Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

24/09/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng miền Phù Bài và Dã Lê

Mấy ngày du lãng thực địa mới vỡ lẽ: không phải "Phú Bài" mà là "Phù Bài".

Cũng không phải là "Dạ Lê", mà là "Dã Lê".

Không ngờ là cái "xã Phù Bài" (PHÙ BÀI xã) ngày trước lại rộng đến nhường đó ! Tổng quát thì có thể nói: chỉ một "xã" mà có diện tích rộng bằng cả một "tổng" ở ngoài Bắc - vùng đất cũ.

Bây giờ, chúng ta quen gọi "sân bay Phú Bài" (PHÚ BÀI), cũng là nằm trong đất cũ của "xã Phù Bài" (PHÙ BÀI) ngày trước. Loại hình "nhất xã nhất thôn" (một xã chỉ có một thôn) của vùng đất mới mà cha ông Việt đã đi mở cõi.

06/08/2023

Nhắc nhở và chấn chỉnh việc làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan điểm của cơ quan quản lí hiện nay, cập nhật đến tháng 8 năm 2023, là: không được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam Tứ Phủ) ở bên ngoài không gian thờ tự.

21/10/2022

Chuyện báo chí tiếng Việt của cụ Phan Bội Châu : năm 1926 với Nguyễn Bá Trác

Câu chuyện về mối quan hệ giữa hai vị Phan Bội Châu và Nguyễn Bá Trác thì có nhiều lời kể.

Đại khái là câu chuyện ở khoảng năm 1925-1926, lúc cụ Phan mới bị nhà đương cục Pháp bắt ở Quảng Châu rồi dẫn độ về Việt Nam. Cụ bị Pháp đem ra xử ở tòa. Thời điểm ấy, cụ được mời đóng phim, mà đóng về chính bản thân mình và quá trình bôn tẩu xuất du. Trước đây, Giao Blog đã đề cập đến chuyện cụ Phan đóng phim về chính cụ Phan, ở đây (bài đã đăng năm 2013).

Cũng đại khái, cụ có ở nhà ông Nguyễn Bá Trác một thời gian, hai người có lúc tính cùng nhau ra báo tiếng Việt.

Đọc cụ thể ở bên dưới. Người trong nước lúc đó đã biết rõ cái bụng của Nguyễn Bá Trác, mà cũng thêm nể cái chí khí của cụ Phan.

Sau này, cụ chọn Phan Đăng Lưu trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Tiếc là chí sĩ Phan Đăng Lưu đã hi sinh từ năm 1941 (khi mới 39 tuổi, 1902-1941), nên những tư liệu liên quan đến tình bạn tình thầy trò giữa hai cụ Phan đã thất lạc cả, gia đình hiện nay không lưu được gì.

26/04/2022

Thanh niên kinh đô Huế thời Cách mạng Tháng Tám 1945 - Tôn Thất Hoàng, Phan Tử Lăng, và nhiều người khác

Về Tôn Thất Hoàng, thì đọc trên Giao Blog ở đây.

Bây giờ, giới thiệu một chút ít tư liệu về Phan Tử Lăng (1913-1993), mà Giao Blog mới nhắc nhanh ở entry về cung Phổ Hóa ở Huế (xem lại ở đây).

Tôn Thất Hoàng có cha ruột là Thượng thư Tôn Thất Quảng dưới triều Bảo Đại (thập niên 1940). Cụ thượng thư là một người kính ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh.

Phan Tử Lăng có cha ruột là Quang lộc tự khanh Phan Tử Phong dưới triều Bảo Đại (thập niên 1940). Cụ Quang lộc tự khanh cũng là một người kình ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh, cùng vợ là Nguyễn Thị Đào đã lập nên cung Phổ Hóa ở Huế.

25/04/2022

Lũ lụt lịch sử năm 1999 nhấn chìm Huế - ghi lại từ kí ức ở nơi được Thánh Mẫu Liễu Hạnh báo trước

Những tư liệu mà tôi đang xử lí hiện nay, trên bàn làm việc tại Hà Nội, là những thứ may mắn thoát được trận lũ lịch sử năm 1999.

1. Bằng giờ năm ngoái, tức tháng 4 năm 2021, chúng tôi đã du lãng ở Huế (xem lại trên Giao Blog ở đây). Không hẹn trước, chúng tôi tới thăm cung Phổ Hóa ở đường Bùi Thị Xuân. Người cháu nuôi của bà Phạm Thị Thảo (đã mất) cũng không hẹn trước mà tiếp chúng tôi trong nhiều giờ đồng hồ. Người cháu nuôi tên T. năm nay ở tuổi U50, vốn là người Quảng Trị, từ mấy chục năm trước được bà Thảo đón về nuôi nấng tại cung Phổ Hóa và dạy việc phụng sự Mẫu. Dưới đây tạm gọi là "em T.".

24/09/2021

Hôn lễ theo nghi thức Công giáo và Phật giáo ở Huế (ghi chép của Phan Thị Hương Thủy)

Đến gần đây, tôi mới biết luật sư Phan Thị Hương Thủy là con gái của nhà dân tộc học Phan Hữu Dật - người Việt Nam đầu tiên học dân tộc học một cách bài bản tại Liên Xô cũ, sau này là Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

Trong hệ phả dân tộc học Việt Nam, thì tôi xếp Phan Hữu Dật là thế hệ thứ hai của dân tộc học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - thế hệ thứ nhất là Lã Văn Lô (người học lí luận dân tộc học của Liên Xô gián tiếp qua sách vở và thư từ, chưa có điều kiện tới Liên Xô học trực tiếp --- đọc bài về Lã Văn Lô mới công bố của tôi, ở đây).

30/05/2021

Quê hương Sơn Nam Hạ : "chợ Viềng" đâu chỉ có ở Phủ Giày (Vụ Bản)

Chúng tôi dự kiến đi Sơn Nam Hạ vào tháng 5 hoặc tháng 6, nhưng bây giờ thì đành phải đẩy lùi thời gian xuống, vì dịch covid-19 vẫn đang hoành hoành.

Lúc ở Huế hồi cuối tháng 4 (xem lại ở đây) thì tính là cuối tháng 5 có thể ok. Rồi lại hoãn xuống cuối tháng 6. Nhưng bây giờ thì đành phải lùi tiếp, tới tháng 8 hay 9.

Lần này dự kiến chúng tôi đi cả vùng Nghĩa Hưng - Vụ Bản, rồi sẽ du lãng hai bên làng Keo (một bên Keo Thái Bình, một bên Keo Nam Định).

Nhân lúc chuẩn bị, thì ngồi xem tư liệu về chợ Viềng Vụ Bản, tức chợ Viềng Phủ Giày. Tư liệu cũ ghi là "Hội chợ Thánh" hay "Hội chợ Phủ".

Bây giờ, vẫn còn đang có nhiều ý kiến về nghĩa gốc của "Viềng".

Nhưng quê hương Sơn Nam Hạ yêu quí của chúng tôi thì đâu chỉ có một chợ Viềng Vụ Bản (chợ Viềng Vụ Bản thì xem ở đây trên Giao Blog). Thậm ra có nhiều chợ Viềng, tính sơ cũng phải 4 chợ cùng tên "chợ Viêng".

24/04/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng Bến Ngự và nhà xưa của cụ Phan Sào Nam

Tôi đang ở Huế. Nắng rực lên gay gắt mở đầu một mùa hè.

Đã tới Huế rất nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tha thẩn mấy tiếng liền ở khu vực Bến Ngự - chùa Từ Đàm - nhà xưa của cụ Phan Bội Châu. 

1. Đây là cảnh chụp nhanh cầu Bến Ngự và chợ Bến Ngự:


10/09/2020

Áo dài nam giới : khởi động từ lâu, giờ thì cựu kinh Huế ra quân

Áo dài của nữ thì không cần bàn nữa rồi. Bởi từ rất lâu, nó đã thành ra một phong cách Việt Nam được thế giới ghi nhận. Ngày xưa, cách nay khoảng 20 năm, các nữ sinh ở Tokyo trường tôi từng phối hợp như sau: trên mặc áo dài Việt Nam, dưới vẫn mặc quần bò. Các em tham dự lễ hội văn hóa thường niên của trường. Nghĩ một chút, thì giờ, các em ấy cũng U40 hay hơn cả 40 rồi !

Còn áo dài nam giới thì là câu chuyện thời sự bây giờ, năm 2020.

Khởi động từ các nơi lâu rồi.

06/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Đông Kinh mùa lá đổ (bút kí của Song Cầm)

Mãi sau này tôi mới biết đến cô Sông Cầm ở Huế.

Cô có một gia đình ở Nhật - phu quân Nhật Bản và ba người con Việt Nhật (hai nữ với một nam). Rồi khi gặp trực tiếp bác Phan Thiệu Cát - một người cháu gọi Phan Bội Châu là ông nội (đọc ở đây hay ở đây), vào một mùa đông ở xứ Nghệ, tôi mới được biết cô Song Cầm là chỗ thân tình của gia đình cụ Phan Bội Châu.

Hôm nay, đọc một bút kí của cô. 

Khi viết những dòng này, tôi chưa từng gặp hay liên lạc với nữ sĩ Song Cầm. Độ một hai năm nay thì thi thoảng thấy cô trên lưới trời Facebook mà thôi.

16/02/2020

Đi lễ đàn Nam Giao năm 2020 (chuyện kể của ông Nguyễn Đắc Xuân)

Tại đất cố đô Huế, mình từng có dịp gặp gỡ với các vị quan đầu tỉnh, trong đó có cả "người anh hùng hụt" Hồ Xuân Mãn (đọc lại ở đây), hay nhà thơ nguyên Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Khoa Điềm (đọc lại ở đây).

Nhưng ấn tượng nhất vẫn là các cuộc gặp gỡ với các học giả người Huế chuyên viết về Huế. Vài ba lần gặp cụ Nguyễn Đắc Xuân tại "đất thần kinh". Gần đây, đầu năm 2020, cụ Xuân có viết về cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về Huế có tranh thủ đi lễ đàn Nam Giao.

15/01/2020

Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (Huế) sang đơn vị chủ quản mới

Cả năm 2019, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển mới phát hành được một số duy nhất, là chính số 1 (153) năm 2019. Sau đó, thì tới tháng 12 năm 2019, không phát hành được nữa.

Do qui hoạch báo chi toàn quốc, nên tòa soạn tạp chí chuyển sang đơn vị chủ quản mới.

Việc chuyển đổi tựa như đã hoàn tất. Từ tháng 1 năm 2020, tạp chí sẽ phát hành trở lại.

08/05/2019

Thêm một vị nhân thần thời kì Đổi Mới : vùng đầm phá Tam Giang với "đức khai canh" Phan Thế Phương (1934-1991)

Người xứ Huế phát âm chữ "Đức khai canh" theo giọng Huế, mình cứ nghe thành ra "đớc khai căn". Đó là vị thần quan trọng, thường là người thật (hoặc vốn thật) có công khai phá xóm làng, dạy bảo dân làm ăn.

Nếu vùng Vĩnh Phúc có Kim Ngọc (1917-1979) ở đêm trước Đổi Mới, thì xứ Huế cũng có Phan Thế Phương ở thời kì đầu Đổi Mới.

Dân miền biển huyện Tiền Hải thì thờ cụ Nguyễn Tạo (người gốc Nghệ, cùng quê với Nguyễn Công Trứ) có công khai canh cho dân hồi thập niên 1930. Cũng chính dân huyện Tiền Hải lập sinh từ thờ sống Nguyễn Công Trứ ngay thời giữa thế kỉ 19.

Dân vùng đầm phá Tam Giang ở xứ Huế thì thờ thần khai canh Phan Thế Phương (1934-1991). 

Xứ Huế là vậy. Có những người như Hồ Xuân Mãn man trá không có Đảng mà leo lên tận ghế Bí thư Tỉnh ủy, tham lam cái danh hiệu Anh Hùng (bị lật tẩy). Cũng có những người như cụ Phan Thế Phương xuất thân nhà giáo, được dân lập đền miếu thờ phụng đời đời.

29/11/2018

Nhìn lại 10 năm trước : nhà cũ Phan Bội Châu ở Huế xuống cấp nghiêm trọng (2008-2010)

Mấy năm gần đây thì nhà cũ của cụ Phan Bội Châu ở Huế đã được phong quang, trở thành một điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Dĩ nhiên là nó đã xuất hiện trên bản đồ du lịch Huế. Có thể xem ở đây hay ở đây.

Nhưng cũng cần phải nhìn lại chuyện 10 năm trước.

01/11/2018

Sư ông Làng Mai trở lại chốn tổ, tĩnh dưỡng những ngày tháng còn lại

Mãi đến khoảng năm 2000, mình mới bắt đầu đọc sách của sư ông Làng Mai một cách có hệ thống. Hồi thập niên 1990, trong kí túc xá Mễ Trì, thì chủ yếu đọc chơi chơi, không mấy để tâm, quanh đi quẩn lại với "đường mây" hay Nguyễn Lang.

Mà quyển đọc chăm chú đầu tiên, lại là một cuốn sách dịch. Sư ông viết bằng tiếng Anh, và bản dịch ấy là tiếng Nhật.

11/10/2018

Gió lạnh đầu mùa, hiện lên rõ ràng là hình ảnh chị lao công gần nhà lưu niệm Tố Hữu

Buổi sáng của những ngày đầu tiên có gió lạnh ở Hà Nội, đưa trẻ con đi học và từ đó trở ra, thì hình ảnh nổi bật, hóa ra là các chị lao công trên các con đường góc phố.

Các chị bỗng nổi bật so với thường ngày.

Là bởi gió làm xào xạc lá, rác không tĩnh lặng như mấy hôm chưa có heo may mà cứ bay bay tứ tung. Vẫn những cái chổi tre ấy, độ một tuần trước, còn chưa chú ý, thì hôm nay cứ khua lên tứ tung. Người đi bộ, người cưỡi xe, qua lại, hầu như không làm các chị phải vướng bận gì với những cú khua lên tứ phía ấy. Rác từ dưới đất bay cả vào mặt người ta, cũng không hay.

Chổi tre chắc vẫn cứ thế từ hồi cụ Tố Hữu.