Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện-biên-phủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện-biên-phủ. Hiển thị tất cả bài đăng

12/05/2022

Góc nhìn văn hóa sử : sự thực lịch sử và sự thể hiện của nghệ thuật về lịch sử ấy - tranh Điện Biên Phủ 2022

Vừa rồi có sự kiện bà Phi Yến ở Côn Đảo (xem ở đây), cung cấp một trường hợp khá thú vị cho góc nhìn văn hóa sử của tôi. Thế rồi, sang tháng Năm này, trong liên quan đến kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng Năm năm 1954), thì sự kiện tranh Điện Biên Phủ 2022 lại cung cấp một trường hợp thú vị nữa.

28/07/2020

Ta xây dựng đời ta - trường hợp Nhật Bản : năm 1954, điện khí hóa mạnh mẽ ở nông thôn

Sắp tới, trong chương trình học tập, tôi dự tính sẽ cho các em học sinh ôn lại những chặng đường "ta xây dựng đời ta" của người Nhật Bản, mà là qua tư liệu rất sinh động: phim tài liệu. Học sinh là người Việt Nam, người Nhật Bản, và có thể là quốc tịch khác.

07/05/2020

Từng có năm kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, mà không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Cụ thể là năm 1984, kỉ niệm 30 năm (7/5/1954 - 7/5/1984).

1. Ngay trong cuốn sách của Trần Dân Tiên in năm 1949, thì vốn có chi tiết Võ Nguyên Giáp được sự giúp đỡ của một người Mĩ nên đã hạ được địch cố thủ ở Thái Nguyên lúc mà đoàn quân cách mạng từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội chuẩn bị cho ngày 2/9/1945 (bản đầu tiên của Trần Dân Tiên ghi rõ như vậy), nhưng sau này, đã được biên tập, chỉ còn lại mỗi Võ Nguyên Giáp. Liên quan đến người Mĩ được gạch bỏ.

Người Mĩ lúc đó (lúc biên tập vào nửa đầu thập niên 1950) không được phép xuất hiện, dù là vào năm 1945, nếu không có người Mĩ thì chưa chắc đã có một ngày 2/9/1945 thành công tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam mới (sự cố của ngày 2/9/1945 ở Sài Gòn cho phép liên tưởng như vậy).

Xem cụ thể lại sự kiện năm 1945 gắn với Võ Nguyên Giáp ở đây (đã đưa lên Giao Blog từ 2013), hay ở đây.

07/05/2019

Sách của TRAN DAN TIEN (1949) cho chúng ta cái nhìn khách quan hơn về tướng quân Võ Nguyên Giáp

Viết nhanh để tặng bạn N.T.T., như đã nói trong tháng 4 năm 2019.

Hôm nay là ngày 7 tháng 5, một ngày lịch sử trọng yếu của Việt Nam trong thế kỉ XX. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ chiến thắng huy hoàng Điện Biên Phủ. Người Pháp cũng sẽ mãi mãi ghi nhớ về chiến bại cay đắng Điện Biên Phủ.

Một Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng lòa, là hoàn toàn đúng ở thời điểm ngày 7 tháng 5 năm 1954.

01/02/2015

Cựu hoàng Bảo Đại sau năm 1945 : Xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh (1)

Có cuốn hồi kì của cựu hoàng đế Bảo Đại đã được tạm thời giới thiệu ở đây.

Bây giờ, đi một ít thông tin về Xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh (nay là Quảng Ninh). Đây là một ý đồ của người Pháp: dùng người thiểu số để đối đầu với Việt Minh, chuẩn bị dọn đường mong chính quyền thực dân của Pháp trở lại Việt Nam sau năm 1945. Ý đồ của người Pháp đã thất bại cùng chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. 

Xứ Nùng tự trị có hiến pháp tự trị, được quốc trưởng Bảo Đại công nhận, tồn tại từ 1949 đến 1954 (theo tài liệu chính thức).

Điểm chú ý: nhóm người Nùng ở Hải Ninh, từ góc nhìn dân tộc học, thì không phải người Nùng. 

13/01/2015

Chuyện khó tin : đúc súng bằng gang để bắn giặc Pháp (1950-1954)

Đúc súng bằng gang với các lò rèn thủ công. Có thực hay không ? Đây là đoạn ghi trong sử địa phương, một địa phương có nghề rèn truyền thống (nhưng chỉ là rèn thủ công, và đúc lưỡi cày bằng gang):

10/12/2014

Dừng lại và giải thủy bạc : Những mẩu chuyện của Trần Độ về Cụ Hồ

Chữ "dừng lại" là nguyên trong khẩu lệnh. Còn chữ "giải thủy bạc" là mượn của Nguyên Hồng (trong những chuyện về Hải Phòng thời ông mới gần hai mươi đã viết những nàng Bỉ vỏ, những hiệu sách Tàu, cớm và a phiến).

09/11/2014

Điện Biên Phủ và vai trò của Liên Xô (1) : Có hay không có Kachiusa ?

Mình không có kiến thức về đạn dược. Nên có một dạo phải giơ tay hàng với những câu hỏi của một nhà nghiên cứu nước ngoài, về các loại vũ khí, mà quân đội Việt Nam (cả hai bên VNDCCH và VNCH) đã sử dụng. 

08/05/2014

Đoàn Trung Quốc được mời tới Điện Biên Phủ kỉ niệm tròn 60 năm (tờ QĐND)

Đoàn chủ yếu gồm người thân trong gia đình các tướng lãnh đã giúp Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp (gia đình các ông Vi Quốc Thanh, Trần Canh,...) và gia đình tướng Nguyễn Sơn. Nhân kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhận được lời mời của phía Việt Nam, đoàn đã tới thăm Điện Biên Phủ.

Thời gian là cuối tháng 4 năm 2014.

Đại khái như sau (ảnh chụp tại Điện Biên Phủ, do phóng viên báo QĐND chụp):


Đó là nội dung của một bài báo trên mảng tiếng Trung của tờ Quân đội Nhân dân (của Việt Nam). 

Bài báo có tiêu đề là 奠边府——搭建越南-中国密切友好关系的桥梁 (tạm dịch: Điện Biên Phủ - Cây cầu kiến tạo quan hệ hữu hảo mật thiết Việt Nam - Trung Quốc). 

Những thước phim vô giá về cuộc kháng chiến trường kì 9 năm của cả dân tộc (1946-1954) : Điện ảnh Nga Xô, sản xuất năm 1955

Phim do phía Nga Xô dựng và phát hành từ năm 1955. Trong đó, có những đoạn là do nhà quay phim Việt Nam là Quang Huy thực hiện - một người mà hiện nay, hầu như rất ít người còn biết đến.

Một dân tộc quả thực đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa":

07/05/2014

Báo chí Trung Quốc ngày 7-5-2014 : Việt Nam kỉ niệm 60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ, cựu chiến binh nói về vai trò quan trọng của Trung Quốc

Hình ảnh trên báo chí Trung Quốc sáng ngày 7/5/2014:
Nguyên chú (Giao dịch):
Ảnh tư liệu, hình miêu tả trang phục của đội quân du kích Bắc Việt, phần vũ khí trang bị
là do Trung Quốc sản xuất

(Nguyên văn lời chú thích ảnh:  资料图:北越游击队装束示意图,武器装备部分是中国制造)

06/10/2013

"Hồ Chí Minh ấn" và "Võ Nguyên Giáp ấn" : Chữ Hán và triện khắc chữ Hán của Đại tướng (1950, 1957)



Trong một số cuốn hồi kí cách mạng, có thấy kể việc thời trẻ cụ Giáp từng nói tiếng Trung Quốc và viết chữ Hán. Chẳng hạn, ông Vũ Anh (p.16) có kể việc trước năm 1945, Việt Minh - hồi còn hoạt động bí mật ở biên giới Việt Trung  - từng tổ chức một cuộc nói chuyện ở Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc). Nguyên văn: "Hôm đó, anh Đồng nói bằng tiếng Pháp, anh Giáp nói bằng tiếng Trung Quốc. Người đến nghe rất đông...".