Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

15/03/2024

Thăm quê hương Ngô Quyền và Giang Văn Minh, tham dự hội thảo về Ngô Quyền

Ngày thứ Năm (14/3/2024), chúng tôi thăm quê hương của vua Ngô Quyền và thám hóa Giang Văn Minh - đó là quần thể làng cổ Đường Lâm (mà không phải "làng cổ Đường Lâm" như cách nói quen dùng hiện nay; học giả Nguyễn Tùng - một chuyên gia về làng xã Việt Nam trong đó có làng Mông Phụ - đã đề xuất cách gọi đúng là "quần thể làng cổ Đường Lâm").

Ngày thứ Sáu (15/3), chúng tôi đi dự hội thảo về Ngô Quyền tại Tam Nông (Phú Thọ).

Nguyễn Tùng đã viết rõ: xã Đường Lâm hiện nay có 9 làng xã cũ hợp nhất lại, trong đó, không phải tất cả đều là làng cổ, mà chỉ có một số mà thôi (tiêu biểu nhất là Mông Phụ). Nguyễn Tùng đưa ra các giả thiết về quê hương của vua Ngô Quyền, như đã biết trong học giới, nhưng ông không theo thuyết nào. Quan tâm của ông là "làng cổ" mà không phải quê hương của các vị vua.

Truyền thuyết dân gian thì cho biết: vua Ngô Quyền đã từng hành quân qua huyện Tam Nông (có thị trấn Hưng Hóa, tỉnh Phú Thọ ngày nay).

06/03/2023

Cập nhật tình hình xử lí thuộc hạ của Cao Biền (thánh vật sông Tô Lịch)

Đại khái, tình hình phá trấn Cao Biền do võ sư Lương Ngọc Huỳnh đã được Giao Blog chú ý, xem lại ở đây và ở đây.

Entry này là cập nhật tình hình vào ngày 6/3/2023. 

Võ sư đã mang các tháp nhốt vong của thuộc hạ Cao Biền ra, xử lí theo cách của mình để tiễn các vong người Trung Quôc đó về địa ngục.

19/05/2020

Đạo sĩ Cát Hồng gắn bó với phương Nam (một cái nhìn nhanh)

Cát Hồng là một đạo sĩ danh tiếng của Đạo giáo Trung Quốc. Ông và Đỗ Quang Đình (đọc nhanh lại ở đây) là những đạo sĩ có nhiều trước thuật quan trọng được đưa vào bộ Đạo tạng (kinh điển của Đạo giáo).

Chúng tôi tính du lãng một số địa điểm mà Cát Hồng đã từng du lãng trong cuộc đời đặt chí hướng vào luyện đan và tu tiên của ông, nhưng dịp Cô Vy làm cho ách tắc hết. Không đi đâu được.

Sử sách ghi Cát Hồng từng làm huyện lệnh (đại khái như Chủ tịch huyện) Câu Lậu. Mà rắc rối là nhiều học giả Việt Nam bảo Câu Lậu tức núi Trâu, tức là địa danh Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam ngày xưa. Nhưng các học giả Trung Quốc thì lại bảo không phải thế, là đất nội địa Trung Quốc mà thôi.

18/05/2020

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : chuông đồng niên đại 948 ở làng Nhật Tảo (Hà Nội)

Hôm trước, đã nói về bia xá lị mang niên đại 601 (thời thuộc Tùy) ở Bắc Ninh. Đọc lại ở đây.

Hôm nay, sẽ giới thiệu về chiếc chuông đồng đúc năm 948, dù đã thuộc thời Ngô nhưng không có niên hiệu nhà Ngô, mà mang niên hiệu Càn Hòa của nhà Nam Hán (đóng đô ở Quảng Châu). Chuông này hiện được bảo quản ở làng Nhật Tảo (Hà Nội).

Một thời kì dài, dù đã độc lập khỏi ách đô hộ của người Hán đến từ phương Bắc, trở thành một quốc gia tự chủ, nhưng chưa hề có quốc hiệu hay niên hiệu. Phải tới tận năm 970, Đinh Tiên Hoàng mới đặt niên hiệu Thái Bình.

Đại khái trong khoảng từ năm 938 đến năm 970, chưa rõ tên nước, chưa rõ niên hiệu của vua. 

Chuông đồng Nhật Tảo đã được chỉ định là Bảo vật Quốc gia từ ngày 15/1/2020.

12/05/2020

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : bia xá lị năm 601 (thời thuộc Tùy) ở Bắc Ninh

Mảnh bia này mới được tìm thấy ở vùng Bắc Ninh - được xem là chỗ đóng đô của bộ máy cai trị phương Bắc thời xưa. Cũng khoảng gần chục năm về trước rồi.

Đó là thời nhà Tùy ở Trung Quốc. Còn Giao Châu, thì là thời thuộc Tùy - một đoạn trong cả một ngàn năm Bắc thuộc.

Thời thuộc Tùy cách chúng ta tới khoảng 1600 năm. Vượt qua quãng thời gian tới tận 16 thế kỉ, với bao nhiêu binh hỏa chiến tranh, bao nhiêu đổi thay, mà vẫn có một vài mảnh bia sót lại (mảnh ở Thanh Hóa liên quan đến Lê Ngọc thì đọc ở đây, còn mảnh đang nhắc đến là ở Bắc Ninh).

Về không khí của nhà Tùy trong quan hệ với các đạo sĩ thời đó, thì có thể đọc một truyện truyền kì do đạo sĩ trứ danh Đỗ Quang Đình viết - bản dịch tiếng Việt của chủ nhân Giao Blog từ đầu thập niên 1990 (xem lại bản dịch ấy ở đây hay ở đây).

17/04/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : thuyết đại âm mưu đang trở lại

Sau một thời gian có vẻ đã có sự nỗ lực chung cùng sự thấu hiểu lẫn nhau, thì bây giờ, mấy ngày nay, thuyết đại âm mưu xung quanh đại dịch Cô Vy lại đang bùng lên từ các nơi.

Thuyết thì qui nguồn là sự chuẩn bị cho vũ khí sinh học của phía Trung Quốc.

Thuyết thì lại qui cho phía quân đội Mĩ.

Và những thuyết khác nữa.

05/04/2020

Nhân đợt nghỉ dịch Cô Vy, đi thăm nơi ẩn cư của một đạo sĩ An Nam thời nhà Đường (thế kỉ 8 - 9)

Thời nhà Đường, kinh đô là Trường An.

Từ An Nam lên Trường An thì thật sự xa xôi cách trở. Ấy vậy mà có một số nhân sĩ An Nam ta đã lên đó học hành, rồi thi cử đỗ đạt, ra làm quan, như Khương Công Phụ tới chức Tể tướng - đã kể hôm trước (xem lại ở đây). Cụ Khương thì cuối đời, cũng bỏ quan đi tu Đạo sĩ trong núi sâu, rồi mất năm 805 (năm Vĩnh Trinh 1 đời Đường Thuận Tông).

Hôm nay, muốn đi thăm lại đạo quán Hạo Thiên ở kinh đô Trường An thời Đường, vào thế kỉ 8 - 9. Một đạo quán nổi danh ở Tràng An thời ấy. Đạo quán Hạo Thiên là nơi tu hành của một đạo sĩ gốc An Nam.

28/03/2020

Ở yên và vui trong động sâu cả 10 năm (Khương Công Phụ ẩn cư tại đất Tuyền châu hồi thế kỉ 8)

Từ  0 h ngày 28/3 năm 2020, nước Đại Việt giới nghiêm.

Đang đại dịch Cô Vy, nên kể chuyện ẩn cư của người xưa.

Mà nhắc đến ở đây là chuyện về cụ Khương Công Phụ - người của thời nhà Đường (Trung Quốc), tức là sống trước thế kỉ X. Có nghĩa là sống cách chúng ta hơn cả 1000 năm. Cụ vốn là đất Việt (người đất châu Ái hồi đó) mà đã thi đỗ Tiến sĩ ở Trung Nguyên, tức tại kinh đô của Đại Đường Đông Thổ, nên được vua Đường mến mộ mà tuyển dụng.

Cụ trải qua nhiều chức quan trong triều đình nhà Đường, có lúc làm tới chức Tể tướng - tức ngang với hàng Thủ tướng bây giờ, đại khái thế.

22/03/2020

Ông vua Lê gốc Hán đóng đô ở vùng Thanh Hóa hồi thế kỉ 6 - 7, sau được dân Việt đời đời thờ phụng

Đó là vị thái thú các quận Nhật Nam và Cửu Chân thời nhà Tùy, có tên tục là Lê Ngọc (hay Lê Cốc). Ông là người Hán được các triều đại phong kiến Trung Quốc (Lương, Tùy) phái xuống cai quản vùng Thanh Nghệ ngày nay. 

Câu chuyện của thế kỉ 6 - thế kỉ 7. Tức là thời Bắc thuộc, cách nay tới mười mấy thế kỉ. Cụ thể là thời Tùy Dạng Đế.

1. Thời Tùy Dạng Đế trong liên quan đến Lê Ngọc, thì có thể đọc một chuyện thần tiên của đạo sĩ Đỗ Quang Đình qua bản chuyển ngữ của chủ nhân Giao Blog từ khoảng 25 năm trước, ở đây - truyện Người khách có bộ râu hùm). Trong truyện, có sự xuất hiện của chàng thanh niên Lý Thế Dân (sau là vua Thái Tông của nhà Đường).

Tùy Dạng Đế trong truyện của Đỗ Quang Đình chính là người đã phái Lê Ngọc tới cai quản vùng Thanh Nghệ ngày nay.

20/03/2020

Giữa đại dịch toàn cầu, võ sư Huỳnh tiễn thần ôn Cô Vy về Vũ Hán !

Nhiều năm trước, võ sư Huỳnh đã thiết đàn để đuổi bầy đàn sư đệ nhóm Cao Biền (đã trấn yểm sông Tô Lịch ở Hà Nội) về lại Trung Quốc. Ông bắt các vong  Trung Quốc hàng ngàn năm trước ấy vào các tháp. Xem lại cụ thể ở đây.

Ông cũng từng tiễn Quan Công về lại Trung Quốc vào năm 2017 (xem lại ở đây).

1. Tháng 3 năm nay, sau sự kiện chiếc máy bay định mệnh VN54 từ Anh quốc về Hà Nội có nguy cơ làm toang phòng tuyến chống giặc Cô Vy của thủ đô và cả nước, thì võ sư Huỳnh lại thiết đàn để đuổi thần ôn Cô Vy về lại Vũ Hán.

2. Đuổi Cao Biền và đệ tự của hắn, tức nhóm Đạo sĩ có phép thuật cao tay của nhà Đường bên Trung Quốc đến Việt Nam từ thời Bắc thuộc, cách nay tới hơn ngàn năm.

Cũng đuổi luôn thần ôn En Cô Vy, theo võ sư Huỳnh là vừa được sinh ra tại Vũ Hán, phải về ngay lại Vũ Hán, không được làm hại người Việt Nam và nhân dân toàn thế giới.

3. Võ sư tâm sự thủ thỉ với đệ tử của Cao Biền, lại cũng trò truyện lí lẽ với thần ôn Cô Vy. Không nghi ngờ gì nữa, đó cũng chính là một nét đẹp của Đạo giáo - một kĩ thuật và cũng là một phép thuật của Đạo giáo có gốc từ Trung Hoa (chỗ này, phải có kiến thức về Đạo giáo Trung Hoa mới hiểu được). 

20/01/2020

Cuối năm xem lại văn bia cổ nhất (năm 618 thời thuộc Tùy) trong liên quan với Tam Giới

Bây giờ, đang xem lại văn bia khắc chữ Hán cổ nhất hiện còn ở Việt Nam, là bia dựng năm Đại Nghiệp 14 thời nhà Tùy (tức năm 618).

Suy nghĩ về mối quan hệ của nó với Tam Giới (vừa là Phật giáo, vừa là Đạo giáo).

Đi một ít bài liên quan.

31/08/2019

Bộ thần Tứ Bất Tử với nghệ thuật đương đại : ốp điện thoại thông minh

Bộ thần Tứ Bất Tử của Đại Việt, với tôi, thì bắt đầu chính thức viết bài học thuật từ khoảng năm 2007 (bài đăng lần đầu trên tạp chí học thuật cũng khoảng đó). Liền mấy bài hồi đó.

Giữa chừng đang còn tạm nghỉ để chuẩn bị, rồi mới có thể tiếp tục công bố, thì gần đây, hồi trung tuần tháng 8 vừa rồi, bất ngờ gặp gỡ ở một hội thảo (xem lại ở đây), thì một ông em có hỏi thăm như đề nghị: anh làm mọi người đợi bài thêm về Tứ Bất Tử trong liên quan với cuốn Hội Chân Biên lâu quá, tới hơn 10 năm rồi còn gì, mà bài đó có viết là sẽ làm tiếp ngay mà !

22/07/2019

"Lý hoặc luận" của Mâu Bác ra đời ở tk II hay tk V (bài Dương Ngọc Dũng)

Mâu Bác được gọi là "Mâu tử", tức là "thầy Mâu" giống như cách gọi cho "thầy Khổng = Khổng tử" hay "thầy Mạnh = Mạnh tử".

Tác phẩm trọng yếu của ông gắn với Việt Nam thời Bắc thuộc là cuốn Lý hoặc luận (tạm hiểu là dùng lí lẽ để đẩy lùi mê hoặc). Có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này. Một tư liệu đọc nhanh về Mâu Tử và Lí hoặc luận đã đưa về Giao Blog, ở đây.

Dưới là bài của học giả Dương Ngọc Dũng (bác Dũng là người đã hướng dẫn cho bác Obama khi tới thăm chùa Ngọc Hoàng ở Tp. Hồ Chí Minh, đọc lại ở đây hay ở đây).

27/05/2019

Vị đạo sĩ của Việt Nam xuất thân từ Khoa Triết - Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây

Đó là thầy Quất - nguyên chủ nhiệm Khoa Triết học thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước. Gần đây, ông đã nhập Đạo giáo, trở thành Đạo sĩ.

Dưới đây là hình ảnh ông trong đoàn Đạo sĩ Việt Nam đi công cán ở hải ngoại. Là vị trưởng lão có râu bạc như cước, đứng ở hàng đầu trong cái ảnh đầu tiên.

22/05/2019

Bồ Tùng Linh bản dịch 1994 (in lại 2006) : Cuộc tháo thân khỏi địa ngục

Bản dịch năm 1994 và in lần đầu năm 1995, thì đã nói nhanh ở đây. Đó là bản dịch đã được chuyên gia Vương Kim Địa điểm nhanh trong một bài viết học thuật đã xuất bản năm 1995 ở Trung Quốc (kỉ niệm 280 năm ngày mất của Bồ Tùng Linh).

Bản in lần đầu năm 1995 là trên tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. Đó là khoảng thời gian chúng tôi có điều kiện thi thoảng gặp cụ Cù Huy Cận ở nhà 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội (đã kể nhanh về việc gặp nhà thơ chuyên đi xe mi-ni nữ ở đây, tháng 12/2014).

Dưới là bản in lại vào năm 2006 trên báo Đại biểu Nhân dân.

Cũng lần đầu tiên, đến hôm nay, tôi biết bản in lại này.

28/10/2018

Cuốn sách viết ở thế kỉ II của người Việt đi vào học thuật Trung Quốc (các phát hiện của Lê Mạnh Thát)

Các tìm tòi của học giả Lê Mạnh Thát về cổ sử Việt Nam, qua bản giới thiệu từ góc nhìn báo chí của cây bút Hoàng Hải Vân. Bài đã lên mạng từ 10 năm về trước (tức năm 2008).

Chép về Giao Blog, vì nhân hôm qua (27/10), có nói nhanh về Lý hoặc luận của Mâu Bác (tức Mâu Tử). Hôm qua, chủ đề chính là Đạo giáo thời kì sơ khởi (tức thời Đông Hán) ở Trung Quốc, và mình đưa Lý hoặc luận ra như một chỉ dấu quan trọng của sự lan tỏa xuống phía Nam của Đạo giáo ngay từ thời đó.

Có nhiều chỉ dấu quan trọng, nhưng tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử mang tính thuyết phục hơn cả. Tuy vậy, mình chỉ dừng lại ở chỗ "Mâu Tử là người Giao Châu". Không diễn giải xa thêm.

06/03/2018

Sáng tạo mới của võ sư Huỳnh : dâng sao giải hạn thuần Việt

Tiếp nối các lễ mà võ sư đã thực hiện các năm trước. Như tiễn Quan Công trở về Trung Quốc (tháng 7/2017), phá trấn Cao Biền (tháng 11/2016).

Sáng nay, ngày 6/3/2018, dâng sao giải hạn thuần Việt được thực hiện trong khuôn viên đền Quán Thánh (Hà Nội). 

Không phải là chuyện nhỏ nữa, bởi Quán Thánh là ngôi đền mà nếu không phải đạo sĩ thực thụ, như ngài Thanh Hòa Tử ở hồ Thái Cực trước đây, thì không dám thiết đại lễ.