Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/10/2017

Anh em nhà họ Ngô tới thăm cụ Cường Để ở Tokyo, năm 1950

Năm 1950, hai anh em ông Ngô Đình Thục - Ngô Đình Diệm ở Tokyo trong khoảng một tuần. Các ông đã tới thăm nhà cách mạng Cường Để tại nhà riêng. Họ đã thi lễ trước Cường Để với tư cách là tôi thần của một bệ hạ.

Bức ảnh chụp lúc đó, lần đầu tiên chúng tôi đưa lên đây bản giản lược:


Cả hai bên đều rất xúc động. Sang năm 1951 thì tình hình sức khỏe của cụ Cường Để đột nhiên xấu đi rất nhanh, rồi mất.

Về cuộc gặp gỡ này, qua hồi tưởng của cụ bà Ando - có thể xem như người vợ Nhật Bản của cụ Cường Để - hồi trước năm 1975, đã được đàn anh Tôn Thất Phương ghi lại như sau:

"
(...)

Riêng về công ty DK thì họ có quan hệ mật thiết với quân bộ Nhật.  Người giám đốc của công ty là ông M.  Từ những năm cuối thập niên 1930, ông M.  đã làm đại diện ở Việt Nam cho cụ CĐ hầu  thâu tiền do giáo đồ đạo Cao Đài quyên góp  (cho cụ CĐ.  Nhưng cụ không nhận được bao nhiêu).  Trong giai đoạn 1940-45, công ty này kiêm luôn việc tiếp vận hậu cần cho quân đội Nhật đi xuống Mã Lai và Indonesia …

(...)


TRONG việc đi tìm tài liệu, tôi còn may mắn gặp được một người rất tử tế, đó là bà A.C.  Bà cụ là người "bạn đường" của cụ Cường Để (CĐ). Trên danh nghĩa, bà chỉ là một quản gia, nhưng thực tế không phải thế.  Bà gặp cụ lúc nào không rõ (vì bà không nói).  Dựa trên việc bà có đi Mãn Châu với cụ (và thủ tướng Inukai) vào năm 1930-31, có thể đoán được là bà đã gặp cụ nhiều năm trước đó.  Có lẽ việc bà đến với cụ cũng là do các chính trị gia Nhật sắp đặt.
Tại nhà bà, trước mặt tôi là một bà cụ tuy đã 80 nhưng vẫn còn ung dung phong độ, ăn mặc rất tề chỉnh.   Ngay từ phút đầu, tôi hiểu được xưa kia bà phải là một phụ nữ sắc bén và có khả năng.  Bà có ra vườn hái cho tôi một trái ichijiku (fig), bảo rằng đọc là ichijiku nhưng viết là "vô hoa quả"…

(...)

Tôi đến nhà bà cụ nhiều lần vì bà đã 80 tuổi, không thể nhớ điều đã quá lâu, phải thu góp từng mảnh nhỏ qua nhiều lần trò chuyện khác nhau. Bà có một người con nuôi, gia đình anh này ở chung với bà. Chính anh này là người mà ông giáo sư nói trên đã "hé màn bí mật" cho tôi biết là "con ruột" của cụ CĐ. Nhờ anh có tu bổ ngôi mộ của chí sĩ Trần Đông Phong nên lâu năm mà nó vẫn còn tươm tất.  Cũng qua bà, tôi biết đươc ngôi mộ nằm ở đâu để đi thăm.

(...)

Tôi vẫn thường đến với bà cụ, khi thì tự đến, khi thì do bà cụ kêu. Những khi nhớ ra điều gì, bà cụ lại bảo người nhà kêu tôi đến, rồi cho một ít tài liệu, hoặc kể lại chuyện xưa, vv…  Bà cụ kể hồi ở Mãn Châu, mật thám Pháp bắn đạn vào hotel rào rào ra sao…  Vào sau này thì có việc cụ Ngô Đình Diệm cử hai ông Phan Thúc Ngô, Phan Thúc Huỳnh qua xin cụ cho ông Diệm làm đại diện,  họ lạy lễ đại triều ra sao …  Rồi lúc đi Mỹ, ông Diệm ghé qua Tokyo gặp cụ, hai người ôm nhau khóc ra sao, vv…  Tôi ghi chép những chuyện này. Khi nào có dịp,  tôi hỏi bà cụ có biết những người như Lê Tản Anh, Shibata Trần văn An, Hoàng Nam Hùng, Trương Anh Mẫn, Trần Trung Lập, Ngô Quốc Long vv…  cụ bà chỉ biết một vài cái tên (ví dụ như Trương Anh Mẫn), nhưng không biết họ làm gì.

"
(toàn văn bài của Tôn Thất Phương đọc ở đây).


---





BỔ SUNG



.

Giám mục Ngô Đình Thục cùng Ngô Đình Diệm (phải) và Ngô Đình Nhu


Bài của Phan Bùi Bảo Thy, năm 2013, trên ANTG


Trong những năm từ 1940 đến 1945, gia đình họ Ngô không chỉ có một mình Ngô Đình Diệm làm tay sai cho Nhật mà còn có cả người anh cả của ông ta là Ngô Đình Khôi và con trai của ông Khôi là Ngô Đình Huân cũng có những hoạt động làm tay sai cho phát xít Nhật.

>> Thú vui của "bạo chúa miền Trung" Ngô Đình Cẩn

http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Ngay-thang-vat-va-cho-thoi-cua-anh-em-ho-Ngo-305070/
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.