Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đại-học-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đại-học-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

24/03/2024

Lễ tốt nghiệp và nhận bằng 2024 của đàn em TUFS

Thông tin (văn và ảnh) từ trang web của trường.

"3月22日(金)、2023年度卒業式・学位記授与式がアゴラ・グローバル プロメテウス・ホールにおいて挙行されました。言語文化学部285名、国際社会学部299名、国際日本学部66名、大学院博士前期課程110名、大学院博士後期課程17名が卒業・修了し、学位が授与されました。みなさん、ご卒業、誠におめでとうございます。" (nguồn từ Fb)

28/10/2019

Vừa rất truyền thống vừa rất hiện đại : nghe Prof. Mikael Adolphson của nước Anh trò chuyện về văn hóa Nhật Bản

Mình du lãng ở Anh nhiều năm về trước. Lúc ấy, xuất phát đi từ Tokyo, nên sang Anh là ngắm nhà ga tàu điện, trường đại học, bảo tàng, chợ điện tử, hiệu sách,... của Luân Đôn là dưới hai nhãn quan đan lồng vào nhau: một người Việt Nam thuần túy, một người đang ở Nhật Bản lâu dài.

Hồi ấy, có một buổi trao đổi dài, hết cả sáng kéo đến tầm trưa với một nhà nghiên cứu Nhật Bản người Anh ở Đại học Luân Đôn. Trao đổi của hai người cùng nghiên cứu về Nhật Bản, một từ góc nhìn lịch sử và một từ góc nhìn nhân loại học lịch sử. Ông bạn vong niên lúc ấy là Giáo sư và đang hướng dẫn luận văn tiến sĩ cho một Phó Giáo sư người Nhật đến ngắn hạn từ Nhật Bản và viết về đề tài Nhật Bản (ở Nhật Bản, nhiều khi đã là đại giáo sư, đã rất nổi tiếng với những công trình được đánh gia cao, nhưng mới bố trí được thời gian đi làm luận văn tiến sĩ --- ví dụ cô Yamamoto, đọc lại ở đây, tin của năm 2017).

Bây giờ là nghe một Giáo sư khác của nước Anh bàn luận. Rõ ràng là người Anh rất "mê" văn hóa Nhật Bản.

25/08/2019

Hiếu Học kiểu Nhật Bản đang bị "lợi ích nhóm" hóa : vì sao con quan to ở chính phủ và quốc hội thường học ở Đại học Tokyo (Todai)

Một phân tích khá thú vị.

Trong đó, đánh giá lại giá trị của hệ thống giáo dục thời Edo (kéo dài mấy trăm năm trong hòa bình): trường học mở ở các han (tạm coi như tỉnh ngày nay), coi trọng nhân tài thực lực (không trọng bằng cấp), nên con nhà nông dân hay nhà buôn mà có thực tài sẽ được ưu tiên để trở thành đội ngũ đại diện và gánh vác công việc của han.

Tác giả cũng đánh giá hệ thống giáo dục thời Minh Trị (thời canh tân đất nước). Đặc biệt, là luận về "lợi ích nhóm" trong đại học đỉnh cao của Nhật Bản. Đại loại, nhóm con vua được đào tạo để tiếp tục làm vua, rồi lại có nhóm con nhà giàu được cài đặt một cách êm thấm bằng tiền.

Tác giả nói đến sự thay đổi cần thiết dành cho: hệ thống xã hội Nhật Bản hiện nay, tâm thế lụy phương Tây (cái gì cũng ngả theo giá trị phương Tây).

02/07/2019

Học giả Trần Kinh Hòa (sinh năm 1917, trưởng thành ở Nhật, chuyên cổ sử Việt Nam)

Cứ mỗi lần trở lại ga Mita (ga dẫn vào Đại học Khánh Ứng) là tôi bất giác nhớ đến học giả Trần Kinh Hòa. Mùa hè lần trước cũng vậy, nhớ về cụ lúc dừng lại ở chỗ đèn đỏ. Miệng thì nói chuyện với bà giáo M. của tôi, nhưng trong đầu thì chợt nghĩ đến cụ Trần. Bà giáo của tôi sau một hồi lên hàng lãnh đạo và lãnh đạo cao nhất của cơ quan, thì đâm sợ hành chính sau một nhiệm kì, sực nhớ ra thiên chức học giả, nên đã chuyển về Đại học Khánh Ứng chỉ còn giữ một ghế giáo sư mà thôi. Nhờ thế, chúng tôi sẽ có nhiều dịp trở lại nhà ga Mita hơn.

Cụ Trần Kinh Hòa là một học giả quốc tế của khu vực Đông Á, nhiều người gọi một cách kính trọng là "bác học họ Trần" hay "bác học Trần Kinh Hòa". Cụ là người Hoa/Hán, sinh ra ở Đài Loan rồi đến Nhật Bản từ nhỏ, tốt nghiệp ngành sử học ở Đại học Khánh Ứng danh tiếng (đại học do nhà giáo dục khai sáng Phúc Trạch Dụ Cát thành lập).

Cụ nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều nước, trong đó có một phần quan trọng là miền Nam Việt Nam (Văn khoa Sài Gòn, Đại học Vạn Hạnh, Viện Khảo cổ,...).

12/06/2019

Vượt qua biển lửa của nắng hè : mùa của các học hội trên toàn quốc

Ấy là chuyện của học giới Nhật Bản. Mỗi dịp hè tới là như vậy. Bây giờ, đang là thượng tuần tháng 6, từ giờ hết cả mùa hè, sẽ là liên tiếp các đại hội nghiên cứu thường niên của các học hội (hàng năm, các học hội định kì mở không gian để các nhà nghiên cứu tới trình bày và trao đổi nghiên cứu mới, hội trường được luân chuyển hàng năm tới các nơi trên toàn quốc).

Có những mùa hè, đám thanh niên chúng tôi tham gia vào công việc tiếp đón của đại hội nghiên cứu thường niên (hoặc là đại học của tôi được chọn làm hội trường, hoặc là phía chi bộ học hội cử,...). Cái nắng và nóng dữ dội những lần đó, bây giờ vẫn nhớ !

25/05/2019

Phạt tù giam đối với các phụ huynh chạy trường cho con (chuyện ở Mĩ)

Chạy trường diễn ra ở bất cứ nền giáo dục nào, dưới bất cứ chính thể nào. Nào như Mĩ, như Nhật, như Đức,... của khối tư bản. Nào như Việt Nam, Trung Quốc,... của khối xã hội chủ nghĩa. 

Có nhiều phụ huynh là người nổi tiếng ở Mĩ đã dùng tiền để chạy trường cho con (vào các trường tốt). Các khoản tiền hối lộ được chuyển tới đích bằng nhiều con đường khác nhau.

Các phụ huynh này phải nhận án tù. Có người bị đề nghị tới 20 năm.

Ở Việt Nam, vụ chạy điểm vừa rồi, theo báo chí cho biết, cũng trung bình với giá 1 tỉ đồng/trường hợp. Không kém Mĩ là mấy.

30/11/2018

Một cuốn sách chính của cụ Tsuboi (Nhật Bản) từ góc nhìn phê bình

Cụ Tsuboi mình đã gặp khoảng 20 năm về trước, trong khuôn viên Đại học Tokyo. Nhưng do khác chuyên môn và khác sự quan tâm, nên hầu như mình chưa từng đọc sách của Tsuboi một cách chăm chú khi nào.

Sau này, có mấy người bạn và đàn em thì học trong zemi của thầy ở trường Waseda - một trường tư thục nổi tiếng ở Nhật Bản, mà ngày xưa, lúc nhà còn ở Odai thì bọn mình hay ghé chơi (nhà mình ở đầu này, chỉ ngồi Toden ít phút đến mút đầu kia là tới ngay sân trường Waseda). Thầy Tsuboi là một Giáo sư nổi tiếng của trường đó.

19/02/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Hiện đại hóa Nhật Bản, được và mất

Như đã điểm tin đợt trước, đang là dịp kỉ niệm 150 năm Minh Trị Duy Tân (xem lại ở đây, tháng 5/2017). Minh Trị Duy Tân, tức công cuộc hiện đại hóa Nhật Bản, trong liên quan với văn hóa quốc gia và văn hóa địa phương, là một mối quan tâm lớn của tôi. Ví dụ ở đây (năm Bình Thành 17, tức năm 2005).

Gần đây, nhân dịp kỉ niệm qui mô toàn quốc, xuất hiện nhiều cách nhìn mới về Minh Trị Duy Tân.

11/01/2018

"Lévi-Strauss và Emmanuel Todd" (buổi giảng cuối cùng của thầy Shirakawa)

Đến tháng 3 năm nay, thầy Shirakawa - Giáo sư Nhân loại học Văn hóa & Văn hóa Dân gian - của Fukudai sẽ đủ 65 tuổi và về hưu.

Theo thông lệ của đại học ở Nhật Bản, thường sẽ có một buổi giảng cuối cùng của giáo viên chuẩn bị đến ngày về hưu. Buổi giảng cuối cùng của thầy Shirakawa đã diễn ra vào buổi sáng ngày hôm nay, Thứ Năm ngày 11/1/2018, tại phòng học tầng 8 thuộc nhà số 8 trong khuôn viên đại học.

18/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : hoa sơn trà, lá đỏ, và bộ ba khuôn mặt ngạc nhiên

Hoa thì đáng nhớ là sơn trà (trà núi), tức sazan-ka. Trong vườn nhà của tôi mười mấy năm về trước, có một khóm sơn trà

Cụ Tosu hàng xóm sau này thì hay kể tỉ mỉ các chuyện mà cụ muốn tôi quan tâm, trong đó có cho biết: người trồng khóm sơn trà ấy, nếu không nhầm, thì chính là người đồng sáng lập ra trường đại học tư thục của tỉnh. Trường đại học mang tên của tỉnh nhà.

20/09/2017

Giáo sư Hiệu trưởng nổi tiếng đã thừa nhận: bỏ một khoản tiền để "mua" bằng Tiến sĩ từ PWU

Liên quan đến một đại học danh tiếng chuyên "buôn" bằng Tiến sĩ là PWU (thuộc nước Mĩ, tạm viết tắt).  

Vào năm 2006, một Giáo sư Hiệu trưởng rất nổi tiếng ở Nhật Bản đã thừa nhận với báo chí là: năm 1994, lúc ở tuổi 51 (vì sinh năm 1943), ông đã bỏ ra 30 vạn Yên để PWU cấp cho một bằng Tiến sĩ.

16/09/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : vui với đàn em ở Đại học Phương Đông, nhớ những ngày Hông-gô

Đại học Phương Đông, là cách gọi Việt Nam cho Đại học Đông Dương (Toyo University) ở Tokyo. Đây là một trong những đại học tư thục danh tiếng ở Nhật Bản. Người sáng lập đại học là một nhà triết học phương Đông, đồng thời là một nhà giáo dục học, và một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian.

09/09/2017

Lần khai giảng thứ 2 ở Đại học Việt Nhật : ngày 9 tháng 9

Thầy Hiệu trưởng Furuta có màn gióng trống nhiều xúc cảm. Lúc đầu, ông có một chút bỡ ngỡ vì có lẽ chưa quen, rồi chỉ mấy giây sau thì khá điêu luyện.

Khi chào cờ thì thời gian gấp đôi, vì quốc ca Việt Nam cử lên trước, rồi sau đó là quốc ca Nhật Bản.

31/03/2017

thầy Kawashima khuyên: đừng chia rạch ròi khoa học tự nhiên với khoa học xã hội

Thầy Kawashima ở Đại học Tokyo (Nhật Bản) là thầy của nghiên cứu sinh Vũ Minh Hoàng (đã đi một entry nhanh nhân vụ lùm xùm bổ nhiệm vụ phó năm ngoái, ở đây).

Lời khuyên về giáo dục của thầy Kawashima là: đừng chia rạch ròi giữa Văn và Lí. Trong tiếng Nhật, Văn là chỉ khoa học xã hội, còn là chỉ khoa học tự nhiên. Chỗ yếu của giáo dục Nhật Bản hiện nay, theo ông, là đã chia quá rạch ròi hai ngành khoa học này.

23/03/2017

Hạ tuần tháng 3 : đường sắt trên cao, vỉa hè, và lễ tốt nghiệp của đàn em

Hoa sakura vẫn chưa bừng nở đến ngày hôm nay (hôm qua và hôm kia, thì xem ở đây).

Thời gian đang trôi về phía hạ tuần của tháng 3 năm 2017.

Những hàng sakura ở hai bên tuyến đường sắt trên cao vẫn im. 

Đó là tuyến đường sắt thân quen, gắn những kỉ niệm của một thời đã qua, mà trước đây đã đi những ghi chép ở đâyở đây.

10/12/2016

Nhớ một thời ở khu Hông-gô, với khoa Nông nghiệp trường Đại học Tokyo

Đọc thông tin thấy "vụ phó 26 tuổi" Vũ Minh Hoàng (sinh năm 1990) đang học ở khoa Nông nghiệp trường Đại học Tokyo.

Nguyên văn, Hoàng cho biết: "Mình đang làm nghiên cứu sinh ngành Kinh tế, khoa Nông nghiệp và Khoa học Đời sống tại Đại học Tokyo (Nhật Bản)".

Khoa Nông nghiệp của Todai !