Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình-Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình-Định. Hiển thị tất cả bài đăng

12/02/2022

Dấu ấn của thời Tây Sơn : "tiên nhu chi bảo" hay "hòa nhu chi bảo"

Lần trước, chúng tôi đã đến thăm vườn nhà Nguyễn Huệ tại Bình Định, đọc lại ở đây (năm 2017).

Hôm nay, bàn về một dấu ấn của triều đại Tây Sơn trên tư liệu văn bản.

Hiện đang có hai thuyết. Một thuyết đọc là "Tiên nhu chi bảo", một thuyết đọc là "Hòa nhu chi bảo" cho hình dấu triện trên các văn bản thời Tây Sơn.

30/11/2018

Từ quê hương Quy Nhơn và Bình Định, tới công nghiệp của Trần Bắc Hà

Một lần gần đây, chúng tôi đã du lãng Quy Nhơn và Bình Định. Đã đi nhanh một mẩu ngắn ở đây (tháng 9 năm 2017).

Lúc đó, đã nghe các thông tin về trùm tài chính Trần Bắc Hà. Một người bên Hội đồng Nhân dân tỉnh có tới chơi và la cà quán xá trong thành Quy Nhơn một vài lần. Người đó than phiền nhiều về vấn đề đất công đang bị ngang nghiên cắt xẻo luôn cho tư nhân. Người như vậy là tương đối có vị thế trong tỉnh, nhưng sự lên tiếng đều không có hồi đáp, tựa như nói với cái nhà trống hoác.

Bây giờ, chuyện ông trùm đang rộ trên các phương tiện thông tin.

19/10/2018

Nhóm thái tử, qua thông tin chính thống : các trường hợp khác (Nguyễn Đức Hoàng, ở Bình Định)

Nhóm thái tử tức "đảng thái tử", là chỉ các trường hợp cụ thể, đang cập nhật dần, rất đông đảo, mà tiêu biểu là Nguyễn Xuân Anh (Đà Nẵng), Vũ Minh Hoàng (Cần Thơ), Huỳnh Thanh Phong (Hậu Giang), Lê Phước Hoài Bảo (Quảng Nam),... Điểm chung quan trọng nhất: tất cả đều là đảng viên trẻ tuổi.

Hôm nay, bổ sung trường hợp Nguyễn Đức Hoàng ở Bình Định.

13/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 2

Viết dần từ 9/1/2018

Một bức tranh có miêu tả đoàn sứ An Nam với trưởng đoàn là quốc vương Quang Bình trong lễ mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi, do họa sĩ nhà Thanh vẽ vào dịp đó (năm 1790), sau khắc in thành sách (nằm trong một bộ sách lớn có rất nhiều tranh), đã được Nguyễn Duy Chính giới thiệu và phân tích trong bài (tức bài "Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung ?" trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4 năm 2017).

Trong bức tranh ấy, theo Nguyễn Duy Chính thì có thấy hình ảnh của quốc vương Quang Bình (nguyên văn ông viết: "trong đó có cảnh vua Quang Trung cùng vương công đón hoàng đế hồi loan." - hoàng đế ở đây là vua Càn Long).

Bác Chính thì sử dụng bản tranh in khắc gỗ mà có màu.

Cũng trang tranh đó, hiện tôi mới chỉ có tư liệu đen trắng (tranh in khắc gỗ nhưng không có màu). Xem trích đoạn ở dưới (tạm thời sử dụng "in khắc gỗ" ở đây, kiểm tra lại sau).

27/09/2017

Doanh nhân đất Việt với công nghiệp du lịch biển miền Trung : trường hợp FLC Quy Nhơn

Chúng tôi du lãng Quy Nhơn, có ghé thăm gốc me vườn nhà Nguyễn Huệ. Mà bây giờ, đã đến Quy Nhơn, thì không thể không nhắc đến sự hiện diện của tập đoàn FLC ở khu vực này.

Trước hết, lấy một ít tư liệu chính thức của FLC Quy Nhơn đang công khai trên mạng, và một bài tổng quan về tầm nhìn của FLC đối với việc khai thác du lịch biển miền Trung.

13/01/2016

Chữ quốc ngữ với vùng ven, hay Bình Định với chữ quốc ngữ

Có một hội thảo như vậy đã diễn ra.

"Rất ít người biết rằng Bình Ðịnh đã có những đóng góp trong việc phôi thai chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ XVII; truyền bá, phát triển chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Ðược sự phối hợp tham gia của một số cơ quan và nhà nghiên cứu, Sở VH-TT&DL đang trình UBND tỉnh, xin tổ chức Hội thảo “Bình Ðịnh với chữ Quốc ngữ” trong năm 2015."