Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bùi-xuân-đính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bùi-xuân-đính. Hiển thị tất cả bài đăng

20/05/2023

Câu chuyện sắc phong Đại Việt - thời điểm 2023 : rao bán trên mạng Trung Quốc và xung quanh

Các tháng 3 và 4 năm 2023, dư luận trong nước bùng lên với sự kiện sắc phong nguyên vật (bản gốc, nguyên bản) của Việt Nam được rao bán trên mạng Trung Quốc.

Trước đó khoảng nửa năm, vào tháng 10 năm 2022, nhóm Facebook "Hội mê sắc phong" đã trao trả của làng Tri Chỉ (Hà Nội) 22 đạo sắc phong. Đọc lại sự kiện này ở đây hay ở đây

Đại khái, làng Tri Chỉ hiện thuộc xã Tri Trung huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội. Làng vốn có gần 30 đạo sắc phong, được lưu giữ cẩn mật hàng trăm năm tại đình làng. Đến năm 2006, kẻ trộm đã đột nhập vào đình, lấy đi gần hết số sắc phong (chỉ còn duy nhất 1 đạo thời Nguyễn). Sau 16 năm lưu lạc, có 22 đạo sắc phong được trở về làng vào ngày 30 tháng 10 năm 2022.

Có rất nhiều làng cũng bảo lưu được mấy chục đạo sắc phong, tương tự như Tri Chỉ trước năm 2006, nhưng tiếc thay, vào khoảng các năm 2019-2022 (coi như 3 năm đại dịch) thì đã bị kẻ gian cuỗm toàn bộ ! Sau một đêm, cả mấy chục đạo săc phong đều đã bay ! Rồi bẵng cái, vào đầu năm 2023, có nhiều sắc phong bị mất được rao bán như bán sách vở hay tài liệu trên mạng của Trung Quốc !

Có một con đường rõ ràng như sau: trộm sắc phong ở các đình đền chùa Việt Nam --- lưu lạc sang Trung Quốc --- được rao bán trên mạng Trung Quốc.

19/03/2022

Những vấn đề làng xã truyền thống (ghi chép và phổ biến của Bùi Xuân Đính)

Học giả Bùi Xuân Đính của Viện Dân tộc là một trong những chuyên gia về cơ cấu tổ chức làng xã và văn hóa làng xã.

Gần đây, ông có tham gia làng Facebook Việt và đưa dần những ghi chép của ông về chủ đề trên lên lưới trời.

15/09/2021

Dân tộc chí trên không gian mạng : người Nùng Lòi ở biên giới Cao Bằng - Quảng Tây (bài Bùi Xuân Đính)

Gần đây, trên không gian mạng Việt Nam, xuất hiện nhiều ghi chép dân tộc học (tức dân tộc chí) khá thú vị, của các nhà dân tộc học Việt Nam, ví dụ Bùi Xuân Đính, Nguyễn Văn Chính, Vương Xuân Tình,...

Tôi sẽ cập nhật đưa các dân tộc chí đó về Giao Blog. Mở đầu là một ghi chép vừa đưa lên hôm nay trên Fb của bác Bùi Xuân Đính.

Về những làng người Nùng ở biên giới Việt - Trung này, trên Giao Blog, cũng đã có những ghi chép nhanh của tôi, ví dụ đọc ở đây (tháng 9 năm 2013). Tôi đã trở đi trở lại vùng này nhiều lần.

31/08/2021

Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép 2)

Đang cập nhật các ghi chép từ nhiều nguồn khác nhau. Ghi chép 1 thì ở đây (bắt đầu 30 tháng 7 năm 2021).

Bây là Ghi chép 2.

Hôm nay là ngày cuối cùng của tháng 8. Khả năng kết thúc giãn cách xã hội của Hà Nội sau ngày 6/9 thì vẫn chưa thấy (tính đến hôm nay). 

14/08/2021

Lò vẫn nóng ran giữa đại dịch : cựu tổng đốc Hà Nội chăm lo sân nhà, cán bộ cốt cán "đi xem đất"

Việc thay cây Hà Nội năm 2015, rồi kết quả một phần của "cây báo oán" (theo cách nói của dân gian) là thấy được vào năm 2021 này. Đang cập nhật trên Giao Blog ở đây.

Bây giờ là cập nhật các ca làm nóng lò giữa đại dịch covid-19. 

Ca thứ nhất là việc cơ quan điều tra đã xác định cựu tổng đốc Hà Nội (theo cách nói vui của dân gian) Nguyễn Đức Chung chỉ đạo mua vật tư công qua công ti gia đình để trục lợi mấy chục tỉ đồng. Đây là điển hình cho hiện tượng "lấy của công biến thành của tư" (dĩ công vi tư) thấy ở rất nhiều nơi hiện nay.

Xưa thì là "chí công vô tư", còn nay, thì lại thành ra "dĩ công vi tư". Hồi còn nhỏ, tôi vẫn thấy dòng chữ chí công vô tư viết trang trọng ở các nơi (kho hợp tác xã, ủy ban nhân dân, trường học, bệnh viện,...). Có nhiều chỗ còn đắp chữ nổi, ai đi qua đều thấy rõ. Lâu rồi, thấy vắng bóng.

Để thực hiện dĩ công vi tư, ông Nguyễn Đức Chung đã sử dụng nhiều thủ pháp tinh vi, xảo quyệt. Ví dụ: dùng lệnh miệng (mà lệnh miệng thì trái với văn bản chính thức do chính ông đã phát hành), bố trí để đổ tội cho người khác,...

Ca thứ hai là một cặp cán bộ đi khám điền thổ, tức "đi xem đất", ở giữa đại dịch.

16/08/2014

400 trống đồng, với chủ nhân đích thị là người Lạc Việt (tổng thuật của Bùi Xuân Đính)

Là tọa đàm, nên không thể đòi hỏi gì hơn. Tọa đàm của 3 nước Đông Dương cộng 1 (ở đây là Nhật Bản - nhưng không rõ là ai và cũng không thấy có phát biểu). 

Tựu trung, đến hiện tại, là 400 trống. Các bác không kể một ít của người Lô Lô, như đã nói hôm trước. Mà cái ít này rất đáng nói, nhất là người tổng thuật lại là dân tộc học (không phải khảo cổ). 

Và kiểu gì, thì gì, theo các bác, vẫn phải là trống đồng ấy là do tổ tiên người Việt và Việt Mường làm ra tại chỗ. Thuyết của bác Tạ Đức cũng được nhắc đến một chút.

Mà bên Đại Choang (chưa phải Đại Hán), thì lại đang định ra rằng, "Lạc Việt" không có "Kinh" ở Việt Nam thuộc vào. Thế thì, Lạc Việt ở đâu ra nhỉ. Đối lại thế nào với thuyết của anh chàng hàng xóm đây ? Không phải Biển Đông đâu nhá, đang là chuyện trống đồng. Mà mới chỉ là Đại Choang thôi, chưa ra mặt Đại Hán.

19/07/2014

Người Việt và người Mường - 3 : bài trao đổi ý kiến của Bùi Xuân Đính trên tạp chí Dân tộc học (số 1 & 2 năm 2014)

Có vẻ như dư luận nói chung phần lớn mới chỉ đọc bài của ông Bùi Xuân Đính đăng tải trên website của tạp chí Văn hóa Nghệ An. Mặc dù ông Vương Xuân Tình (đồng thời là Viện trưởng Viện Dân tộc và Tổng Biên tập của tạp chí Dân tộc học) có nhắc, nhưng bài đã đăng trên Dân tộc học của ông Đính, đến thời điểm hiện tại, chưa mấy ai đọc ?

12/07/2014

Người Việt và người Mường : Công trình của nhà nghiên cứu Tạ Đức trong luồng dư luận nước Việt (1)

Đây là entry đầu tiên trong loạt liên quan đến cuốn sách mới ra lò của nhà nghiên cứu Tạ Đức - tôi đã đọc nó, dù rất vội vã, khi đang còn ở dạng bản thảo và chuẩn bị đi vào nhà in. Một cuộc trao đổi, cũng rất chớp nhoáng, trước khi tôi xách ba-lô đi du lãng vào vùng núi Bảo Lạc và Trùng Khánh ở mạn biên giới Việt - Trung, đã diễn ra, qua thư điện tử với tác giả.

Đi loạt này vì vẫn đang rất "khí thế" xung quanh cuốn sách. Một số bạn bè cho biết là họ "đang bò ra đọc" cuốn này.

Nguồn ảnh và xem thêm ở đây

Ngòi nổ cho "khí thế" trên, có lẽ, đầu tiên là những bài như dưới đây của nhà nghiên cứu Bùi Xuân Đính (khoảng một tháng trước). Kết thúc, ông Bùi chốt lại bằng một lời kêu gọi, rất thống thiết, nhưng theo tôi, là hoàn toàn không cần thiết: "Xét thấy mức độ nguy hiểm, tác hại khôn lường của những luận điểm của Tạ Đức trong sách“Nguồn gốc người Việt - người Mường”, tôi đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng có ý kiến chính thức về cuốn sách này".