Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đỗ-quang-chính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đỗ-quang-chính. Hiển thị tất cả bài đăng

08/02/2021

Thế hệ người Việt nghiên cứu Từ điển Việt - Bồ - La (in năm 1651) bằng cách chép nó toàn bộ hoặc một phần

Khoảng gần 10 năm trước, tôi có tìm và đọc lại một số bài viết ngắn nhưng thú vị của học giả người Nga sang làm dâu nước Việt, đó là cô Xtan-kê-vích vợ của học giả Nguyễn Tài Cẩn (nhiều bài đứng tên chung cả hai ông  bà), trên các tạp chí khoa học ngày xưa sưu tập được ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Các cuốn tạp chí ấy, tôi đã thấy lần đầu trên văn phòng Đoàn trường, vì hồi ấy tôi là cán bộ Đoàn, mà văn phòng thì được nhận các tài liệu của nhà trường và nhiều nơi khác. Liền mượn và photo lại những bài mình chú ý, trong đó có những bài của cô Xtan-kê-vích. 

Sau này, mua lại được các số tạp chí ấy ở hiệu sách ở cổng trường (đã kể về cái hiệu sách ấy ở đây). Nên hiện có cả bản gốc và bản photo.

1. Đáng chú ý là bài viết chung của hai vợ chồng cụ Cẩn viết năm 1982, và một bài riêng của cô viết năm 1991, tôi đã dẫn bài đó trong một bài viết học thuật đã công bố chính thức năm 2015 như sau (toàn văn bài đó đọc ở đây):

23/11/2019

Đắc Lộ bản cập nhật 2019 : vẫn chưa yên với "chữ quốc ngữ" suốt từ 1650s

Thập niên 1650 là một thập niên đáng ghi nhớ trong lịch sử chữ quốc ngữ, với việc giáo sĩ Đắc Lộ đã miệt mài trong suốt mấy năm ở châu Âu để cho ra đời bộ 3 tác phẩm quan trọng:
- Từ điển Việt - Bồ - La,
- Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài,
- Hành trình và truyền giáo.

Bộ sách được chuẩn bị từ mấy chục năm trước, nhưng đến thập niên 1650 mới được in thành sách và phổ biến rộng rãi ở châu Âu.

18/01/2015

Tết Nguyên Đán ở Thăng Long thời thế kỉ 17 (bài Đỗ Quang Chính)

Tết Nguyên Đán đến là các quan sẽ lũ lượt đi lễ đi tết vua, rồi chúa. Người ta phải xếp hàng đông nghịt trước cung vua hay phủ chúa. Chúa Trịnh về sau thì phớt lờ vua Lê, không đi tết vua vào ngày Mồng Một như các đời chúa đầu tiên.

Đại khái thế.