Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

23/05/2022

Gặp thêm một người Hoa gốc Mai Châu nữa ở Thái Lan : trưởng đoàn Madam Pang

Lâu rồi, không thấy chị Khâu Anh Lạc ! Không biết chị ấy bây giờ đang trồng nấm ở nơi nao ? Xem lại, trên Giao Blog, cảnh chị ấy trồng nấm năm xưa ở đây (năm 2015).

Đấy là con gái nhà họ Khâu gốc Hoa - quê cha đất tổ ở Mai Châu (Quảng Đông, Trung Quốc), xem lại ở đây.

Bây giờ, thì nói đến Madam Pang. Chị ấy cũng là Hoa kiều và quê cha đất tổ cũng là Mai Châu.

Vậy là rất nhiều người Mai Châu đã đi về Nam Dương và thành danh. Bây giờ, biết thêm Madam Pang vốn là từ dòng họ Ngũ. Tên trong gia tộc Ngũ của Madam Pang là Ngũ Luân Phan.

11/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : giờ này, ở khu phố vốn sấm uất nhất Quảng Châu

Quảng Châu là một thành phố đặc biệt, có quan hệ rất lâu đời với Việt Nam, mà ngay thời cận hiện đại cũng là một mảnh đất duyên cớ với các cuộc cách mạng ở Việt Nam (ví dụ đọc ở đây).

Thủy thổ và khí hậu Quảng Châu có thể xem như tương ứng với vùng miền Bắc Việt Nam.

Quảng Châu có khu phố gọi là Thượng hạ cửu rất nổi tiếng. Đã kể nhanh ở đây hay ở đây, hồi chúng tôi tới đó một lần gần đây nhất, vào mùa hè năm 2018. Có thể xem đó như khu Hàng Ngang - Hàng Đào của Hà Nội, hay như khu Ikebukuro hoặc Shinjuku của Tokyo.

06/05/2019

Quốc hồn quốc túy "bốn vạn đồng một cân" : cầy tơ 7 món đang bị bao vây tứ bề

Món thịt chó quốc hồn quốc túy của Đại Việt ta (cũng như thấy ở Đại Triều Tiên hay Đại Trung Hoa,...) đang bị dư luận "lên án" và "bao vây". Báo chí ta thì cũng đã khá rôm rả rồi, ví dụ ở đây.

Đã kể về "cầy tơ 7 món" ở chỗ này chỗ kia, ví dụ ở đây hay ở đây.

Hôm nay, câu chuyện "bao vây" món cầy tơ ở Hà Nội được đưa lên tờ Asahi ở Nhật Bản. Đại khái như ở dưới. Thời giá là một kg cầy tơ khoảng 40.000đ (tính sang tiền Nhật là khoảng 190 Yên).

02/06/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : tới tham bái vị thần chủ của tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương ở Nhai Sơn

"Tổ hợp thần Tứ Vị Thánh Nương" hay "tổ hợp thần biển" là các thuật ngữ tôi đã đưa ra năm 2009. Có một số vị đã chấp nhận các thuật ngữ này và sử dụng trong các bài viết học thuật sau đó. Nội dung của bài năm 2009 có thể thấy ở phần đầu tiên bài đã in năm 2010 (ở đây).

25/05/2018

chùa Đại Phật ở Quảng Châu với các vua Mạc (bản lưu tháng 5 năm 2018)

Về chùa Đại Phật, tôi đã viết từ năm 2012, bản in chính thức bằng tiếng Việt thì xem lại ở đâyở đây. Đó là ngôi chùa liên quan việc các vua Mạc thời kì Cao Bằng (Việt Nam) cung tiến gỗ quí vào đầu thập niên 1660.

20/05/2018

đường Văn Minh ở Quảng Châu (tư liệu đọc thêm)

Về đường Văn Minh, bản của mùa hè năm 2018, trước ngày sinh nhật 19/5, thì đã đi ở entry trước. Xem lại ở đây. Quanh đi quẩn lại, vẫn là ở quận Việt Tú - quận trung tâm của thành phố Quảng Châu.

Quận Việt Tú kết tập hầu như tất cả những gì tôi quan tâm: mộ của vua Triệu Hồ nước Nam Việt (cháu gọi Triệu Đà là ông), chùa Đại Phật gắn với các vua Mạc thời kì Cao Bằng, chùa Lục Dung, khu vực Tây Hồ - Bắc Kinh, khu vực đường Văn Minh, khu vực đền Trần Gia, khu vực đường Hạ Cửu - Thượng Cửu (Thượng Hạ Cửu),... Có thể đi bộ từ các điểm này sang nhau.

18/05/2018

Trước ngày sinh nhật 19 tháng 5, chúng tôi đến đường Văn Minh

Chúng tôi hướng dẫn lẫn nhau. Anh am hiểu mọi thứ trên đường Văn Minh, bởi đó là một phần chuyên môn của anh. Nên anh dẫn chúng tôi đến đó. Còn tôi, từ lâu đã du lãng trở đi trở lại các con đường khu Tây Hồ và Bắc Kinh, mà trung tâm là chùa Đại Phật, nên tôi dẫn mọi người tới đó.

Mà chùa Đại Phật thì rất gần với đường Văn Minh. Chỉ cần đi bộ trong khoảng 15 phút qua ba ngã tư, từ đường Văn Minh, là gặp ngay đường Bắc Kinh, rẽ trái là tới chùa !

Đọc nhanh về chùa Đại Phật ở đây (bản in năm 2013, phần 1phần 2).

29/03/2018

Những bài học nông thôn : cay đắng với "vua thịt lợn" hào hiệp Trần Sinh ở Quảng Đông

Một trong những bài học cay đắng về nông dân và nông thôn là đây.

Trần Sinh 陈生 xuất thân là nông dân một làng nghèo ở Quảng Đông (làng Quan Hồ 湛江官湖村 ở mạn Thâm Quyến), nay đã trở thành một đại phú hào. Là nhờ công nghiệp nuôi lợn thịt và kinh doanh đồ uống. Ông được mệnh danh là "vua thịt lợn 猪肉大王".

22/05/2017

Người phụ nữ Quảng Đông được mai mối năm 1960, là Khu Mộng Giác hay Âu Mận Giác ?

Trước khi đọc, cần xem lại lời kể của Gs. Hoàng Chí Bảo mấy năm trước: Bác Hồ không chịu lấy vợ (ở đây, tháng 8/2016). Và cũng không quên đọc lại lời căn dặn của nhà văn Sơn Tùng (ở đây, tháng 5/2013).

Năm 2013, từ tư liệu chính qui đã công bố năm 2008 của phía tỉnh ủy Quảng Đông (Trung Quốc), Giao Blog đã đưa bài, thực ra chỉ là dịch nguyên, câu chuyện về bà Khu Mộng Giác (xem lại ở đây). 

1. Bà Khu Mộng Giác là người đã được đích thân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông lúc đó là Đào Chú có ý mai mối cho Hồ Chủ tịch. Kết quả cuối cùng là duyên không thành.

Đào Chú là một đồng chí gắn bó của Nguyễn Ái Quốc trước đây.

16/05/2017

Tìm về nơi chốn xưa của Trương Niệm Thức - dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN

Từ tháng 9 năm 2013, tức khoảng 4 năm về trước, đã nhắn với ông Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan (con cháu của nhà cách mạng Hồ Tập Chương), rằng: dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN là một người thực, mà không phải là người ảo như suy luận không có chút căn cứ nào của ông. Xem lại ở đây

Nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ cho đăng bài chính thức về dịch giả Trương Niệm Thức trên tạp chí chuyên ngành mới khai trương (tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, ở đây, tháng 4 năm 2017).

26/11/2016

Diễn đàn ngọng N/L: "An Nam" là "An Lam" (bài Nguyễn Cung Thông)

Bài hưởng ứng tham gia "diễn đàn về nói ngọng N/L" - số 001

Ý chính về N/L như một vấn đề lịch sử ngữ âm (xưa thì N và L đã bị lẫn lộn, hay không được phân định rõ ràng, trong một phạm vi rộng ở cả Việt Nam và Trung Quốc), tức N/L qua góc nhìn coi trọng lịch đại, của bác Nguyễn Cung Thông, thì đã đi ở entry trước. Xem lại ở đây.

Bây giờ là một số bổ sung, cho tổng quan đã trình bày hôm trước, của chính bác Nguyễn Cung Thông.

Trình bày bổ sung này của Nguyễn Cung Thông vốn qua word file, gửi tới bằng e-mail, nhưng bản lên Giao Blog này thì được biên tập theo trật tự được chỉnh lại. Tư liệu mà tác giả đưa ra cũng sẽ được làm rõ thêm trong chừng mực.

20/05/2016

Lễ tắm tượng mừng ngày Phật Đản ở Quảng Châu

Lễ diễn ra tại ngôi chùa lớn Đại Phật tự ở Quảng Châu. Đây là ngôi chùa có duyên cớ với các vua Mạc Kính Diệu và Mạc Nguyên Thanh của nhà Mạc thời kì Cao Bằng, trong khoảng các năm 1661-1663, đã nhắc đến ở đâyở đây.

Dưới là hình ảnh lễ tắm tượng tại Đại Phật tự trong ngày Phật Đản năm 2016. Dương lịch là ngày 14/5/2016, âm lịch là 8/4/Bính Thân.

02/06/2015

Ngoài họ Lý, ở Mai Châu còn có họ Khâu

Họ Khâu là chỉ gia đình của anh em nhà Thạc-xỉn ở Thái Lan.

Cũng như gia đình họ Lý của Lý Quang Diệu, thì gia đình họ Khâu của Thạc-xỉn đều là gốc Khách Gia, ở Mai Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay (đã nói ở đây).

Loạt ảnh dưới đây là cảnh anh em nhà Thạc-xỉn về thăm quê cha đất tổ ở Mai Châu. Lấy về từ Fb của cô em gái Thạc-xỉn - vốn được đưa lên vào năm 2014.

Vẻ cũ mốc của các ngôi từ đường chưa có điều kiện tái thiết là "đặc sản" ở vùng Mai Châu. Thịt chó ở đây cũng là món đặc sản (khi khác kể sau).

19/05/2015

Những lần sinh nhật Hồ Chủ tịch, qua lời kể của đầu bếp Trung Quốc

Về thực đơn của Hồ Chủ tịch trong những lần tới thăm nước Trung Hoa, có thể xem lại các entry cũ (ở đây, ở đây, và ở đây).

Dưới đây là một tư liệu mới của TTXVN. Nhưng tư liệu là tờ thực đơn thì có vẻ không thật (chắc phía Trung Quốc mới soạn lại gần đây). Và cái tên "Âu Mộng Giác" thì rõ là sai.

03/04/2015

Lý Quang Diệu - một người gốc Khách Gia ở Mai Châu

Ở blog cũ, và trên tạp chí Xưa & Nay, tôi đã kể chuyện đi ăn thịt chó ở Mai Châu (tỉnh Quảng Đông). Mai Châu được xem là kinh đô của người Khách Gia trên toàn thế giới. Khách Gia tức Hakka, tức Hẹ.

Mai Châu là quê hương của Lý Quang Diệu. Đồng thời cũng là quê của anh em nhà Khâu Đạt Tân - Khâu Anh Lạc (tức nhà Thạc-xỉn ở Thái Lan).

23/06/2014

Một vạn cẩu lớn cẩu bé đã thăng thiên trong Tết Thịt Chó (thành phố Ngọc Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc)

Thành phố Ngọc Lâm (đánh dấu màu đỏ): Cách không xa Hong Kong, và cũng khá gần Hà Nội.
Tết thịt chó Ngọc Lâm cũng mới có từ 1995, chứ chưa lâu như một vài nơi khác (5, 6 trăm năm)