Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bách-việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bách-việt. Hiển thị tất cả bài đăng

04/06/2022

Trở lại với kinh điển (2) : lần này, chúng tôi thực hiện qua mạng hội đọc sách Nhân loại học Văn hóa

Kinh điển của mỗi ngành học đều đúng là kinh điển ! Phải thường xuyên đọc đi đọc lại kinh điển. 

Nhiều năm trước, chúng tôi với tư cách học sinh sau đại học đã tham gia các buổi đọc sách và bình luận sách kinh điển do Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản tổ chức (về hội này, trên Giao Blog, đọc lại ở đây).

Hồi đó, là những năm đầu của thế kỉ 21, có những kỉ niệm vui vui trong những lần đi tham gia các buổi đọc sách. Trên Giao Blog, đã tạm kể nhanh, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, đã là sang những năm đầu của thập niên thứ ba thế kỉ 21, bẵng một cái, đã tầm 20 năm đi qua ! Học hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản lại tổ chức các sê-ri đọc lại kinh điển. 

Vui nhất là bây giờ, những buổi đọc sách này sẽ thực hiện qua zoom. Có thể ở bất cứ đâu trên thế giới, cũng đều có thể qua mạng mà cùng nhau đọc sách.

06/02/2022

Thông tin về buổi bảo vệ luận văn tiến sĩ của Giáo sư Shumumira (từ 10 h ngày 7/2/2022)

Buổi bảo vệ, là tiếng Việt, tôi dùng tạm vậy với phong cách Việt. Trong bối cảnh tiếng Việt bây giờ, sẽ nói là "buổi bảo vệ luận án tiến sĩ".

Còn nguyên tiếng Nhật là buổi trình bày công khai 公聴会 (tiếng Anh là the public defense).

Ở Nhật Bản vẫn thường vậy, tức là có khi đã là Giáo sư danh tiếng rồi thì mới có được thời gian để bảo vệ luận văn tiến sĩ. Ví dụ với cô Yamamoto - nguyên Hội trưởng Hội Nhân loại học Văn hóa Nhật Bản, nguyên Giáo sư Đại học Pháp Chính -  cũng mới bảo về gần đây (xem lại ở đây, năm 2017).

Đây là điều hoàn toàn bình thường trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản (khác với Việt Nam hiện nay - thường phải có học vị rồi mới tiến đến học hàm).

1. Lần này là buổi bảo vệ của Giáo sư Sumimura thuộc Đại học Osaka.

Tôi thường gọi là "anh Sumimura" bởi là đàn anh, đặc biệt, anh là phu quân của một người bạn cùng học tiếng Nhật ngày xưa của tôi. Đó là em H. kém tôi một vài tuổi, mà hồi năm 2015 tôi đã viết nhanh một tin về quán An Nam Osaka khi em ấy vừa khai trương tại Osaka (đọc lại ở đây).

05/10/2021

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt (bài của nhà vật lí Trần Gia Ninh)

Cũng như học giả Nguyễn Hải Hoành (dòng họ Nguyễn làng Đông Tác - Hà Nội), học giả Trần Gia Ninh có nhiều năm sống và học tập tại Trung Quốc (về thời kì nhân lực của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được gửi đào tạo trên đất Trung Hoa, có thể đọc loạt bài của học giả Nguyễn Chí Công ở đây). Tạm gọi là thời kì học xá trung ương (ở đây chỉ tạm gọi cho tiện dùng).

Có nhiều học giả Việt Nam đã trải qua thời kì học xá trung ương, ví dụ anh em bác Nguyễn Lân Cường (đã nói nhanh ở đây). Một lần tôi hỏi bác Cường đại khái: kiến thức âm nhạc để bác viết được nhạc là học từ đâu ? Bác Cường trả lời đại khái: học trên đất Trung Quốc thời kì học xá trung ương.

25/03/2017

Tạ Đức : 12 luận điểm chính trong một cuốn sách mới về trống đồng Đông Sơn

Có một cuốn sách mới ra của học giả Tạ Đức, về chủ đề trống đồng Đông Sơn.

Bây giờ, bác Tạ đưa tóm tắt về 12 điểm chính của cuốn sách.

Mình còn chưa có sách, nên đưa tạm về đây lưu trước. 

Nhưng đọc nhanh một lượt thì thấy đã khá choáng với các chứng minh của tác giả ! Ví dụ, ở luận điểm 1, tác giả cho Việt Vương làm vua Kẻ Chợ, thì chịu, riêng tôi, không hiểu. Vấn đề lịch sử mà toàn là suy luận thế sao ?

16/07/2016

Tôn vinh văn hóa Lạc Việt : Cụm tranh vách đá Hoa Sơn (Quảng Tây) vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Những bức tranh được vẽ 2000-3000 năm trước, trải dài trên một không gian rộng lớn, dọc theo sông Tả Giang.

Trong tiếng Việt, mình đã bắt đầu viết về tranh vách đá Hoa Sơn (mà tiếng Choang gọi là "Phia Lài" tức "núi đẹp") từ khoảng 20 năm trước. Khoảng bắt đầu từ những năm 1995-1997, lúc vừa mới bắt đầu du lãng vùng Đông Bắc. 

Cuộc đời gắn với Đông Bắc từ đó, mà một sức hút mang tính mê hoặc là tranh vách đá Phia Lài. Làng của mình tên là "Phia Chang". Phia Chang và Phia Lài (viết theo chính tả cũ của phương án Tày Nùng là Phja ChangPhja Lài).

Lang thang cả vùng nhiều năm, thử tìm một cái hang Phia Lài thứ hai bên phía Việt Nam, nhưng đến giờ, chưa thấy ! Mà chỉ thấy ở phía bên kia, tức vùng Tả Giang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

12/12/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Chân Định tứ linh thần

Đọc vui ngày Thứ Bảy.

Lối viết của Bách Việt trùng cửu thường pha trộn văn sử, lồng "chân" vào với "chân không".

Thuyết bảo Chân Định (vùng Thái Bình ngày nay) là quê gốc thật sự của Triệu Đà thì có thể thấy ở sách của cụ Bùi Văn Nguyên, tại đây.

Thuyết của cụ Bùi, được bác Phan Duy Kha phản luận rằng:

"Nếu Chân Định chỉ là quê hương Triệu Cao, bố nuôi Triệu Đà như GS Bùi Văn Nguyên khẳng định thì sao lại có anh em, họ hàng của Triệu Đà ở đấy. Hay là Triệu Cao “nuôi” cả anh em họ hàng nhà Triệu Đà? Thực ra, Chân Định là tên một huyện ở Thái Bình, chỉ mới xuất hiện từ thời Nguyễn, chứ không phải do Triệu Đà đặt như giải thích của GS Bùi Văn Nguyên. Qua việc trả lời này, ta thấy GS Bùi Văn Nguyên rất hàm hồ . Ông không tin vào Tư Mã Thiên, một sử gia người Tàu, sống gần như đồng thời với Nhà Triệu, mà lại tin vào ghi chép  của một cuốn sách không rõ xuất xứ, có rất nhiều sai lêch, bịa đặt xuyên tạc  lịch sử Việt Nam. Tôi sẽ còn đề cập đến vấn đề này trong một số bài viết kỳ sau."

01/09/2014

Hội Bách Việt ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, có một hội nghiên cứu tập hợp các nhà nghiên cứu Nhật Bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, mang tên Hội Bách Việt. Dĩ nhiên là hội nghiên cứu về Việt Nam.

Một người Việt Nam đã từng đến và nói chuyện chuyên đề tại hội nghiên cứu này là Phạm Xuân Nguyên. Anh cũng là người Việt Nam duy nhất cho đến thời điểm hiện tại (8/2014) phát biểu tại hội nghiên cứu này. Đó là hồi năm 2003, lúc anh Nguyên ở Tokyo, thì hội đã được mời xuống Osaka (trụ sở hiện tại của Hội Bách Việt ở đây), và nói về chủ đề văn học đương đại Việt Nam. 

27/08/2014

So sánh đơn thuần : 2 - tỉnh Cao Bằng và huyện Long An (Quảng Tây)

Ở so sánh đơn thuần đã thực hiện trước, thì thấy, về cơ bản là tỉnh Quảng Tây có độ lớn gần bằng nước Việt Nam (khoảng 3/4 Việt Nam). Bản thân Quảng Tây rộng gấp khoảng 2 lần rưỡi so với Hàn Quốc. Về dân số, Quảng Tây ngang ngang Hàn Quốc và bằng khoảng một nửa so với Việt Nam.

20/08/2014

Một nơi phát nguồn của văn hóa lúa nước ở Hoa Nam : huyện Long An tỉnh Quảng Tây

Thậm chí, bây giờ, huyện Long An tựa như còn đang được xác định là quê hương của lúa trên toàn thế giới. Nơi phát nguồn của lúa cho nhân loại.

Mấy năm nay, dựa trên đề nghị của phía học thuật, nhà nước Trung Quốc cấp danh hiệu "quê hương của lúa" hay "kinh đô của văn hóa ruộng/lúa" cho một số nơi trên cả nước, mà đa phần là thuộc vùng miền nam, quen gọi là Hoa Nam. Trong đó có huyện Long An.

Huyện có 40 vạn dân, và chủ yếu là người Choang (tộc người là "bà con thân thích" với các nhóm Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam)

17/08/2014

Cha con nhà Thục Phán An Dương Vương đi đâu, chưa tìm thấy ở Cao Bằng (Trình Năng Chung, 2010s)

Con thì là Thục Phán (tức An Dương Vương). Bố thì là Thục Chế. Theo ngọc phả đền Hùng thì, Thục Phán đã được Hùng Vương đời 18 truyền ngôi cho. Và nhờ thế, Thục Phán đã lập đền thờ các Hùng Vương. Chứ không có đánh nhau như ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái (xem lại ở đây).

Liam đặt vấn đề xoáy thẳng vào khái niệm cực mơ hồ là BÁCH VIỆT

Tôi đồng quan điểm với Liam ở vấn đề Bách Việt. Chẳng hạn, ở cùng một hướng, tôi đã viết như sau về Hùng Vương (xem lại ở đây) - khi mà Việt Nam đang chuẩn bị được công nhận "ngày giỗ quốc tổ".

16/08/2014

400 trống đồng, với chủ nhân đích thị là người Lạc Việt (tổng thuật của Bùi Xuân Đính)

Là tọa đàm, nên không thể đòi hỏi gì hơn. Tọa đàm của 3 nước Đông Dương cộng 1 (ở đây là Nhật Bản - nhưng không rõ là ai và cũng không thấy có phát biểu). 

Tựu trung, đến hiện tại, là 400 trống. Các bác không kể một ít của người Lô Lô, như đã nói hôm trước. Mà cái ít này rất đáng nói, nhất là người tổng thuật lại là dân tộc học (không phải khảo cổ). 

Và kiểu gì, thì gì, theo các bác, vẫn phải là trống đồng ấy là do tổ tiên người Việt và Việt Mường làm ra tại chỗ. Thuyết của bác Tạ Đức cũng được nhắc đến một chút.

Mà bên Đại Choang (chưa phải Đại Hán), thì lại đang định ra rằng, "Lạc Việt" không có "Kinh" ở Việt Nam thuộc vào. Thế thì, Lạc Việt ở đâu ra nhỉ. Đối lại thế nào với thuyết của anh chàng hàng xóm đây ? Không phải Biển Đông đâu nhá, đang là chuyện trống đồng. Mà mới chỉ là Đại Choang thôi, chưa ra mặt Đại Hán.