Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đào-trinh-nhất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đào-trinh-nhất. Hiển thị tất cả bài đăng

29/07/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Chí sĩ Đào Nguyên Phổ trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Đăng lại một bài viết của nhà văn Bút Ngữ viết về người đồng hương Đào Nguyên Phổ. Đào Nguyên Phổ là thân sinh của Đào Trinh Nhất - một nhà báo, nhà văn, nhà khảo cứu có hạng ở Việt Nam thời 1930 - 1954.

05/11/2016

Đào Trinh Nhất đã ghi chép như vậy vào năm 1924 về "chủ nghĩa lao nông"

Mới xuất hiện bài của ông Phùng Hoài Ngọc với tựa đề "Đào Trinh Nhất - nhà báo Việt Nam tiên tri sớm nhất về số phận Nước Nga xô viết".

Tôi thì thấy, nếu năm 1924 mà mới có suy nghĩ như vậy thì làm sao mà là "nhà báo Việt Nam tiên tri sớm nhất" được.

23/06/2016

Ngục trung thư (Phan Bội Châu, 1913)

Cụ Phan viết năm 1913 tại nhà tù ở Trung Quốc. Sau đã xuất bản ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Năm 1937, ông Đào Trinh Nhất dịch ra tiếng Việt và cho xuất bản. Bây giờ, nhiều sách của ông Đào bị/được ông Nguyễn Q.Thắng đem ra xuất bản lại, rồi tự dưng viết luôn tên tác giả "Nguyễn Q.Thắng" lên trên cùng. Rõ là có khá nhiều tay bợm sách, bây giờ, sống khỏe, nhà xuất bản thì cũng vào hùa. Đạo đức xuất bản xuống mức thấp nhất, thua xa thời Pháp thuộc.

Nhìn sách do Nguyễn Q.Thắng xuất bản lại mà giận. Phải đọc lại bản gốc năm 1937 và nguyên bản Hán văn.

28/12/2015

Chữ quốc ngữ và Đắc Lộ (bài Đào Trinh Nhất, năm 1932)

Học giả Đào Trinh Nhất (1900-1951) từng khai thác tài liệu của Đắc Lộ để viết về trận hải chiến của người An Nam với người Hòa Lan thời 1640s. 

Ở thập niên 1930, có thể nói, Đào Trinh Nhất đã đọc Đắc Lộ tương đối kĩ lưỡng.