Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn âm-lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn âm-lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

01/01/2021

Chúc mừng năm mới 2021

Năm Sửu, tức năm Con Trâu.

Những ngày cuối cùng của năm cũ, tức năm 2020, chúng tôi du lãng ở vùng Vị Xuyên (Hà Giang). Gặp rất nhiều Trâu (có trâu đang ở trên cánh đồng, có trâu đi lang thang trong thung lũng chiều đông, có trâu bị cột trong chuồng để chuẩn bị cho lễ cấp sắc của người Dao,...)

10/05/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : cảm giác lệch thời tiết giữa lịch Tây và lịch truyền thống Nhật Bản

Lịch truyền thống của Nhật Bản cũng chính là âm lịch, giống như âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc. Chính phủ Minh Trị, vào cuối năm Minh Trị thứ 5, đã quyết định từ bỏ hẳn âm lịch để đổi sang lịch Tây. Mọi sinh hoạt trong nước, đều phải căn cứ theo lịch Tây. Ăn Tết là vào 1 tháng 1 lịch Tây, hệt như người phương Tây. Một số sinh hoạt thì phải căn cứ hoán đổi sao cho phù hợp.

Lịch Tây thì thường đi trước âm lịch khoảng 1 tháng hay 2 tháng. Nên dù thế nào, vẫn lệch về thời tiết.

18/01/2015

Tết Nguyên Đán ở Thăng Long thời thế kỉ 17 (bài Đỗ Quang Chính)

Tết Nguyên Đán đến là các quan sẽ lũ lượt đi lễ đi tết vua, rồi chúa. Người ta phải xếp hàng đông nghịt trước cung vua hay phủ chúa. Chúa Trịnh về sau thì phớt lờ vua Lê, không đi tết vua vào ngày Mồng Một như các đời chúa đầu tiên.

Đại khái thế.

06/01/2014

Nên giữ hay nên bỏ Tết âm : Cụ Hồ Chí Minh không cho bỏ

Vẫn là đăng lại entry cũ từ năm 2010, trên blog YH (đã đóng cửa)


Chuyện nên bỏ hay nên giữ Tết ta (Tết Nguyên đán), tức là cái Tết đang đến sát ngoài cửa mỗi gia đình nước Việt Nam này, tưởng là chuyện tầm phào, nhưng thật ra là một bài toán hóc búa.
Hóc là bởi vì, loang quanh thế nào, câu chuyện chuyển sang màu sắc "gìn giữ bản sắc dân tộc".
Cụ Hồ Chí Minh nhất định không cho bỏ Tết ta, cũng là vì cụ nhấn mạnh đó chính là "bản sắc dân tộc". Chuyện là thế này.