Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật-giáo-Trung-Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật-giáo-Trung-Hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

28/10/2018

Cuốn sách viết ở thế kỉ II của người Việt đi vào học thuật Trung Quốc (các phát hiện của Lê Mạnh Thát)

Các tìm tòi của học giả Lê Mạnh Thát về cổ sử Việt Nam, qua bản giới thiệu từ góc nhìn báo chí của cây bút Hoàng Hải Vân. Bài đã lên mạng từ 10 năm về trước (tức năm 2008).

Chép về Giao Blog, vì nhân hôm qua (27/10), có nói nhanh về Lý hoặc luận của Mâu Bác (tức Mâu Tử). Hôm qua, chủ đề chính là Đạo giáo thời kì sơ khởi (tức thời Đông Hán) ở Trung Quốc, và mình đưa Lý hoặc luận ra như một chỉ dấu quan trọng của sự lan tỏa xuống phía Nam của Đạo giáo ngay từ thời đó.

Có nhiều chỉ dấu quan trọng, nhưng tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử mang tính thuyết phục hơn cả. Tuy vậy, mình chỉ dừng lại ở chỗ "Mâu Tử là người Giao Châu". Không diễn giải xa thêm.

08/08/2016

Vấn đề chân giả của Kinh Vu Lan (bài Chúc Phú)


Đầu tiên là đưa bài của Chúc Phú.

Các trao đổi, hay ý kiến khác, sẽ đưa sau.

Về một cuốn kinh Phật giả mạo (bài Chúc Phú)

"Mặc dù đã hình thành và tồn tại trên 500 năm, thế nhưng thực chất bản kinh Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng là một bản kinh được ngụy tạo tại Trung Quốc. Đây là một sự thực mà chúng tôi đã chỉ ra trong những phân tích và đối khảo ở trên.

Dẫu rằng bản kinh này đã quen thuộc với Phật tử Việt Nam, nhưng một khi đã xác định, đó không phải là kinh văn do Đức Phật thuyết; thì các cấp lãnh đạo Phật giáo Việt Nam cần phải thẩm sát, và đưa ra những giải pháp tháo gỡ phù hợp về bản kinh ngụy tạo này."