Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Nam-cận-đại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt-Nam-cận-đại. Hiển thị tất cả bài đăng

29/08/2013

Năm 1931, Louis thì khen Nguyễn Ái Quốc, còn Phan Khôi thì khen Louis : dám vứt An Nam, dùng Việt Nam

Không phải đến sau này, mà từ 1931, trong tác phẩm của mình xuất bản năm đó tại Paris, nhà báo Louis đã bày tỏ sự thán phục dành cho Nguyễn Ái Quốc (tức Nguyễn Hải Quốc, tức Nguyễn Yêu Nước). Sức hấp dẫn của Nguyễn, đối với trí thức cấp tiến của Pháp, đã có từ lúc đó. Tất nhiên, anh cũng rất hấp dẫn với mật thám Pháp.

Thật ra, Louis cũng đã từ trần trước ngày Cách mạng Tháng Tám, nên ông không thể biết rằng, người mà ông viết chân dung năm 1931 lại chính là Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.

03/04/2013

Cụ Hồ tự in ấn và quảng cáo cho tác phẩm của mình (1942, cuốn "Sử nước ta")

Như đã viết ở entry trước, năm 1942, lúc ở hang Pắc Bó, cụ Hồ Chí Minh đã viết và tự in cuốn sách sau (tức tập thơ lục bát "Lịch sử nước ta"):




Giá sách 1 hào. Thời đó, 1 hào, theo đúng lời của ông cụ, là ngang giá với một tháng tổ chức phí (hãy thử đoán xem đây là phí gì).

Cùng thời gian, trên báo Việt Nam độc lập số 117 (ngày 1/2/1942), ông cụ cho đăng bài ngắn "Nên học sử ta". Đây là bài văn, không phải thơ, và ngắn hơn "Lịch sử nước ta" về trường độ. Tuy nhiên, cũng mở đầu bằng cặp lục bát: "Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".

Thú vị nhất là ở cuối bài "Nên học sử ta", ông cụ có quảng cáo như sau:
"Vừa xuất bản cuốn Sử nước ta bằng thơ. Hay lắm, giá mỗi quyển 1 hào, ai muốn mua hỏi cán bộ địa phương". (q3, 216).

Không biết doanh số của tập thơ "Lịch sử nước ta" hay "Sử nước ta" này như thế nào. Nhưng rõ là ông cụ đã cho xuất bản sách, rồi viết bài điểm sách ấy trên báo. Từ dùng của ông cụ thật gọn: "Hay lắm" !

---
Entry liên quan đã đi trên blog này:
- Cụ Hồ tự in ấn và quảng cáo cho tác phẩm của mình (1942, cuốn "Sử nước ta")
Hồ Chí Minh viết về Lê Lợi và Mạc Đăng Dung (1942)

31/03/2013

Phan Đăng Lưu (1902-1941) đã nhường chức Tổng Bí thư cho Trường Chinh trong Hội nghị Trung ương 7 (1940)

Lời dẫn: Chuyện trà dư tửu hậu trong một đám giỗ gia đình. 

Chuyện này, tôi mới bắt đầu lưu tâm, chưa có tư liệu gì, ghi lại để khỏi quên. Trong tay, mới chỉ có một tư liệu gốc cho biết chính cụ Nguyễn Hải Thần đã giới thiệu ông Phan Đăng Lưu vào học tại trường quân sự Hoàng Phố. 

Thông tin từ đám giỗ (chưa kiểm chứng): sau này, nhóm các ông Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt tựa như có viết là tại Hội nghị Trung ương 7 tại Đình Bảng, đồng chí Phan Đăng Lưu chỉ đến một lúc rồi về. Nhưng thực ra, tạm tin theo tư liệu ở dưới đây, thì Phan Đăng Lưu chính là người chủ trì Hội nghị này từ đầu đến cuối. Hội nghị đã đề cử Phan Đăng Lưu làm Tổng bí thư, nhưng ông từ chối, và giới thiệu ông Trường Chinh (lúc ấy là ủy viên xứ ủy Bắc Kì).

Bài của hai bạn Nguyễn Thị Bình Minh và Phan Đăng Thuận. Nghị quyết của Hội nghị này ở đây.

Tháng 3 năm 2013,
Giao Blog

---