Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật-giáo-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật-giáo-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

25/11/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Lại đến với hòa thượng Hồng Tiệm và những bờ xôi ruộng mật vẫn trải dài

Viết lại về chuỗi sự kiện đã diễn ra gần 20 năm về trước, từ tài liệu do chính mình làm ra bằng chính quá trình sống và ở của mình tại thực địa ! Công việc của các học đồ dân tộc học là vậy. 



Đại khái bờ xôi ruộng mật vẫn trải dài, sau một cuộc giữ đất giữ nguồn nước của các hậu duệ chùa làng, nơi hòa thượng Hồng Tiệm đã nêu gương từ mấy trăm năm trước.

01/09/2023

Hát chầu văn năm 2023 trong không gian ngôi chùa ở Nhật Bản

Hiện nay, có khoảng nửa triệu người Việt Nam đang ở Nhật. Trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật, có hơn 10 ngôi chùa Phật giáo.

Trong một bài học thuật sắp công bố có liên quan đến người Việt Nam tại Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, tôi đã nêu các ý chính sau đây.

16/11/2022

Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản thời kì đại dịch covid-19 qua trình bày của sư cô Thích Tâm Trí

Về sư cô Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản - thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Bây giờ, trước thềm Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kì 2022-2027), hãy nghe các trình bày của sư cô về tình hình Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, đặc biệt là trong tình hình đại dịch covid-19.

11/03/2022

Lễ tưởng niệm hôm nay ở ngôi chùa làng Nhật Bản còn kết hợp tưởng niệm sư Thích Nhật Hạnh

Hôm nay là Thứ Sáu ngày 11/3/2022. Nhiều nơi trên nước Nhật làm lễ tưởng niệm nạn nhân của thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3/2011.

11 năm đã đi qua (11/3/2011 - 11/3/2022).

Ngày 11/3 của năm ngoái (2021), chính phủ Nhật Bản đã tổ chức lễ tưởng niệm cấp chính phủ lần thứ 10 và cũng là lần cuối cùng (xem ở đây). Có nghĩa là từ năm 2022 trở đi, chính phủ sẽ không tổ chức lễ tưởng niệm nữa, mà là do các đoàn thể nhân dân tự chủ tổ chức (theo nguyện vọng và cách thức phù hợp).

Năm nay, ngôi chùa làng có tổ chức lễ tưởng niệm như các năm trước. Đặc biệt, nhà chùa còn kết hợp với việc tưởng niệm thiền sư Thích Nhật Hạnh, vì nhà chùa biết ngày 13/3/2022 là nhằm ngày 49 (lễ tứ cửu) của thiền sư.

21/12/2020

Khổ cảnh của người Việt ở Nhật bây giờ : sư cô đã thấy đứt hơi

Đó là nhà sư Thích Tâm Trí ở Nhật Bản, đã giới thiệu trên Giao Blog đợt trước, ở đây (tháng 9 năm 2018) hay ở đây (tháng 3 năm 2019). 

Suốt cả năm 2020, sau nhiều ngày phục vụ với tinh thần tận hiến cho người Việt ở Nhật Bản đang lỡ vận lỡ bước do Covid, nhất là từ sau đợt sóng thứ 3, thì bây giờ, sư cô đã chính thức lên tiếng: mệt quá rồi, đứt hơi mất rồi, đã đến giới hạn cuối cùng rồi ! Cứu với ! Cứu với !

Bây giờ, bản thân sư cô cũng trở thành đối tượng phải cứu.

20/10/2019

"Hòa nhạc đồng ruộng" lần thứ 15 ở ngôi chùa cổ : kín chỗ với 150 khách

Chùa cổ hơn 800 năm tuổi, đã giới thiệu nhanh ở đây hay ở đây.

Hoạt động kỉ niệm sự kiện nhà sư trụ trì chùa đứng lên giữ đất giữ chùa, đã bắt đầu từ năm 2003, nên năm nay là lần thứ 15. Đã điểm tin lần trước ở đây (năm 2017, năm 2018). Bản thân sự kiện nhà sư đứng lên tranh đấu chống lại phía doanh nghiệp định xây nhà máy ở địa phương, thì tôi đã viết thành bài học thuật (tạm xem ở đây, năm 2016).

Bây giờ là hình ảnh của lần thứ 15.

Hòa nhạc được tổ chức thường niên vào tháng 10, diễn ra tại gian chính của ngôi chùa cổ.

03/10/2019

Lại một mùa hoa Bỉ Ngạn nữa : đã vào thu 2019

Lại như đang rực cháy lên ở các bờ xôi ruộng mật, vào những ngày này, là hoa Bỉ Ngạn. Màu đỏ của Bỉ Ngạn. Rực rỡ. Lặng lẽ. Mà ngắm lâu từ xa, thì tự nhiên lại không thấy rực rỡ nữa, cũng không thấy lặng lẽ nữa. Tựa như thúc giục. Thế là chân liền bước nhanh nhanh.

Một lúc sau, lại đi qua, nhìn nhanh, thì lại thấy rực rỡ lặng lẽ. Lặng lẽ đến rực rỡ thì đúng hơn chăng.

12/07/2019

Mùng lửa thiêu rụi hoa sen : những câu chuyện về sư tăng Đại Việt đầu thế kỉ XXI

"Mùng lửa thiêu rụi hoa sen" là láy lại một ý đã đi từ lâu trên Giao Blog, từ hồi năm 2014 với entry "Đọc báo Khánh Hòa : hoa sen trong mùng lửa".

Mùng ấy là màn, cái màn.

Bây giờ là cập nhật những câu chuyện về sư tăng Đại Việt đầu thế kỉ XXI. Rất giống với những nhà sư đã gặp đầu thế kỉ XX trong văn chương của Vũ Trọng Phụng hay nhóm Tự lực văn đoàn.

23/03/2019

Một nhánh hóa tà giáo của Phật giáo Nhật Bản : mãi năm ngoái, giáo tổ mới thực sự chịu tử hình

Tà giáo do giáo tổ Asahara sáng lập cuối thập niên 1980 ở Nhật Bản được gọi là Aum Chân lí giáo. Hồi tôi lần đầu tiên tới Nhật Bản thì là lúc truyền thông rộ lên các thông tin về hai nhánh tà giáo trong Phật giáo Nhật Bản lúc đó, mà một trong đó là Chân lí giáo của Asahara. Lúc đó, về cơ bản là qua báo giấy và ti-vi mà thôi. Mạng toàn cầu đã phát triển ở Nhật Bản, nhưng chưa bùng nổ như bây giờ.

Giáo tổ của Chân lí giáo đã bị bắt và giam giữ tới 20 năm.

Mãi tới tháng 7 năm 2018, án tử hình đối với vị giáo tổ này mới được thi hành (khi đó, ông 63 tuổi). Xem cụ thể hơn ở đây.

Asahara và các đệ tử thì khẳng định rằng tôn giáo của mình là chính pháp, là chân lí. Bởi vậy, mới là Chân lí giáo. Hiện nay, tại một số nước Đông Âu vẫn có tín đồ theo Chân lí giáo của Asahara.

01/11/2018

Sư ông Làng Mai trở lại chốn tổ, tĩnh dưỡng những ngày tháng còn lại

Mãi đến khoảng năm 2000, mình mới bắt đầu đọc sách của sư ông Làng Mai một cách có hệ thống. Hồi thập niên 1990, trong kí túc xá Mễ Trì, thì chủ yếu đọc chơi chơi, không mấy để tâm, quanh đi quẩn lại với "đường mây" hay Nguyễn Lang.

Mà quyển đọc chăm chú đầu tiên, lại là một cuốn sách dịch. Sư ông viết bằng tiếng Anh, và bản dịch ấy là tiếng Nhật.

08/10/2018

"Hòa nhạc đồng ruộng" 2018

Thứ Hai, ngày 8 tháng 10. Nhằm ngày lễ (ngày nghỉ quốc gia) đầu tháng. 

Đây là lần thứ 14 của "Hòa nhạc đồng ruộng". Các lần trước thì xem ở đây ở đây. Cũng tức là đã 14 năm nhà chùa đã giữ được ruộng đồng, được cảnh quan làng mạc. Nếu không, thì nhà máy với ống khói đen xì đã ở ngay sát cổng chùa !

Vẫn còn đây, bờ xôi ruộng mật với 14 năm (ở đây, ở đây).

02/09/2018

Quốc khánh 2018 : lễ Vu Lan tại ngôi chùa Việt ở cảng Tokyo

Đúng ngày 2/9 năm 2018, lễ Vu Lan được cử hành tại ngôi chùa Việt Nam ở khu cảng Tokyo (Nhật Bản). Còn ở vùng tỉnh Fukuoka (tỉnh thủ phủ của miền Tây Nhật Bản, đã có đường bay thẳng về Việt Nam từ hơn chục năm trước), thì đã điểm tin ở đây.

Khu cảng Tokyo là một vùng khá hấp dẫn với tôi ngày trước, bởi nhiều thứ. Lúc đó, người Việt ở Tokyo còn chưa nhiều, và không thấy ai bảo là đang ở khu cảng. Mùa thu năm 1999, tôi đã bắt đầu du lãng ra đó.

Một mùa hè, tôi lên phòng thầy Daniel - giáo viên hướng dẫn - để hỏi ý kiến ông rằng, tôi muốn chuyển nhà ra khu cảng để ở trong khoảng nửa năm. Ông đưa ra nhiều giải pháp, và kết luận chung lại là: tôi không ra cảng nữa, cứ tiếp tục ở khu vực Odai cho lành ! Ông kí vào giấy để tôi xin nhà trường cho ở lại Odai. Về Odai thì đã kể chút xíu ở đây và ở đây (tháng 11 năm 2013).

27/08/2018

mùa Vu Lan với người Việt hải ngoại : tháng 8 và 9 ở Nhật Bản

Hiện nay, ở thời điểm 2010s, đã có khá nhiều ngôi chùa Việt trên đất Nhật Bản. Ví dụ, đợt trước đã giới thiệu về chùa Việt Nam tại tỉnh Kanagawa - bên cạnh thủ đô Tokyo (xem lại ở đây).

Phật giáo Việt Nam đang phát triển trên đất Nhật. Khác hẳn với tình hình các thập niên 1990, 2000. Nhưng cũng chính là kết quả của quá trình chuẩn bị từ thập niên 1990 đến nay.

Đi lướt nhanh một chút về mùa Vu Lan theo phong cách Phật giáo Việt Nam trên đất Nhật năm 2018 (tháng 8 và tháng 9 dương lịch).

06/07/2018

Án tử đối với khai tổ Asahara của giáo phái Chân Lí Aum (Nhật Bản) vừa được thi hành

Thông tin các nơi cho biết: giáo tổ Asahara (63 tuổi) của "Aum Chân Lí giáo" (Nhật Bản) vừa bị hành quyết vào ngày hôm nay, Thứ Sáu ngày 6/7/2018, sau nhiều năm sống trong tù. Án tử hình.

Aum Chân Lí giáo là một tôn giáo mới, được tính là thuộc hệ Phật giáo ở Nhật Bản. Được thành lập năm 1989. Bị đình chỉ năm 2000. Hiện Aum được truyền bá ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản (tín đồ ở Nga hình như là đông nhất).

24/02/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : hơn 1200 năm, hàng ngày vẫn hai lần gánh cơm lên dâng cho đại sư

Bà lão gần 100 tuổi cạnh nhà mình ngày trước thờ đại sư bằng một vị tượng nhỏ xíu, đặt ngay trên nóc của tủ đồ dạng thấp. Bà bảo bà thờ đại sư từ hồi khoảng 30 tuổi. Hàng ngày, bà lão dâng cơm lên cho đại sư trong một cái bát cũng nhỏ xíu.

Tượng đại sư của bà lão nhỏ xíu nhưng rất tinh xảo. Ngài ngồi trên ghế. Nét mặt trầm tĩnh, dung dị, và đặc biệt là toát ra cái cốt cách an nhiên tự tại. Vào nhà thấy nét mặt ngài là đã thấy vui ở trong lòng. Bây giờ, mỗi lần nhớ về bà lão là lại nhớ đến nét mặt của đại sư.

02/01/2018

Ni sư 95 tuổi ra tiểu thuyết mới "Vận mệnh"

Đó là ni sư Seitouchi, sinh năm 1922, đã sống qua 3 đời vua: Đại Chính, Chiêu Hòa, Bình Thành.

Bà nổi danh là một nhà tiểu thuyết lớn của Nhật Bản đương đại. Đã viết liên tục trong 70 năm. Khi đang viết dở cuốn tiểu thuyết Vận mệnh thì ni sư bị ngã bệnh. Gần đây, đã hồi phục, trở lại ăn nhiều thịt và bắt đầu có cảm giác thích với rượu.

Theo chính lời tự bạch của bà, khi tuổi trẻ đã từng ruồng con nhỏ cùng chồng để bỏ trốn theo trai. Chính vì "lí lịch" ấy mà khi bà muốn xuất gia, các chùa đều một mực từ chối ! Mãi tận đến năm 1973, khi đã ngoài 50, bà mới được một chùa theo phái Thiên Đài thâu nạp. Sau khi xuất gia, vẫn hẹn hò với bạn trai, trang điểm và ăn thịt.

04/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : "Hòa nhạc đồng ruộng" lần thứ 13, kỉ niệm việc nhà sư đã đứng lên để giữ lại được bờ xôi ruộng mật

Không phải là "Hòa nhạc đồng quê", mà thực sự là "Hòa nhạc đồng ruộng". Bởi ý tưởng đầu tiên, và cũng là lần đầu tiên buổi hòa nhạc đã tổ chức ngay trên các thửa ruộng tháng 11 vừa thu hoạch xong. Năm 2005.

Những bờ xôi ruộng mật ấy đã giữ lại được từ năm đó (đã ghi nhanh ở đây, và viết thành bài học thuật trong hội thảo năm 2016 ở đây).

12/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên những bờ xôi ruộng mật còn giữ được, bởi nhà sư đã đứng lên

Cũng như vùng quê biên viễn ở Đông Bắc Việt Nam, ở đây chỉ canh tác được một vụ lúa trong một năm. Cũng cấy vào dịp tháng 6 và thu hoạch vào tháng 10 dương lịch.

Hạt thóc, bởi vậy, rất được quí trọng. 

Những bờ xôi ruộng mật này, nếu không có sự đứng lên để giữ đất giữ chùa của phương trượng K., vào năm 2005, thì đã về tay doanh nghiệp rồi. Nhà máy chế biến thực phẩm chức năng công suất lớn đã mọc lên, và những mùa vàng như thế này đã vĩnh viễn mất đi.

24/07/2017

Trải dài trước cổng chùa làng, bây giờ, là ngút ngàn lúa xanh tháng 7


Bây giờ là cảnh sắc trải dài trước mặt. Ngút ngát.

Cuộc đấu tranh giữ đất giữ ruộng giữ chùa, của sư phụ, như đã chưa từng xảy ra. Mỗi sáng, cứ 5 giờ thì chuông trên gác vẫn rung lên đều đều.

Những ngày giữ đất cam go, sau khi gióng chuông mỗi sáng, là nón mê với tích trượng, lên đường đi cầu nguyện vòng quanh những bờ xôi ruộng mật này. Gốc cây to ở xa xa là nơi thường nghỉ chân.