đã đăng ở đây, năm 2019).

Riêng Đàng Trên, thì đó là vương quốc Cao Bằng của các vua nhà Mạc (đọc nhanh về Đàng Trên trên Giao Blog ở đây hay ở đây).

Bản dịch dưới đây lấy về từ trang nhà của hai học giả Việt Nam hiện đang cư trú ở Phần Lan là Võ Xuân Quế và Bùi Việt Hoa.

Có bản gốc bằng tiếng Anh của Alexei ở đường link đặt cuối bản dịch.

26/05/2015

Trung Quốc vừa trưng bản đồ năm 1947 của phương Tây để khẳng định : Tây Sa thuộc Trung Quốc

Đây là tin mới nhất của báo chí Trung Quốc.

Cụ thể là tấm bản đồ sau (theo dẫn giải của Trung Quốc thì nó nằm bên trong tập bản đồ thế giới năm 1947 là Collier's World Atlas and Gazetteer - do công ty của Mĩ ấn hành, vừa tìm thấy ở Canada):

28/10/2014

Câu chuyện thác Bản Giốc - 5 (bài nhóm Dương Danh Huy)

Tôi chưa hiểu rõ là nhóm tác giả này đưa bản đồ Mĩ ra, để làm gì ? Mà thật ra, nên gọi là bản đồ của Việt Nam Cộng hòa (vốn do quân đội Mĩ vẽ lại bản đồ của Pháp lúc rút chạy khỏi Việt Bắc, chú giải cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt). 

14/09/2013

Sách của Trần Dân Tiên xuất bản năm 1949 ở Trung Quốc đã vô tình quên mất Hoàng Sa và Trường Sa

Bản đồ Việt Nam trong Hồ Chí Minh truyện 
(chụp từ nguyên bản năm 1949 bằng điện thoại di động, và thêm vào lời dịch chú thích vốn bằng chữ Hán ở trên đó)

Liên quan đến hình ảnh minh họa trong sách của Trần Dân Tiên, giữa bản tiếng Trung xuất bản lần đầu năm 1949 tại Trung Quốcbản tiếng Việt in  chính thức lần đầu năm 1955 tại Việt Nam, có hai điểm khác nhau như sau: