Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-bắc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-bắc. Hiển thị tất cả bài đăng

18/06/2020

Họa sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Đỗ Đức - một người bạn của dân tộc học

Hồi cuối thập niên 1990, tôi có một vài kỉ niệm thú vị với họa sĩ Đỗ Đức - lúc ấy, mới đầu, mới chỉ biết ông là biên tập viên hay phó giám đốc gì đó của phía Nxb Văn hóa Dân tộc (thời ấy, cụ Hoàng Nam là giám đốc).

Sau rồi, có lúc đi điều tra điền dã cùng ở Lào Cai, trên vùng người Dao, thì thấy ông sử dụng máy ảnh quá cừ khôi. Nên vẫn chỉ nghĩ ông là nhiếp ảnh gia. Còn gặp ông vài lần nữa, vẫn trong tư thế của nhiếp anh gia say sưa với nghề.

Thế rồi, thế nào, sau đó, tôi lại cùng một lớp cao học với bà xã của ông - một nghệ sĩ múa mà chúng tôi gọi là "cô Điền" (chúng tôi thì là bọn trẻ nhất của lớp, còn cô thì lớp cán bộ lớn tuổi đi học). Từ đó, thì dần mới hiểu nhiếp ảnh gia Đỗ Đức là họa sĩ, bởi mới có cơ hội xem được tác phẩm của ông. Nhiều lần thấy họa sĩ đưa bà xã tới lớp học bằng xe máy.

Thi thoảng, tôi cũng tuyển chọn những bài tản văn hay kí sự khá thú vị của họa sĩ Đỗ Đức về Giao Blog, ví dụ ở đây. Văn của ông thường được viết chắc tay và khá cảm xúc. Như vậy, có thể thấy ở ông một họa sĩ, một nhiếp ảnh gia, một nhà văn.

Sau dịp Cô Vy năm 2020 này, họa sĩ Đỗ Đức đang làm một triễn lãm rất thú vị với chủ đề là tranh vẽ tranh phục của các tộc người thiểu số - ở những địa bàn mà ông đã qua, đã sống, đã gắn bó.

23/12/2019

Chữ viết dân tộc : anh em người Dao ở Việt Nam đã xúm lại với nhau

Anh chị em người Dao ở Hà Nội (nhóm các anh chị em là người Dao đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hà Nội) đã xúm lại với nhau đúng ngày 22 tháng 12 năm 2019. 

Tức là ngày Đông Chí (ngày ngắn nhất trong một năm, và báo hiệu dương khí đang lên dần dân, ngày sẽ dài dần ra chút một chút một --- xem về ngày Đông Chí 2019 ở đây).

13/12/2019

Then được UNESCO ghi danh (chung của người Tày, Nùng, Thái)

Hôm qua, Thứ Năm ngày 12/12/2019, vừa nói về hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt ở vùng các tộc người Tày Nùng. Cũng đã nói rõ về Làm ma khô ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

Mo - Then - Tào - Pựt là những người thực hành tín ngưỡng ở vùng miền núi phía Bắc, thầy ở cả người Tày, người Nùng, người Thái. Có thể gọi là "thầy Mo", "thầy Then", "thầy Tào", "thầy Pựt", hệt như người Kinh gọi là "thầy cúng" hay "thầy chùa".

Một mảng chuyên sâu của mình là về thầy Tào (cả ở người Nùng, cả ở người Dao). Tào chính là Đạo, tức Đạo sĩ --- từ 20 năm trước, đã tạm gọi họ là "Đạo sĩ dân gian". Tào là nhân vật biết chữ Hán, nên được coi là đứng đầu hệ thống Mo - Then - Tào - Pựt. Ba nhân vật còn lại (Then, Mo, Pựt) muốn đi hành nghề cúng bái thì phải nhận sắc phong từ thầy Tào. Họ xem Tào là thầy, tự nhận mình là đệ tử của Tào.

Then thì được xem là văn nghệ. Cập nhật thông tin mới nhất về Then, của tháng 12 năm 2019.

09/08/2019

Nông Viết Toại (1926 - ) nhà văn người Tày ở Bắc Cạn

Ngày hôm nay, có hội thảo về Nông Viết Toại. Một nhà văn độc đáo của núi rừng Việt Bắc. Mình đang còn đọc dở mấy cuốn sách cũ của ông.

Ông là bạn của cụ Ô Phúc Bình (có thể đọc về cụ Bình ở đây). Những người đã quá 90 nhưng cực kì minh mẫn, vẫn tham gia mạng xã hội như ai.

31/07/2019

Cúng cho "người đang sống", đúng hơn phải là cúng cho "hồn người đang sống"

Quan niệm của Tày Nùng hiện nay khác với Kinh. Cũng có thể là Kinh đã mất phong tục tiếp xúc với hồn người đang sống. Phong tục ấy chỉ còn thấy được ở người Tày Nùng.

Nên giới báo chí người Kinh thì thấy làm lạ.

Cũng bởi vậy mà chưa gọi đúng tên. Không phải "cúng cho người đang sống", mà thực ra phải là "cúng cho hồn người đang sống". Hồn, thì có hồn sốnghồn chết (ma quỉ). Mọi vật đều có hồn.

11/11/2016

Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao (bài Bàn Tuấn Năng)

Một lễ cực kì tốn kém, hiện còn ít thấy.

Bài trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 382, tháng 4/2016.

Được biết tác giả là con cháu của nhà thơ dân tộc Dao là Bàn Tài Đoàn. Tiếc là không có ảnh.

11/03/2016

Thời đại của ai-pôn : Ngoảnh lại, thì thấy mình lọt vào muôn ngàn ống kính

I-phone đã tràn khắp nẻo, khắp vùng, khắp miền, khắp các đối tượng, khắp các lứa tuổi.

I-phone đang làm đảo lộn trật tự trong kĩ thuật của dân tộc học truyền thống. Tạm tính của mình là từ 2012.

09/03/2016

Thực trạng nền công nghiệp không khói Đại Việt

Đang trên đường du lãng mạn bắc.

Ở nơi được xem là trục giao lộ mở ra rất nhiều khả năng thương mại và du lịch.

Nơi mà mình đã du lãng bắt đầu từ khoảng 20 năm về trước. Bao nhiêu thời gian, bao nhiêu con người, bao nhiêu câu chuyện.

Bây giờ, là tháng 3 năm 2016.

07/09/2014

Hiện tượng thầy giáo tiểu học vùng núi nát rượu có phổ biến không ?

Đó là nỗi băn khoăn của tôi trong những lần đi miền núi Đông Bắc gần đây. Gần đây, là vì hiện tượng mới, chỉ khoảng mươi năm trở lại.

Những năm 1995-1998, chỉ yếu là trường lớp nhem nhuốc, tồi tàn. Nhưng tinh thần dạy và học của thầy trò thì rất tốt. Lứa học trò tiểu học lớp lớn thời đó giờ đã trưởng thành, nhiều người trở về địa phương (chủ yếu công tác ở các phòng ban tuyến huyện, các trường trong huyện, hoặc ủy ban nhân dân xã sở tại). 

20/08/2014

Bàn về việc học tiếng Thái - Tày - Nùng, hay là chuyện bà con thiểu số quên dần chữ và tiếng của mình

Bài vốn chỉ có tiêu đề là "Bàn về việc học tiếng Thái, Tày, Nùng" (xem nguyên bản ở dưới), đoạn từ sau dấu phảy là tôi đưa thêm vào cho rõ thêm nghĩa ra một chút.

Tác giả là bác Mông Ký Slay - một người từ đầu thập niên 1990 đã bày tỏ sự thất vọng trước các chương trình giảng dạy "chữ viết Tày Nùng" ở vùng Việt Bắc cũ. Từ đó đến này, sau mấy chục năm, số lượng học sinh tiểu học người Tày người Nùng quên tiếng mẹ đẻ đã tăng mạnh hơn rất nhiều so với thời điểm 1990s.

15/08/2014

Nguy cơ mai một ngôn ngữ, chữ viết Tày (Ma Văn Vịnh, 2013)

Thật ra, phải nhắc lại là "chữ viết Tày Nùng", vì trước đây, hồi cụ Chu Văn Tấn cho thực hiện tại Khu tự trị Việt Bắc, thì đó là phương án giáo dục cơ bản. Luôn luôn là "Tày Nùng", phải thống nhất vào nhau như vậy.

Ví dụ về chữ Tày Nùng thì, chẳng hạn "Giải phóng quân tẻo mà", hay "Bac Hồ hap nặm". Có nghĩa sang quốc ngữ là: "Giải phóng quân trở về", và "Bác Hồ gánh nước/gánh vác công việc đất nước".

12/05/2014

Chiếc chuông chùa lạ kì, tự biết bảo vệ lấy mình, ở Vị Xuyên - Hà Giang (chùa Sùng Khánh, đúc năm 1705)

Chiếc chuông hiện được bảo quản tại Làng Nùng. Tên làng là Nùng, nhưng không có hộ nào người Nùng, mà chỉ có người Tày. Về chiếc chuông thú vị này, vào năm 2012 (sách in năm 2013), tôi đã từng có dịp đề cập:

Đọc cụ thể tại nguồn trên mạng ở đây
Các việc khác chưa từng động bút.

Bây giờ, thấy trên Gia đình có bài dưới đây (lên mạng vào tháng 3/2014), vớt về lưu.

24/11/2013

Phật giáo Bắc Kạn : Chùa Thạch Long và sư Thích Thanh Quyết (2010-2015)

Ảnh trong bài

Cũng như Tây Nguyên, ở Tây Bắc và Đông Bắc hiện nhiều tỉnh chưa có Tỉnh hội Phật giáo. Tỉnh Bắc Cạn cũng như vậy.

Với lí do trên, hướng đến việc thành lập được Tỉnh hội Phật giáo Bắc Cạn, gần đây, đã có Ban Đại diện Phật giáo tỉnh.

30/09/2013

Những cây thánh giá trên mái nhà rạ : Thượng du Bắc Kì thời trước năm 1900

Hôm trước, nhân lúc lục tìm tư liệu cũ, bỗng phát hiện, rồi thấy hết sức bất ngờ trước việc một trí thức công giáo được tiếng lịch lãm xưa nay, là Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, mắng té tát một trí thức không công giáo. Giật mình đến mức, tưởng đó là một sự mạo danh Hồng Nhuệ. Ông đã đi về thế giới bên kia theo cách diễn dạt bình thường trong tiếng Việt, nên không có cách nào xác nhận được nữa.