Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-a. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông-a. Hiển thị tất cả bài đăng

07/02/2022

Những khám phá mới của cư dân mạng về cuốn "Hồ Chí Minh truyện" (1949) vào đầu năm 2022

Mấy ngày Tết Nhâm Dân vừa rồi, bắt đầu bằng việc một bạn bên Fb đưa hình ảnh chụp cuốn Hồ Chí Minh truyện trên yên xe máy, rồi với ý nghĩa như điểm tin nhanh thì Giao Blog có vớt về; liền sau đó, bác Đông A tiếp tục khám phá tư liệu từ kho lưu trữ ở Pháp. Xem cụ thể ở đây (entry đã đi từ ngày mùng 3 tháng 2, rồi cập nhật dần cho đến hết ngày 6 tháng 2 năm 2022).

1. Đại khái, đến ngày hôm nay (7/2/2022), chỉ bằng những thao tác tìm kiếm tư liệu trên mạng toàn cầu, thì hiện nay, bác Đông A đang dần nhận ra vai trò của nhân vật Trần Ngọc Danh và vai trò của một bản tiếng Pháp (được xem là do Trần Ngọc Danh viết) có trước bản tiếng dịch tiếng Trung (do Trương Niệm Thức thực hiện và in năm 1949 tại Trung Hoa).

03/02/2022

Ngày xuân trở lại với cuốn "Hồ Chí Minh truyện" (1949) nhân một bạn đưa bản chụp lên Facebook

Ngày 3 tháng 2 năm 2022

Bạn Dung Duong Trung ở mạng  Fb mới đưa lên một bản chụp Hồ Chí Minh truyện (bản in năm 1949 ở Trung Quốc). Chắc là bạn ấy mới kiếm ở đâu được.

Nhiều câu chuyện thú vị xung quanh cuốn sách này, nếu có điều kiện tôi sẽ viết dần dần vậy (dĩ nhiên là trên một tạp chí học thuật trước, rồi sau đó mới phổ cập ra Giao Blog).

Bây giờ, bạn Dung Duong Trung tìm được, và bạn ấy cho công khai ít trang lên Fb. Xem nhanh loạt ảnh cũng thấy là bạn ấy đặt sách luôn lên yên xe máy mà chụp. 

12/08/2021

Bóng ma Hà Minh Thành trong đại dịch 2021, lần này là bs Khoa (tiếp theo 2)

Đến sáng nay, Thứ Năm ngày 12 tháng 8 năm 2021, vẫn chưa thấy cơ quan điều tra thông báo gì mới về chuỗi sự kiện bs Khoa ở Sài Gòn thời gian vừa rồi.

Hi vọng là có kết quả trong mấy ngày tới.

30/07/2021

Hà Nội giữa năm 2021 những ngày giãn cách chống dịch (ghi chép)

Trên không gian mạng vừa rồi xuất hiện những ghi chép dạng nhật kí về cuộc sống giãn cách chống dịch ở Tp. Hồ Chí Minh, một số người đặt tiêu đề là "nhật kí phong thành".

Hà Nội thì từ ngày 24/7/2021 bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16.

15/03/2019

"Nước mắm" là quốc hồn quốc túy, mà sử sách chẳng ghi rõ ràng gì

Các ông vua nhà Trần làm ra nhiều văn thơ chữ Nôm. Nhưng đố có tìm ra từ "mắm" hay "nước mắm" trong đó. Bây giờ có cả Viện Nghiên cứu chuyên về Trần Nhân Tông rồi, có nên hay không nên kì vọng họ tìm được hai từ đó trong các danh tác thời Phật Hoàng.

Các vị Phật Hoàng có ăn "nước mắm" hay "mắm" không. Hiện không biết. Sử liệu Đại Việt như là nhà trống hoác. Thấy được cái ấn "Sắc mệnh chi bảo" ở hoàng thành Thăng Long mới đây (làm kinh động cả học giới), nhưng chắc chưa thấy dấu vết hũ nước mắm. Hẳn vậy rồi.

Tới chữ Nôm của các cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thế thôi. Đừng nói ngay là các cụ không hàng ngày "rau muống chấm nước mắm" ("cáy" hay "tôm") nhé ! Các cụ ấy hàng ngày tự răn là "vỗ bụng rau bình bịch", thì chưa rõ là chấm rau ấy với cái gì đây. Hồi ấy chưa có Nam Ngư với Chin Su này nọ rồi.

03/03/2019

Không đi Quảng Châu, chắc ông Kim không gặp ông Tập ở Bắc Kinh

Tin mới nhất của báo chí phía Trung Quốc/Đài Loan/Hương Cảng (hơn 10 h đêm 3/3/2019, giờ Hà Nội): đoàn tàu chuyên dụng của ông Kim sau khi về tới Nam Ninh (thủ phủ của tỉnh Quảng Tây) thì không đi vòng sang Quảng Châu (thủ phủ của tỉnh Quảng Đông), mà cứ thế đi thẳng lên Trường Sa.

Như vậy, đường về lại Triều Tiên của ông Kim sẽ đúng như đường đã tới. Dự kiến rạng sáng ngày 5/3, đoàn tàu về tới Đan Đông.

Chúc ông Kim bình yên qua cầu sông Áp Lục ở biên giới mà thẳng về nhà, đúng như câu thơ mà gần 300 năm trước sứ thần Đại Việt là Nguyễn Tông Quai đã viết tặng sứ thần Triều Tiên hồi đó: "Xe về được chữ bình yên/Nhớ khi gặp gỡ Yên Kinh năm này (1740s)". Có thể tạm chỉnh cho hợp thời hợp thế thành: "Xe về được chữ bình yên/Nhớ khi gặp gỡ Thăng Long năm này (2019)".

26/08/2014

Vẫn về việc nhà Việt ngữ học không quen, hay không thạo tra từ điển

Hôm qua, để tiết kiệm, và cũng là để người đọc tập trung được vào việc đọc, nên mới dừng lại ở ngày 20/9/2006 với trả lời của nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo. Sau 8 năm, nhắc lại cuộc tranh luận, thì một lần nữa, không khí lại sôi nổi trở lại. Mà cũng có thể là, do đã lùi xa 8 năm, nên bây giờ mới đủ thấm để nhìn lại.

Hôm nay, đi tiếp hiệp 2, bắt đầu từ sau ngày 20/9/2006. Sẽ là ý kiến của Đông A (chỉ ra trong tiếng Hán rõ ràng có Địa đàng đàng hoàng), và sau đó là trao đổi lại của ông chủ nhà Nhã Nam.