Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đại-học-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đại-học-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

09/11/2023

Tâm sự nhà giáo và cựu nhà giáo - tháng 11 năm 2023

Sắp đến ngày 20 tháng 11, sưu tầm một ít tâm sự của nhà giáo và cựu nhà giáo.

Tiếng Việt đang phát triển. Xưa ta quen nói "cựu sinh viên" hay "cựu học sinh", nay đã có cả "cựu người học". Bởi vậy, tự nhiên như nhiên, "cựu nhà giáo" cũng thành quen tai.

25/07/2023

Hội thảo quốc tế ở Trường Đại học Thăng Long - ghi nhanh

Hội thảo quốc tế Giao lưu văn hóa-văn học giữa Việt Nam và các nước Đông Á thời kì Trung - Cận đại được tổ chức trọn trong một ngày Chủ Nhật vừa rồi (ngày 23/7/2023), tại Trường Đại học Thăng Long (Hà Nội).

Hội thảo có một phiên toàn thể trọn trong một buổi sáng tại hội trường lớn, buổi chiều là dành cho các tiểu ban, cuối cùng là trở lại tổng kết tại hội trường lớn. 

23/03/2022

Trường Đại học Việt Nhật (VJU) với trụ sở Hòa Lạc - thời điểm tháng 3 năm 2022

Nhà trường có dự kiến sẽ đón học sinh năm học mới 2022-2023 tại Hòa Lạc. Hiện nay, trụ sở tạm thời của VJU là tại khu phố Lữu Hữu Phước (Mĩ Đình).

Hệ cao học của VJU đã được 6 năm (chuẩn bị tuyển sinh khóa 7).

Hệ cử nhân của VJU thì mới được 2 năm (khóa 2 mới vào học, sắp tới là tuyển sinh khóa 3).

16/09/2021

Chuyện cũ Khoa Ngữ Văn ngày trước, chuyện mới Khoa Ngôn Ngữ hiện nay (bản ghi của Nguyễn Hữu Đạt)

Đây là Khoa Ngữ Văn thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước.

Chúng tôi là sinh viên Khoa Ngữ Văn thời đầu thập niên 1990. Lúc chúng tôi học thì vẫn là khoa chung như truyền thống, trong đó có nhiều bộ môn khác nhau (cổ cận dân, ngôn ngữ, Hán Nôm,...), nhưng cơ bản thì hiểu là có một bên Ngữ và một bên Văn ở chung một nhà. Sinh viên trong khoa được học liên thông cả Văn và Ngữ một cách tự nhiên, nên cơ bản là có kiến thức nền về Văn học và Ngôn ngữ học.

Đại khái như sau cho dễ hiểu: đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thuộc đội Văn (bộ môn cổ cận dân). Đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Kim Sơn cũng thuộc đội Văn (bộ môn Hán Nôm). Nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết thì thuộc đội Ngữ.

20/08/2021

Giữa đại dịch 2021, tiếng nói của Trần Mạnh Hảo cập nhật trên Fb

Một thời, ông Trần gắn với hình tượng "ốc bươu vàng", vì thấy nhiều người nhắc đến phát ngôn liên hệ với ốc bươu vàng của ông.

Lúc ở đại học, tức đầu thập niên 1990, thì chúng tôi liên tục thấy các bài phản biện của ông Trần đăng trên nhiều báo khác nhau. Rồi ông ra nhiều cuốn sách hình thành từ những bài đăng báo đó. Bây giờ, giá sách của tôi có mấy cuốn mua hồi đó.

Vào năm 2021 này, giữa đại dịch covid-19, ông Trần tiếp tục cho bản cập nhật lên trang Fb của ông (chủ yếu là đưa các bài đã in hồi thập niên 1990s, 2000s lên, có bổ sung hay viết thêm). 

Về nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trên Giao Blog trước đây, có thể đọc ví dụ ở đây hay ở đây, ở đây.

13/07/2021

Giáo dục sau đại học ở Việt Nam : qui chế mới 2021 và dư luận

Năm 2021, cận cảnh về giáo dục phổ thông, qua đề thi môn Văn tốt nghiệp Trung học Phổ thông thì xem ở đây.

Bây giờ là một cận cảnh nữa, về giáo dục sau đại học.

Mở đầu là qua qui chế mới, vừa ban hành. Xung quanh là các ý kiến.

02/09/2020

Giáo dục Đại Việt : Đại học Quốc gia Hà Nội giữ tốp 1000 và niềm vui của thầy hiệu trưởng

Bản tin mới nhất, cập nhật ngày 2 tháng 9 năm 2020, của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) là nói về việc VNU vẫn tiếp tục được xếp trong tốp 1000 (một ngàn) đại học trên thế giới.

Và trên Fb thì thầy hiệu trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng đã bày tỏ sự vui mừng. Thầy Kim Sơn là bạn cùng lớp của thầy Ánh Sao (mới từ trần trong mùa hè 2020 này, đọc ở đây), đều là dân Ngữ văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây (K30 chuyên ngành Hán Nôm).

Công bố quốc tế và "nạn ngoại xâm khoa học" ở Việt Nam hiện nay

Về vấn nạn "công bố quốc tế" hiện nay của khoa học Việt Nam, trên Giao Blog, đã có những quan sát từ lâu, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, một nhóm các học giả Việt Nam đã đứng lên dưới danh nghĩa "chống nạn ngoại xâm khoa học".

20/07/2020

Nhớ về một người đàn anh, thầy giáo Phạm Ánh Sao (1966-2020)

Người đàn anh ở Khoa Ngữ văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội) ngày trước của chúng tôi. Khi anh đã ra trường và được giữ lại làm giảng viên ở Khoa, thì chúng tôi mới vào trường.

Anh Sao là bạn cùng lớp với anh Nguyễn Kim Sơn (hiện là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội). Khi chúng tôi nhập học thì đã biết anh Sơn có nhà riêng ở gần trường, chỗ Hạ Đình hay Thượng Đình gì đó, một vài lần chúng tôi ghé chơi. Một dạo thấy các anh Sơn anh Sao học tiếng Anh tại nhà - mời một người bạn tới dạy cho.

Hồi ấy, có một dạo anh Sao và anh Thành (công tác tại Khoa Sử) cùng lớp thuê nhà trọ ở đầu làng Triều Khúc. Tôi có đến chơi với các anh mấy lần. Hình như là phòng khá rộng rãi, ở tầng một và có chỗ để xe lợp tấm nhựa màu xanh rất tươm tất, mà là trong một khu tập thể nào đó. Hồi ấy, khí gas ở dưới lòng đất phụt lên chỗ gần cổng ra vào, người ở khu tập thể còn mang kiềng ra và đặt ấm nước hay cái gì đó lên mà đun. Chúng tôi có kéo nhau ra xem quang cảnh ấy.

Hồi ấy, anh Sao và thầy Vĩ đang làm cái gì đó về kiêng cữ hay cấm kị. Hai người truyền tay một tập sách nguyên bản tiếng Trung viết về cấm kị trong văn hóa Trung Quốc. Đã tới hơn cả 20 năm rồi, nên không còn nhớ rõ là cuốn gì.

Mùa hè năm 2020, do bạo bệnh, anh Phạm Ánh Sao đã từ trần ở tuổi 55.

24/12/2019

Trường Đại học Việt Nhật tuyển sinh hệ cử nhân từ năm 2020

Trường Đại học Việt Nhật (tên quen gọi là VJU hay là Đại học Việt Nhật) là một trong bảy trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (viết tắt là VNU, và gần đây thì luôn ghi thêm "since 1906").

VJU hiện mới có chương trình thạc sĩ (tới năm 2019 đã tuyển sinh được 4 khóa).

Bắt đầu từ năm 2020, VJU sẽ mở chương trình cử nhân. 

21/12/2019

Khoa học Việt Nam : tin vui trong bước đường "quốc tế hóa" tạp chí trong nước

Kì vọng về việc quốc tế hóa các tạp chí học thuật của Việt Nam, thì có thể đọc lại ở đây.

Dưới là một tin vui từ Đại học Quốc gia Hà Nội: một tạp chí của đại học đã được công nhận và đưa vào hệ thống ISI quốc tế. 

21/09/2019

Học tiếng Việt : "đại học" thì như TỈNH, còn "trường Đại học" thì chỉ như HUYỆN

Đại học Thái Nguyên là chung. Trong cùng cái chung ấy, thì có các "trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên", "trường Đại học Nông lâm",...

Đại học Quốc gia Hà Nội là chung. Trong cùng cái chung ấy, thì có các "trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn", "trường Đại học Khoa học Tự nhiên", "trường Đại học Ngoại ngữ",...

Đại khái là như vậy.

Bà Tiến thì nói ví dụ: "đại học" thì như là Tỉnh, còn "trường đại học" thì như Huyện. Vậy là đúng rồi. 

Tiếng Việt đã tự sinh ra hai từ "đại học" và "trường đại học" như vậy. Trong tiếng Anh cũng đại khái thế, giữa "univesity" và "school". Tiếng Nhật cũng tạm vậy, giữa "đại học" và "khoa"/"khoa nghiên cứu"/"học bộ" (tương đương school).

Tiếng Việt tự nó theo thời gian mà thích ứng với các trào lưu đông tây kim cổ. Tự nó sinh ra nó như vậy.

13/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rộn ràng LON "không dấu" và LU "mĩ thuật"

Chuyện LON và LU.

Một bức tranh gọn, thú vị, độc đáo về trạng thái Đại Việt đầu thế kỉ 21, nhất là quan trídân trí.

Chỉ rút gọn hai câu thế này: LON là LON, đừng vẽ chuyện dấu má này nọ một cách ranh mãnh và ngớ ngẩn kẻo làm cụ Đắc Lộ ở thế kỉ 17 cười cho. LU cũng chỉ là LU, khác LON, nhưng tương đồng về mặt tư duy, lại liên lụy cho cả JICA và văn hóa bản địa.

Nghe kĩ thì thấy: LON thì "không dấu" và LU thì "mĩ thuật chút".

Ghi chú: Có hai bạn nữ gắn với LON và LU. Người gắn với LON thì là đương kim cục trưởng của một cục trong Bộ Văn hóa quốc gia. Còn người gắn với LU thì là đương kim trưởng khoa Đô thị học của một đại học thuộc Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

02/07/2019

Du học Đông Âu với tệ đoan thuê viết luận văn PTS và TS (lời kể Cao Xuân Hạo)

Học giả Hoàng Ngọc Hiến thì nổi tiếng với nhiều câu nói trực diện, mà một trong đó là "dắt con bò qua biên giới...". 

Có một bộ phận không hề nhỏ như vậy. Trước đã nghe anh Hiệu Minh tâm sự ở đây, và của Lê Vinh Quốc ở đây.

Bây giờ, ngược về quá khứ một chút, với lời chứng của nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo. Bài cụ đã viết và cho công bố lần đầu trên Xưa và Nay từ năm 2001. In lại nhiều lần sau đó.

Thật ra là bản in đầu tiên năm 2001 là bởi ông Dương Trung Quốc tự ý đưa lên Xưa và Nay. Không hỏi ý kiến tác giả. Cụ Cao Xuân Hạo không hiểu vì sao (cụ thắc mắc là đăng toàn văn, và "không hề hỏi ý kiến tôi"). Các bản trên các báo sau này là in lại hoặc trích in từ Xưa và Nay. Cũng không hề báo hay xin phép tác giả Cao Xuân Hạo.

09/06/2019

"Tự chủ đại học" là xu hướng tất yếu : trường hợp Đại học Tôn Đức Thắng

Sự kiện Đại học Tôn Đức Thắng của mấy năm trước, lúc ấy là gắn với sự kiện của một vị giáo sư hồi hương (xem lại ở đây), hiện chưa rõ kết cục ra sao, nhưng người ta đã chú ý đến tinh thần tự chủ đại học của ĐHTĐT.