Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật-giáo-Đại-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phật-giáo-Đại-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

22/01/2024

Tiếp tục câu chuyện "xá lợi tóc" chùa Ba Vàng 2023 - 2024 - những thứ giả nhái

Cập nhật tin tức và luận bàn ở hạ tuần tháng 1 năm 2024.

Câu chuyện đã bùng lên từ cuối năm 2023 và thượng tuần tháng 1 năm 2024, xem ở đây.

Mở đầu là một tin của Giáo hội Phật giáo và vài bình luận kiêm ghi chép của một số vị (đàn anh Khoa Ngữ văn Nguyễn Hồng Hải, bạn Nguyễn Phong của trang Hoàng triều Hậu Lê). 

07/01/2024

Câu chuyện "xá lợi tóc" ở chùa Ba Vàng 2023-2024

Bắt đầu quan sát sự kiện này từ ngày 7 tháng 1 năm 2024.

Liên quan đến chùa Ba Vàng (nhà sư Thích Trúc Thái Minh, bà vãi Phạm Thị Yến), trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (cuối năm 2017), ở đây (tháng 3 năm 2019).

05/01/2024

Châu phê của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vẫn ghi rõ niên đại vua Lê ở Đàng Ngoài

Ở xuất bản hơn 10 năm về trước, khi nói về ba đàng (Đàng Ngoài, Đàng Trong, Đàng Trên), tôi đã đưa nhanh khái quát về sử dụng niên đại của ba đàng như sau:

- Đàng Ngoài và Đàng Trong, về thực chất, như hai vương quốc, nhưng Đàng Trong không đặt niên hiệu riêng, mà vẫn sử dụng niên hiệu của vua Lê ở Đàng Ngoài. Cả hai vương quốc đều tính thời gian chung, căn cứ theo niên hiệu của vua Lê (ví dụ: Vĩnh Trị, Vĩnh Khánh, Cảnh Hưng,...).

- Chỉ có Đàng Trên của các vua nhà Mạc là có niên hiệu riêng. Đàng Trên tính thời gian theo lịch của riêng mình, theo niên hiệu của các vua nhà Mạc đang trị vì: Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương (xem lại trên Giao Blog, ở đây hay ở đây).

Bây giờ, xem châu phê của các chúa Nguyễn (trong triển làm "Bảo đạc trường minh寶鐸長鳴" tại Huế, đang diễn ra, gắn với Thiền phái Liễu Quán danh tiếng)  thì thấy rõ niên hiệu vua Lê xuất hiện trong văn thư chính thức của hệ thống hành chính Đàng Trong.

28/11/2023

Lặng lẽ quan sát từ xa : người thứ hai sẽ được rải tro cốt xuống sông biển Nam Bộ

Người đầu tiên, tôi quan sát lặng lẽ từ xa, là học giả Tạ Chí Đại Trường. Tro cốt của ông được gia đình và bè bạn rải xuống sông Soài Rạp. Xem lại trên Giao Blog ở đây (tháng 3 và tháng 5 năm 2016).

Một chút kỉ niệm về nhà sử học họ Tạ (1935-2016), ở thời gian gần cuối cùng của ông trên thế gian này, được điểm vắn tắt ở đây (tháng 8 năm 2015). Thật ra, tôi chưa từng hàn huyên với Tạ Chí Đại Trường trực tiếp lần nào. Một lần ông về Hà Nội, thì tôi bận mải đi vùng sương mù Vân Hồ nên không có được điều kiện hàn huyên, chỉ gặp mặt được chốc lát.

Năm 2023, tháng 11, người thứ hai tôi quan sát từ xa lặng lẽ, là học giả tu sĩ Tuệ Sỹ (1943-2023). Trên Giao Blog, tôi đã chú ý đến phần việc quan trọng của Tuệ Sỹ là chương trình dịch Đại Tang kinh (xem lại ở đây).

01/09/2023

Hát chầu văn năm 2023 trong không gian ngôi chùa ở Nhật Bản

Hiện nay, có khoảng nửa triệu người Việt Nam đang ở Nhật. Trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật, có hơn 10 ngôi chùa Phật giáo.

Trong một bài học thuật sắp công bố có liên quan đến người Việt Nam tại Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, tôi đã nêu các ý chính sau đây.

27/07/2023

Địa phương Trà Lũ - qua "Trà Lũ xã chí" và di văn hiện còn (1)

Cụ cử nhân Lê Văn Nhưng có để lại một ghi chép quan trọng bằng Hán văn là Trà Lũ xã chí. Tài liệu này đã được biết đến rộng rãi. Những tài liệu độc đáo dạng như thế này của làng xã Bắc Bộ đã được chúng tôi đọc luân phiên trong các nhóm đọc sử liệu địa phương được tổ chức từ cuối thể kỉ XX, mà là tại Tokyo. Đến khi tôi rời Tokyo đi làm điều tra điền dã dài hạn ở tỉnh xa Tokyo, thì không tham gia được nữa.

Mở một số entry trên Giao Blog để lưu những bài viết mới hiện nay liên quan đến Trà Lũ xã chí và các di văn hiện còn.

16/11/2022

Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản thời kì đại dịch covid-19 qua trình bày của sư cô Thích Tâm Trí

Về sư cô Thích Tâm Trí - Hội trưởng Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản - thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Bây giờ, trước thềm Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kì 2022-2027), hãy nghe các trình bày của sư cô về tình hình Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, đặc biệt là trong tình hình đại dịch covid-19.

14/10/2022

Ghi chép nhanh ở Thái Nguyên : hội thảo Phật giáo, những cuộc gặp gỡ nhân duyên

Vừa rồi, du lãng mạn Thái Nguyên với nhiệm vụ chính là tham gia hội thảo Phật giáo Thái Nguyên (bài của chủ nhân Giao Blog là về vùng đất Thái Nguyên và các ngôi chùa Thái Nguyên trong thời kì vương quốc Cao Bằng của nhà Mạc 1593-1683, đọc toàn văn ở đây), thì thật kì lạ, được gặp những con người mà tưởng chừng không thể gặp được bao giờ ở bối cảnh Thái Nguyên.

Đại khái, hội thảo ở Thái Nguyên về Phật giáo Thái Nguyên thì xem nhanh ở hai video dưới đây.

31/08/2022

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : chuông đồng niên đại 798 ở Thanh Mai

Trên Giao Blog, trước đây có giới thiệu về chuông đồng mang niên đại 948 ở làng Nhật Tảo (Hà Nội) - xem lại ở đây.

Bây giờ, giới thiệu về chuông đồng có niên đại sớm hơn nữa. Đó là chuông Thanh Mai, có niên đại 798 (năm Trinh Nguyên 14 thời Đường).

24/08/2022

"Luân chuyển" trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay : tháng 8 năm 2022 và chùa Ba Vàng

Không phải chuyển luân.

Mà là luân chuyển, trong nghĩa "luân chuyển cán bộ".

Hạ tuần tháng 8 năm 2022, nhà sư trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Bình) đã được luân chuyển từ Quảng Ninh vào Quảng Bình.

Về nhà sư trụ trì chủa Ba Vàng, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây (năm 2019) hay ở đây.

Mở đầu bằng 2 tin: tin luân chuyển và tin trên báo của quốc hội Việt Nam.

24/03/2022

Miếu Hàn Lâm và tín ngưỡng võ tướng thần ở Châu Đốc (bài Vĩnh Thông)

Nhiều năm trước, lúc du lãng Châu Đốc, tôi đã chú ý đến ngôi miếu gọi là "Miếu Hàn Lâm" ở đây. Một buổi đương trưa, rất nắng, tôi và chị Cúc gọi xe lôi để đi xem các điểm.

Chị Cúc lúc ấy nói thêm với tôi về Hông Môn - một tôn giáo thú vị ở Nam Bộ. Gần đây, nghe tin chị Cúc bảo vệ luận án tiến sĩ ở tuổi 70 (kiểm tra lại sau).

Sau đó, tôi còn tự mượn xe đi các nơi. Nắng quá, một buổi tối tôi bị cảm nắng. Thế là, bắt tội nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Kự phải bị quấy quả (hồi ấy, đi Châu Đốc, tôi ở cùng phòng với chú Cự).

05/03/2022

Chùa Linh Ứng ở phố Khâm Thiên

Trong liên đới với chùa Xiển Pháp (tức chùa Trại) - đại khái vốn ở khu vực sân vận động Hàng Đẫy hiện nay (xem nhanh ở đây), chúng tôi chú ý đến chùa Linh Ứng ở phố Khâm Thiên.

Chúng ta hãy tưởng tượng nhé: chỗ sân vận động Hàng Đẫy ngày nay vốn là khuôn viên một ngôi chùa lớn, gọi là "Xiển Pháp tự" hay "chùa Trại". Xa xưa, chỗ đó là một cái "Trại", rồi thành ra "chùa", nên thành "chùa Trại". Sau này, chùa thành ra "sân vận động". Hiện chỉ còn tấm bia đá cũ của chùa Trại nằm trong phòng ngủ của nhà dân trên phố Cát Linh (chúng tôi đã đến tận nơi, sờ tay vào tấm bia đá, xem ở đây). Đến phố Cát Linh, hỏi thăm "chùa Trại" thì người ta mới biết, còn hỏi "chùa Xiển Pháp" thì cư dân hầu như lắc đầu !

Còn chùa Linh Ứng, thì người dân kể rằng, chùa lớn này đã bị bom Mỹ phá hoại nặng năm 1972. Sau ngày thống nhất đất nước, chùa bị lấn chiếm nhiều. Đến gần đây, diện tích cũ đã được thu hồi, chùa được đại trùng tu.

18/01/2022