Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây-Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây-Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

13/09/2019

Rằm tháng Tám 2019 ở thánh địa Tây Ninh : cúng đàn Phật Mẫu và cửu vị tiên nương

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám, nhằm ngày 13 tháng 9 năm 2019. Trung thu được tổ chức ở nhiều nơi (trường học, các địa bàn dân cư, công sở).

Chúng tôi thì chú ý đặc biệt đến hai lễ hội lớn được tổ chức đúng ngày Rằm hôm nay:

- Đại lễ sinh nhật Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giầy Nam Định.

- Đại lễ cúng đàn Phật Mẫu và 9 vị tiên theo hầu Phật Mẫu ở khu vực tòa thánh Tây Ninh và nhiều nơi khác của Cao Đài (ví dụ ở tòa thánh Bến Tre đang điểm tin ở đây). Một trong 9 vị tiên đó là Liễu Ngũ Nương, tức là Liễu Hạnh công chúa. Về mối quan hệ này, tôi đã viết thành bài học thuật bắt đầu từ 2014, và có cho in năm 2016 ở đây.

Mở riêng một entry này cập nhật lễ cúng đàn Phật Mẫu ở thánh địa Tây Ninh (trung tâm là Báo Ân từ) vào ngày hôm nay.

12/09/2019

Đại lễ vía Đức Mẹ Diêu Trì rằm tháng tám 2019 (Hội thánh Bến Tre, chuẩn bị)

Rằm tháng Tám, vào dịp Trung Thu và Tết thiếu nhi, thì trong đạo Cao Đài có Đại lễ vía Đức Diêu Trì, hay Đại lễ Diêu Trì cung, cũng gọi dân dã là Đại lễ vía Mẹ hay Đại lễ vía Phật Mẫu.

Có Phật Mẫu (gọi là Diêu Trì Kim Mẫu) và 9 nàng tiên theo hầu Phật Mẫu (gọi là cửu vị tiên nương).

Cao Đài hiện có nhiều hệ phái khác nhau.

Về Đại lễ vía Mẹ ở tòa thánh Tây Ninh (gắn với tên tuổi ngài Phạm Công Tắc) thì có thể xem ở đây (năm 2017) hay ở đây (bài đã in năm 2016).

Năm 2019 này, thì chạy riêng về Đại lễ vía Mẹ ở tòa thánh Bến Tre (gắn với tên tuổi ngài Nguyễn Ngọc Tương).

Trước hết là khâu chuẩn bị. Ngày 12 tháng 9, hôm nay, là nhằm ngày 14 tháng 8 âm lịch.

04/10/2017

30/05/2016

Đạo Cao Đài thời 1930 qua góc ảnh của Walter Bosshard

Tác giả ảnh Walter (1892-1975) nổi tiếng với những loạt ảnh về châu Á, trong đó có Việt Nam và các nước Đông Dương. 

Ông đã lặn lội tới gặp Mao Trạch Đông (xem ảnh dưới, năm 1938):

19/04/2014

Tam Thánh kí hòa ước: Tôn Trung Sơn dâng nghiên mực đỏ để Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và Victor Hugo viết chữ lên văn bản

Tam Thánh gồm: Thanh Sơn chân nhân (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Nguyệt Tâm chân nhân (Victor Hugo) và Trung Sơn chân nhân (Tôn Trung Sơn). Nguyễn Bỉnh Kiêm là thầy, còn hai ông ngoại quốc thì là đệ tử.