Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn âm-dương-lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn âm-dương-lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

01/01/2023

Chúc mừng năm mới 2023 (Quí Mão)

Năm Mão 2023, ngày 1 tháng 1 dương lịch.

Cùng năm Mão, tại Việt Nam là hình ảnh con mèo (Mèo), còn các nước Đông Á khác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Đài Loan) thì là hình ảnh con thỏ (Thỏ).

Nhiều nước là Thỏ, còn Việt Nam ta từ khoảng thế kỉ 17 trở lại đây là Mèo. Có thể đọc lí giải của các học giả, ở đây. Đúng một vòng địa chi, tức đúng 12 năm trước, tôi đã trả lời phỏng vấn của VTV4 về vấn để Mèo/Thỏ này.

02/02/2022

Khai bút ngày 2/2/2022 (nhằm mùng 2 Tết năm Nhâm Dần)

Bản thảo đầu tiên được hoàn thành và đã gửi ngay sáng sớm nay, lúc hạ bút dòng cuối cùng, rồi mới bất giác thấy một hàng số đẹp đến giật mình:

"Ngày 2 tháng 2 năm 2022".

Một ngày thật đáng ghi nhớ. Tính theo can chi, thì là ngày Bính Tuất, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần. Tạm lưu tờ lịch từ trang lịch Việt Nam của chuyên gia lịch học Hồ tiên sinh:

21/04/2021

Ngày giổ quốc tổ Hùng Vương 2021, xem lại một bài viết cũ 10 năm trước

Một ngày nghỉ được hưởng nguyên lương, tức ngày hôm nay, 21/4/2021 tương ứng với âm lịch là 10 tháng 3. Đó là món quà của quốc tổ dành tặng cho gần 100 triệu con cháu cả nước hiện nay. Đã nói với trẻ con trong nhà chiều qua và sáng nay.

Cuối tuần trước, một em phát hiện ra lịch học có chút vấn đề: ngày 21/4 theo lịch là có giờ học buổi sáng, nhưng rơi trúng ngày 10 tháng 3 âm lịch. Em ấy báo. Mình đã liên hệ và xác nhận với giáo vụ. Kết quả là được nghỉ học, buổi học sáng 21/4 (theo lịch cũ) sẽ chuyển sang một ngày khác. Giáo vụ nhầm lẫn chút, cũng một phần bởi lịch âm với lịch dương nhiều khi người ta không cẩn thận đối chiếu !

Nghỉ chứ ! Ngày giỗ quốc tổ mà, sao mà không nghỉ !

Đại khái, 10 năm về trước, đã viết rồi cho đăng bài như sau về quốc tổ Hùng Vương và ngày giỗ quốc tổ (bài viết năm 2011, nhưng đến năm 2012 mới cho đăng tải):

07/04/2020

Trở lại chuyện Mão là "con thỏ" hay "con mèo" có trước (bài Đinh Văn Tuấn)

Mình đã tham gia thảo luận từ hồi năm 2010 gì đó, tức là khoảng 10 năm về trước. Thảo luận đó có thấy chiếu trên VTV4 cho người Việt ở hải ngoại (thực tế là sau đó thì có một người đã xem tivi mà báo thôi, chứ bản thân mình thì chưa từng xem).

Lúc nói chuyện thì mình vẫn phải dựa vào Từ điển Việt Bồ La của nhóm cụ Đắc Lộ làm một căn cứ gốc. Đại khái thế.

07/01/2020

Nghỉ Tết ta Canh Tý và các ngày nghỉ lễ trong năm 2020

Đợt nghỉ Tết ta Canh Tý 2020 sắp tới kéo dài trong 7 ngày, từ ngày 23/1/2020 (tức Thứ Năm, ngày 29 Tết) đến hết ngày 29/1/2020 (tức Thứ Tư, ngày 5 Tết). Có nghĩa là, như thường niên, sẽ bắt đầu đi làm trở lại vào ngày 6 Tết ta. 

01/01/2020

04/01/2019

Thế giới đã sang năm mới 2019, còn Việt Nam vẫn chưa có cảm giác

Một trong những nguyên nhân đẩy lùi sự phát triển bình thường, là cảm giác về thời gian do Tết Nguyên Đán tạo ra. 

Mấy nay, vẫn thấy nhiều người ghi nhầm là 2018 trong văn bản giấy tờ. Tuy đã sang năm 2019 được mấy ngày rồi. Không phải người bình thường, mà vừa thấy ngay cả ở nơi làm thủ tục hành chính, tức các cơ quan công quyền của quốc gia.

Mấy hôm nay, trời rất rét (nhiệt độ trong nhà chỉ khoảng 15 - 16 độ C), nhiều người bảo hợp với thời tiết của Tết. Nói xong, mấy ông mấy bà lại bảo, ờ, còn tới cả tháng nữa mới đến Tết. Biết đâu, đến đó thì lại nóng bừng bừng như mùa hè. Một ông bảo: có năm, vào ngày Tết thì mặc áo may ô và quần đùi, vì nóng quá !

10/05/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : cảm giác lệch thời tiết giữa lịch Tây và lịch truyền thống Nhật Bản

Lịch truyền thống của Nhật Bản cũng chính là âm lịch, giống như âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc. Chính phủ Minh Trị, vào cuối năm Minh Trị thứ 5, đã quyết định từ bỏ hẳn âm lịch để đổi sang lịch Tây. Mọi sinh hoạt trong nước, đều phải căn cứ theo lịch Tây. Ăn Tết là vào 1 tháng 1 lịch Tây, hệt như người phương Tây. Một số sinh hoạt thì phải căn cứ hoán đổi sao cho phù hợp.

Lịch Tây thì thường đi trước âm lịch khoảng 1 tháng hay 2 tháng. Nên dù thế nào, vẫn lệch về thời tiết.

28/04/2018

Chung dòng máu, cùng ông tổ : về việc giỗ vua Hùng năm 1958 ở miền Nam

Lùi thời gian lại 60 năm trước.

Mối hoài niệm về việc cùng chung một ông tổ, cùng chung một dòng Lạc Hồng, là bầy con của Rồng và đám cháu của Tiên. Thời buổi chia đôi sơn hà, không phải người trong cùng một nước, dù tất cả đều là cháu chắt mẹ Âu Cơ.

13/02/2018

Tiếp câu chuyện tồn tại hơn nửa thế kỉ: làm gì với hai cái Tết, dương lịch và âm lịch (thời điểm 2018)

Riêng chỉ trên không gian blog, thì cũng đã tới cả chục năm cùng một chủ đề này. Cứ đến khoảng đầu mỗi năm (tháng 1 và tháng 2 dương lịch) thì tự nhiên sôi động trở lại. Thật ra, thì đã bắt đầu từ thập niên 1960. Tức cũng đã hơn cả nửa thế kỉ rồi. 

Tính đến đầu năm 2017, thì đã tập hợp ở đây.

Từ đây là bàn luận ở thời điểm năm 2018.

06/01/2014

Nên giữ hay nên bỏ Tết âm : Cụ Hồ Chí Minh không cho bỏ

Vẫn là đăng lại entry cũ từ năm 2010, trên blog YH (đã đóng cửa)


Chuyện nên bỏ hay nên giữ Tết ta (Tết Nguyên đán), tức là cái Tết đang đến sát ngoài cửa mỗi gia đình nước Việt Nam này, tưởng là chuyện tầm phào, nhưng thật ra là một bài toán hóc búa.
Hóc là bởi vì, loang quanh thế nào, câu chuyện chuyển sang màu sắc "gìn giữ bản sắc dân tộc".
Cụ Hồ Chí Minh nhất định không cho bỏ Tết ta, cũng là vì cụ nhấn mạnh đó chính là "bản sắc dân tộc". Chuyện là thế này.