Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Tây. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Tây. Hiển thị tất cả bài đăng

15/05/2019

Dẫn hồn về Mạc Tư Khoa của Tư Đại Lâm (chứ không phải theo Phật tổ về Tây Phương)

Mạc Tư Khoa vốn là một miền cực lạc trong nhân sinh quan và vũ trụ quan của những lớp chí sĩ cách mạng vô sản thời kì đầu tiên. Mà đại diện tiêu biểu chính là cụ Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ Chí Minh) thời thập niên 1930 - 1940.

Mạc Tư Khoa nhé. "Lão nằm mơ nước Nga". Mạc Tư Khoa là thủ đô của nước Nga. Mà nước Nga với Mạc Tư Khoa đó là của Tư Đại Lâm (tức Stalin).

Mạc Tư Khoa vốn được xem là thiên đường của dòng giống Lạc Hồng, là nơi hạnh phúc, là chốn thần tiên.

Chứ không phải Tây Phương cực lạc của Phật tổ Thích Đạt Đa đâu.

Tư liệu cho biết điều đó đã nằm sẵn từ lâu trên Giao Blog. Tư liệu do chính lớp chĩ sĩ lớp đầu tiên đó xác nhận.

11/09/2018

Mở cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm, thông Lạng Sơn sang Khu tự trị Choang tỉnh Quảng Tây

Nói một cách hình ảnh mang tính lịch sử, thì là: trên đường biên giới Việt - Trung, có thêm một cửa khẩu thông từ quê hương cụ Chu Văn Tấn sang quê hương cụ Vi Quốc Thanh.

Trước 1975, thời của hai cụ Chu Văn Tấn và Vi Quốc Thanh, thì là Khu tự trị Việt Bắc với Khu tự trị Choang Quảng Tây. 

Riêng tỉnh Lạng Sơn, đến nay đã có 12 cửa khẩu thông với Trung Quốc.

Đọc lại về Vi Quốc Thanh và Chu Văn Tấn ở đây. Tính từ năm 1958 hồi đó, đến hôm nay, là tròn 60 năm !

01/12/2016

Từ Hà Nội, lên Việt Bắc, tới Khu học xá Nam Ninh (hồi kí Nguyễn Chí Công)

Thật ra, đúng hơn là "từ Hà Nội lên Việt Bắc, tới Khu học xã Nam Ninh, và trở lại Hà Nội".

Về tác giả Nguyễn Chí Công - một chuyên gia tin học lớp đầu tiên của Việt Nam - thì có thể đọc một bài cũ về ông (ở đây), hay một chút về họ Nguyễn làng Đông Tác ở Hà Nội (ở đây).

16/11/2016

Phát hiện khảo cổ học : quan tài chứa xác ướp Ai Cập mấy ngàn năm trước

Quan tài được trang trí quá đẹp. Cả mấy ngàn năm vẫn tươi như vừa mới vẽ ? Mới đến độ rất, rất khó tin.

Độ bền của một số thứ màu mà con người đã chế ra được, trong quá khứ, có khi vượt qua cả khoảng thời gian tới mấy ngàn năm chăng ?

Ví dụ khác thì là những bức tranh vách đá tô màu ở núi Phia Lài khu vực Tả Giang bên Quảng Tây (Trung Quốc) cũng tồn tại lâu dài như vậy (mới đây, những bức vẽ vĩ đại này của người Choang đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đã điểm tin ở đây - tháng 7/2016).

16/07/2016

Tôn vinh văn hóa Lạc Việt : Cụm tranh vách đá Hoa Sơn (Quảng Tây) vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Những bức tranh được vẽ 2000-3000 năm trước, trải dài trên một không gian rộng lớn, dọc theo sông Tả Giang.

Trong tiếng Việt, mình đã bắt đầu viết về tranh vách đá Hoa Sơn (mà tiếng Choang gọi là "Phia Lài" tức "núi đẹp") từ khoảng 20 năm trước. Khoảng bắt đầu từ những năm 1995-1997, lúc vừa mới bắt đầu du lãng vùng Đông Bắc. 

Cuộc đời gắn với Đông Bắc từ đó, mà một sức hút mang tính mê hoặc là tranh vách đá Phia Lài. Làng của mình tên là "Phia Chang". Phia Chang và Phia Lài (viết theo chính tả cũ của phương án Tày Nùng là Phja ChangPhja Lài).

Lang thang cả vùng nhiều năm, thử tìm một cái hang Phia Lài thứ hai bên phía Việt Nam, nhưng đến giờ, chưa thấy ! Mà chỉ thấy ở phía bên kia, tức vùng Tả Giang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

08/06/2016

Thịt chó và tiếng Việt (phương ngữ Ngọc Lâm với âm đọc Hán Việt)

Ngọc Lâm là địa danh nổi tiếng ở Trung Quốc. 

Ngọc Lâm là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây, gần với Việt Nam. Mỗi mùa hè, tại Ngọc Lâm, người ta tổ chức TẾT THỊT CHÓ.

Phương ngữ Hán ở Ngọc Lâm từng được xem là phát nguồn của âm đọc Hán - Việt (từ Hán - Việt là bộ phận chiếm tới 70% trong từ vựng tiếng Việt).

21/12/2015

Dân Tàu ngang cơ với dân Việt trong xử lí trộm chó

Về món thịt chó ở vùng Lưỡng Quảng, có thể đọc ở đây ở đây.

Còn dưới là tin về việc người dân xử lí những tay trộm chó. Về độ dã man, thì có lẽ ngang cơ với dân Việt: đánh đập, xát muối vào vết thương cho đến chết,...

04/10/2015

Người Choang ở Quảng Tây tự phát nổi dậy

Nhìn vào phần ghi "thành phần dân tộc" của Vi Ngân Dũng, thì được biết anh là người Choang hiện ở huyện Liễu Thành tỉnh Quảng Tây.

Như vậy, anh là người Choang Bắc.

Mà họ Vi là một trong những dòng thổ ti nổi tiếng ở vùng biên giới Việt Trung. Bên này, nổi tiếng với dòng của Vi Văn Định tại Lạng Sơn.

10/05/2015

Các trường Nguyễn Văn Trỗi và Nguyễn Văn Bé ở Quế Lâm (Trung Quốc)

"Trường Mẫu giáo gọi là Trường Nhi đồng, Trường cấp I, II, III Nguyễn Văn Bé, Trường cấp I, II, III Dân tộc. Tôi được phân công dạy ở Trường Dân tộc. Giám đốc là bác Yngông Niê Kađam Dân tộc Ê-đê. Trường của tôi do thầy giáo Nguyễn Xuân Nghiễm là hiệu trưởng. Cấp II là thầy Đào Xuân Ngự là hiệu trưởng." 
(Hồi kí của một cô giáo)

21/11/2014

Câu chuyện thác Bản Giốc - 6 (chuẩn bị khánh thành chùa Phật Tích Trúc Lâm, và khu nghỉ dưỡng)

Ngày xưa, các cha cố Pháp thì đề nghị nhà cầm quyền xứ Đông Pháp cho lập các làng công giáo ở biên giới. Nên ngày nay, có một số nhà thờ giáo họ giáo xứ ở sát biên. Cũng có ý được cấp đồn điền.

Nay thì các tăng lữ Phật giáo xung phong ra vùng tiền đồn của tổ quốc. 

Một đợt liên quan đến tàu khoan dầu của Trung Quốc ở Biển Đông, thì gián đoạn tạm thời, nay vùng biên mậu đã trở lại bình thường.

21/10/2014

Bản Giốc chờ ngày cất cánh (bài nhóm Đỗ Hùng, 2011)

Tên bài báo đúng như vậy. Nhưng mở bài đã viết rối rồi, chỉ là tiếng Việt chứ chưa phải tiếng Tây tiếng Tàu. Bảo thác "nằm giữa hai tỉnh Cao Bằng của Việt Nam và Quảng Tây của Trung Quốc" là thế nào ? 

Và "Bản Giốc" cất cánh là thế nào ? Cái gì cất cánh ? Thác nước hay là bản làng ?

04/09/2014

Bộ đội biên phòng Trung Quốc chúc mừng Quốc khánh Việt Nam

Hôm trước, đã thử làm phép so sánh đơn thuần, giữa tỉnh Quảng Tây và Việt Nam, rồi giữa huyện Long An và tỉnh Cao Bằng.

Hôm nay, là tin từ Cao Bằng. Người bên Quảng Tây sang chúc mừng. Sang năm sau, tròn 70 năm, chắc là sự chúc mừng sẽ trịnh trọng hơn nữa.

Bác nào đã tới cửa khẩu Trà Lĩnh thì mới biết là tấm ảnh ở dưới hướng về bên Trung Quốc hay bên Việt Nam.