Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung-Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung-Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

25/08/2021

Tư tưởng Tập Tử (thầy Tập) hướng đến phổ cập ở Trung Quốc hiện nay

Về tư tưởng Tập Cận Bình ở Trung Quốc đang từng bước tiến đến Tập Tử (giống như cách nói Khổng Tử, Mạnh Tử, tức các thầy làm ra tư tưởng), từ góc nhìn bình dị, tôi đã ghi vào năm 2018, trên Giao Blog, ở đây. Đó là cảm nhận thực tế tại Trung Quốc từ năm đó.

Lùi về năm 2017, thì xem lại ở đây.

Năm 2021, thì xem tin cũ ở đây (kỉ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921-2021). Bây giờ là cập nhật tình hình mới nhất của năm 2021. Đang là tháng 8, thế giới vẫn đang phải vật lộn với covid-19.

Mở đầu là một tin của báo chí Trung Quốc.

04/05/2020

Chiến lược trỗi dậy về văn hóa của Trung Quốc

Một bản dịch (biên dịch, lược dịch) của cụ Nguyễn Hải Hoành vừa được công bố.

Thật khâm phục sức làm việc của một cao niên như cụ. Tuy nhiên, khi đọc những bản dịch của cụ Nguyễn, thì nên xem lại nguyên bản ở những chỗ cần thiết (có khi cụ nhầm một cách bất ngờ, có khi cụ đưa thêm một chút tư kiến của cụ vào).

28/02/2020

CDC - hệ thống phòng bệnh của các nước, nhìn nhanh nhân đại dịch Cô Vy 19 - 20

Thấy một số nơi bàn luận về hệ thống CDC trong y tế của nhiều quốc gia hiện nay (Mĩ, Nhật, Hàn, Trung Quốc, Việt Nam,...).

Hệ thống này ra sao, nhìn từ khả năng đối ứng của nó trước Cô Vy 19 - 20, sẽ biết được phần nào.

Mình có một chút trải nghiệm thực tế về CDC. Bây giờ là sưu tập từ các nơi, làm dần dần. Bài đầu tiên là về CDC ở Đài Loan - một quốc gia hiện chưa gia nhập WHO, nhưng đang tự cho rằng họ đã đối ứng tốt với Cô Vy sớm hơn so với Trung Quốc đại lục.

28/12/2018

Một phụ nữ Nga với nhiều thước phim tư liệu quí giá về Việt Nam : Ekaterina Ivanovna Vermisheva (1925-1998)

Một cái tên đang bị quên lãng.

Bà là một nhà điện ảnh người Nga, đã đến Việt Nam thời chiến tranh. 

Trước thế hệ bà, đã có những nhà làm phim tài liệu của Nga Xô tới quay ở núi rừng Việt Bắc, theo Việt Minh lên rừng đánh Pháp. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2014). Những thước phim vô giá được quay cùng thời với Điện Biên Phủ.

06/11/2017

Biệt phủ vườn đào của anh Mã Vân, tức Jack Ma, ở xứ sở thần tiên Hàng Châu

Tên Trung Quốc của anh là Ma Yun马云, tức Mã Vân theo âm Hán Việt. Một chàng trai Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang).

Người Trung Quốc có câu nổi tiếng: "Trên có thiên đường, dưới có Hàng Châu".

28/10/2017

Học thuật Trung Quốc : Nghi vấn cũ về học vị Tiến sĩ Luật học hệ Tại chức của ông Tập Cận Bình

Nghi vấn về việc làm giả học lịch (quá trình học tập), người khác viết hộ luận văn của ông quan lớn Tập Cận Bình khi ông lấy học vị Tiến sĩ Tại chức vào năm 2002, thì báo chí mạng tiếng Trung đã đề cập từ nhiều năm trước. 

Về học vị Tiến sĩ Tại chức của ông Tập thì đã đi ở đây.

20/10/2017

Đại hội 19 với Tập Cận Bình : xã hội "tiểu khang", trong "giấc mơ Trung Quốc", thuộc "thời đại mới"

Rất tiếc là chuyên trang về Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc dù có phần tiếng nước ngoài, gồm 14 thứ tiếng, nhưng lại không có Tiếng Việt. Phải đọc nguyên bản, hoặc tự dịch lấy.

07/05/2017

Trung Hoa vs phương Tây : sức mạnh của võ thuật cổ truyền chỉ là huyễn tưởng, giả dối ?

Hình ảnh thực chiến, và bình luận của người Trung Hoa về sự kiện một võ sư Thái Cực Quyền (võ thuật Trung Hoa cổ truyền, 41 tuổi) đã thảm bại chỉ sau vài giây trước một môn sinh MMA (võ thuật phương Tây, 37 tuổi). Cả hai đều là người Bắc Kinh.

Đó là ngày 27/4/2017, tại Trung Quốc. Một trận đấu, thật ra chỉ là chỉ vài giây đấu, đã làm rung chuyển giới võ lâm.

Thật sự sức mạnh của võ thuật cổ truyền Trung Hoa chỉ là điều giả dối, huyễn tưởng ? Trung Hoa quá yếu ớt trước phương Tây ?

11/09/2016

Chuyện về hàng triều đình trong Truyện Kiều : từ nhà sư, Từ Hải theo người Nhật thành cướp biển

Bên tách trà ngày Chủ Nhật
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
Bó thân về với triều đình,
Hàng thân lơ láo, phận mình ra đâu ?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Ai quan tâm đến nguyên mẫu của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thì đều đại khái biết chàng vốn là tướng cướp.

Nguyễn Du vẽ chàng quá đẹp, nên ta hay gọi chàng trìu mến là "anh hùng Từ Hải". 

28/06/2016

Sinh Mướn (Surrogate Mother) : câu chuyện toàn cầu đầu thế kỉ 21 (2006-2016)

Câu chuyện trong khoảng 10 năm qua.

Năm 2006, thì điểm thấy một bài thơ tiếng Việt. Đọc lại, thấy bất ngờ, đó chính là ghi chép của năm 2006 về việc Sinh Mướn trên toàn cầu. Lúc đó Sadam Hussen còn sống và đang chống Mĩ, ông Kim ở Triều Tiên vẫn say mê luyện tên lửa. Chợt ngộ ra về chức năng "biên niên kí" của thơ.

Bây giờ, năm 2016, cả hai ông lãnh tụ chống Mĩ đã qui tiên. Và đang có phong trào người Trung Quốc tích cực tham gia vào dịch vụ Sinh Mướn toàn cầu, nhất là hướng về Mĩ và Nhật. Bài của báo TP.

20/05/2016

Lễ tắm tượng mừng ngày Phật Đản ở Quảng Châu

Lễ diễn ra tại ngôi chùa lớn Đại Phật tự ở Quảng Châu. Đây là ngôi chùa có duyên cớ với các vua Mạc Kính Diệu và Mạc Nguyên Thanh của nhà Mạc thời kì Cao Bằng, trong khoảng các năm 1661-1663, đã nhắc đến ở đâyở đây.

Dưới là hình ảnh lễ tắm tượng tại Đại Phật tự trong ngày Phật Đản năm 2016. Dương lịch là ngày 14/5/2016, âm lịch là 8/4/Bính Thân.

07/12/2015

Chỉ tại thằng đánh máy trong bản tin bằng tiếng Trung : ci-zhi và ô-mã-ba

Lỗi thường gặp trong tiếng Trung là lộn thứ tự âm trong các từ. Tựa như trong tiếng Việt, thì từ "trái gió" bị lộn thứ tự mà thành "gió trái". 

Hai lỗi điển hình trong các bản tin tiếng Trung ở Trung Hoa đại lục gần đây là:

- Zhi-ci (trí từ) có nghĩa là bài diễn thuyết/phát biểu, bị lộn thành Ci-zhi (từ chức). 

- Ô-ba-mã (tên của Obama - tổng thống nước Hoa Kì), bị lộn thành Ô-mã-ba.

Chung qui, đều là lỗi của thằng đánh máy.

14/10/2015

27/09/2015

Vấn đề Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) trong cuộc hội đàm Tập Cận Bình - Obama

Đại khái là: khi ông Obama đưa vấn đề Trung Quốc xây dựng đảo ra, thì lập tức ông Tập phản luận ngay, rằng "các đảo ấy đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ xưa".

04/09/2015

Duyệt binh của Trung Quốc ngày 3/9/2015 (qua báo chí Nhật Bản)

Báo chí chính thống Việt Nam tựa như đã được chỉ đạo hạn chế nói đến cuộc duyệt binh này (xem lại ở đây).

Sẽ đưa hình ảnh và bình luận của chính phía Trung Quốc sau.

Bây giờ là tạm đưa lại các tin của báo chí Nhật. Mà Nhật là đối tượng được duyệt bình lần này của Trung Quốc nhắm tới, bởi tên chính thức là duyệt binh trong Lễ kỉ niệm 70 năm chiến thắng Phát-xít.

Báo chí Nhật không vì vậy mà không đưa tin một cách bình thường.