Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

07/06/2015

Họa sĩ Alexei Kuznetsov với Việt Nam (bài Nguyễn Đình Đăng)

Tranh của Alexei:



Từ đây trở xuống là nguyên bài của Nguyễn Đình Đăng.



---
07/06/2015



Nguyễn Đình Đăng
(tổng hợp và dịch)

Hoạ sĩ Nguyễn Đức Hòa có hỏi tôi về chân dung của hoạ sĩ Alexei Kuznetsov. Dưới đây là trả lời của tôi.
*
Vào những năm 1960 – 1962 Bộ Văn hóa Liên Xô có phái một hoạ sĩ Nga sang Việt Nam để “giúp cải cách trường mỹ thuật quốc gia thành đại học mỹ thuật Hà Nội trên nền tảng hội hoạ hiện thực” [1,2]. Hoạ sĩ đó là ông Alexei Petrovich Kuznetsov (1916 – 1993).
Alexei Kuznetzov Chân dung tự hoạ (1992) sơn dầu trên canvas, 45 x 35 cm
Alexei Kuznetzov
Chân dung tự hoạ (1992)
sơn dầu trên canvas, 45 x 35 cm
Alexei Petrovich Kuznetsov sinh ngày 27.5.1916 tại Orenburg, bên bờ sông Ural. Sau khi học hết lớp 7, ông làm công nhân nhà máy sửa chữa đầu máy xe lửa. Ông vừa đi làm vừa học vẽ tại câu lạc bộ và gửi tranh tham gia các cuộc thi vẽ thiếu niên.
Năm 16 tuổi (1932) ông vào học tại trường trung cấp mỹ thuật Penza mang tên K.A. Savitsky. Đây là một trong những trường trung học mỹ thuật lâu đời nhất nước Nga, khai trương năm 1898 tại thành phố Penza, và hiệu trưởng đầu tiên là hoạ sĩ Konstantin Savitsky (người từng vẽ mấy con gấu trong bức tranh “Buổi sáng trong rừng thông” của Ivan Shishkin, mà chữ ký đã bị Pavel Tretyakov xóa [3].) Sau khi học xong trường này năm 1936, Kuznetsov vào học tại Học viện Mỹ thuật toàn Nga – tiền thân của viện Hàn lâm Mỹ thuật Liên Xô rồi Nga sau này. Tại đây ông học sơn dầu từ Nikolai Filippovich Petrov (1872 – 1941), nguyên học trò của Ilya Repin, khi đó là chủ nhiệm khoa sơn dầu của học viện.
Việc học mỹ thuật của ông bị bỏ dở vì chiến tranh. Năm 1942 ông nhập ngũ nhưng đến năm 1943 ông được thuyên chuyển để tiếp tục học vẽ tại học viện, khi đó sơ tán tại Samarkand. Ông tốt nghiệp hoạ viện năm 1946 với danh hiệu “hoạ sĩ hội họa” (художник живописи).
Năm 1947 Kuznetsov dạy vẽ tại trường trung cấp mỹ thuật thuộc viện Hàn lâm Mỹ thuật Leningrad (tên thành phố Saint Petersburg thời Liên Xô). Từ năm 1948 tới 1951 ông tu nghiệp tại xưởng họa của giáo sư hoạ sĩ nghệ sĩ nhân dân Boris Yoganson (1893 – 1973). Ông tốt nghiệp khoá này với bức tranh “Stalin tại xưởng in bí mật“. Bức tranh được bày tại triển lãm toàn liên bang tại Moskva và được Quỹ Triển lãm Lưu động Liên Xô mua.
Năm 1952 ông được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường trung cấp mỹ thuật thuộc viện Hàn lâm Mỹ thuật Leningrad.
Năm 1960 – 1962 ông được Bộ Văn hóa Liên Xô cử sang Hà Nội để giảng dạy và giúp nâng cấp trường mỹ thuật Yết Kiêu thành Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Trong thời gian 2 năm tại Việt Nam, Alexei Kuznetsov đã vẽ hơn 70 bức tranh, nhiều dessin, từng được triển lãm tại Hà Nội và sau đó tại Leningrad (1963).
Alexei Kuznetsov đang vẽ chân dung Hồ Chí Minh tại Hà Nội năm 1960
Alexei Kuznetsov đang vẽ chân dung Hồ Chí Minh tại Hà Nội năm 1960
Hồ Chí Minh đang làm mẫu cho các hoạ sĩ và điêu khắc gia khắc hoạ chân dung mình trong vườn dinh chủ tịch (Hà Nội, 1960). Trong ảnh HS Kuznetsov ngồi bên trái, trên một cái thùng gỗ, đang vẽ trên canvas dựa vào bức tượng.
Hồ Chí Minh đang làm mẫu cho các hoạ sĩ và điêu khắc gia khắc hoạ chân dung mình trong vườn dinh chủ tịch (Hà Nội, 1960). 
Trong ảnh HS Kuznetsov ngồi bên trái, trên một cái thùng gỗ, đang vẽ trên canvas dựa vào bức tượng.
Năm 1968 Alexei Kuznetzov được tặng danh hiệu hoạ sĩ công huân Nga. Ông mất ngày 23.2.1993 tại Saint Petersburg.
Dưới đây là một số tranh hoạ sĩ Alexei Kuznetsov đã vẽ tại Việt Nam.
Chân dung Hồ Chí Minh (1960) sơn dầu trên canvas, 67 x 47 cm
Chân dung Hồ Chí Minh (1960)
sơn dầu trên canvas, 67 x 47 cm
 Cô gái dân tộc Mèo (1960) sơn dầu trên canvas, 70 x 50 cm
Cô gái dân tộc Mèo (1960)
sơn dầu trên canvas, 70 x 50 cm
Uyên (1960) sơn dầu trên canvas, 45 x 28 cm
Uyên (1960)
sơn dầu trên canvas, 45 x 28 cm
Phố Hà Nội (1960) sơn dầu trên canvas, 62 x 43 cm
Phố Hà Nội (1960)
sơn dầu trên canvas, 62 x 43 cm
Thuyền buồm (1960) sơn dầu trên canvas, 36 x 42 cm
Thuyền buồm (1960)
sơn dầu trên canvas, 36 x 42 cm
Thuyền buồm trên sông Hồng (1960) sơn dầu trên bìa carton, 34 x 48 cm
Thuyền buồm trên sông Hồng (1960)
sơn dầu trên bìa carton, 34 x 48 cm
Phong cảnh nông thôn ngoại thành Hà Nội  (1961) sơn dầu trên canvas, 41 x 30 cm
Phong cảnh nông thôn ngoại thành Hà Nội  (1961)
sơn dầu trên canvas, 41 x 30 cm
Trên bờ vịnh Hạ Long  (1961) sơn dầu trên canvas, 35 x 50.5 cm
Trên bờ vịnh Hạ Long  (1961)
sơn dầu trên canvas, 35 x 50.5 cm
Cô gái cầm quạt  (1961) sơn dầu trên canvas, 66.5 x 44.5 cm
Cô gái cầm quạt  (1961)
sơn dầu trên canvas, 66.5 x 44.5 cm
Cô gái dân tộc Thái sơn dầu (không rõ năm sáng tác, kích thước và vật liệu nền)
Cô gái dân tộc Thái
sơn dầu (không rõ năm sáng tác, kích thước và vật liệu nền)
Chân dung người lái xe sơn dầu (không rõ năm sáng tác, kích thước và vật liệu nền)
Chân dung người lái xe
sơn dầu (không rõ năm sáng tác, kích thước và vật liệu nền)
4.6.2015
________________
[3] Nguyễn Đình Đăng, Nhân cách của một nhà sưu tập.

https://nguyendinhdang.wordpress.com/2015/06/07/ong-thay-nga-day-son-dau-tai-truong-my-thuat-yet-kieu/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.