Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/08/2014

Lời bình của Liam cho "Bản sắc Văn hóa Việt Nam" của Phan Ngọc: "một cuốn sách hỏng kinh khủng"

Đó là câu kết trong bài điểm sách viết từ năm 2010 của Liam dành cho cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam (xuất bản lần đầu vào đầu thập niên 1990) của học giả Phan Ngọc.

Nguyên văn cả câu bằng tiếng Anh là: "I’ve already written pages about this one sentence, and I could write pages more. What is clear to me is that Phan Ngọc’s Bản sắc văn hoá việt nam is a horribly flawed book" (bản dịch của Hà Hữu Nga: Tôi đã viết mấy trang chỉ về một câu trên thôi, và có thể tôi sẽ viết thêm nhiều trang nữa. Đối với tôi rõ ràng Bản sắc văn hoá Việt Nam của Phan Ngọc là một cuốn sách hỏng kinh khủng). 

Về cơ bản, cuốn sách của cụ Phan Ngọc, từ khi xuất bản lần đầu đến nay, đã tái bản nhiều lần, và được học giới Việt Nam đón nhận hồ hởi. Rất nhiều tiếng khen tặng dành cho nó (nhớ một ông bạn tôi, là Trần Văn Toàn, lúc đó còn ở bên trường Nguyễn Ái Quốc đã ngay lập tức có bài khen trên tạp chí Hán Nôm - ghi theo trí nhớ, để tra cứu lại sau). 


Người ta dẫn Phan Ngọc rất nhiều. Hầu như, cuốn sách nào về văn hóa Việt Nam, trong khoảng 20 năm qua, đều dẫn cuốn trên cả.

Tuy nhiên, tôi không hề bất ngờ với lời bình trên của Liam. Tuy sắc thái của Liam thì hơi quá quắt. Chẳng hạn, bảo cụ Phan Ngọc không hiểu cái nọ, không hiểu cái kia. Nói thế là láo ! Cụ hiểu cả. Nhưng cụ viết thế đấy ! Ý tưởng ở đằng sau mà cụ muốn nói đến, muốn trình bày, muốn kêu to lên, thì Liam lại qui là cụ không hiểu. Qui kết như vậy là là không chính xác.  

Người ta đã o bế về mặt tư tưởng rất lâu đối với cụ. Lúc cụ còn ở Bùi Thị Xuân, tôi đến thăm, lần đầu tiên, khi mới vào đại học, còn bị hai cụ (cụ và phu nhân) mắng cho té tát vì chỉ can tội "là sinh viên trường Tổng hợp". Cho nên, cụ đã phải kêu lên to như vậy đấy, mà Liam thì không hiểu. 


Bản in lần đầu của cuốn sách, nếu tôi nhớ không nhầm thì, bởi nhà Văn hóa - Thông tin, bìa màu mận chín. Tên sách thì hơi khác một chút, tựa như là một cách tiếp cận hay thức nhận gì đó về văn hóa Việt Nam. Tôi mua từ hiệu sách ở Bách hóa Thanh Xuân (ngày trước). Lúc đó, hình như là năm 1994 hay 1995-96 gì đó. Đọc rất nhanh. Xong, có gửi cho anh P.C. ở Khoa Triết (Đại học Tổng hợp Hà Nội) để cùng đọc. Hai anh em nói chuyện vào một buổi sau đó, về cuốn đó và một cuốn mang cái tên khá mĩ miều cũng được mua cùng thời gian đó là Những bóng ma của Mác, tại nhà anh, cũng ở khu Thanh Xuân. Cảm giác chung là, hai anh em đều ngao ngán về cuốn sách của cụ Phan Ngọc (nội dung đó, được chúng tôi ghi lại ở sau cuốn sách, hiện sẽ tìm thấy trên giá sách ở Hà Nội).

Cũng như với cuốn của Trần Ngọc Thêm, tôi chưa từng sử dụng hay trích dẫn cuốn sách này của Phan Ngọc.

 Bây giờ, thì đọc trực tiếp lời bình của Liam.


---
1. Bản dịch của Hà Hữu Nga (2012)

Phan Ngọc, Stalin Bình Ngô Đại Cáo


Le Minh Khai
Người dịch: Hà Hữu Nga

 http://kattigara-echo.blogspot.jp/2012/06/phan-ngoc-stalin-va-binh-ngo-ai-cao.html

Lời người dịch: Trên trang mạng leminhkhai.wordpress.com có một số bài viết ngắn đề cập đến các vấn đề quan trọng về lịch sử, văn hóa Việt Nam; đề cập đến các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa hàng đầu của Việt Nam. Chúng tôi cố gắng dịch và chuyển tải đến những ai liên quan - quan tâm, và mong rằng các vị sẽ có các trao đổi giúp làm rõ vấn đề mà tác giả Le Minh Khai đặt ra nhằm thúc đẩy học thuật phát triển. 

Tôi đã đọc toàn bộ học trình về văn hóa Việt Nam của một trường đại học chủ chốt tại Việt Nam. Tôi cũng xem qua các tài liệu, sách báo mà vị giáo sư [tác giả của học trình] này yêu cầu sinh viên phải đọc, và bắt gặp cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam. Tôi không biết phải dịch cái đầu đề này thế nào. Đối với tôi, bản sắc (theo nghĩa đen là 本色 màu nền hoặc màu cơ bản) mang một nghĩa nào đó chẳng hạn như các đặc trưng cơ bản của một cái gì đó. Vì vậy có lẽ tôi nên dịch đầu đề này là The Basic Characteristics of Vietnamese Culture – Các đặc trưng cơ bản của Văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên tôi thấy ngày nay người Việt Nam dịch bản sắcidentity, vì vậy đầu đề cuốn sách ấy có thể là Vietnamese Cultural Identity – Bản sắc Văn hóa Việt Nam.

Dù sao thì tôi cũng quyết định đọc cuốn Bản sắc văn hoá Việt Nam của Phan Ngọc, và khi lật nhanh cuốn sách, tôi bắt gặp một đoạn trong đó ông tuyên rằng nội dung của đoạn mở đầu của Bình Ngô đại cáo phù hợp với định nghĩa của Stalin về dân tộc, và ông cũng cho rằng Bình Ngô đại cáo là “bản tuyên ngôn đầu tiên về quyền tự quyết dân tộc, và là định nghĩa đầu tiên về nhà nước dân tộc trên thế giới [đoạn 41].

Sau đó Phan Ngọc tiếp tục chứng minh mối quan hệ giữa Bình Ngô đại cáo với định nghĩa của Stalin về dân tộc như sau: “Nguyễn Trãi…trước Stalin 465 năm đã thấy dân tộc là một thể thống nhất gồm bốn yếu tố là địa lý (“Núi sông bờ cõi đã chia”), phong tục (“Phong tục Bắc Nam cũng khác”), lịch sử (“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”), chính quyền thống nhất (“Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”)” [đoạn 41].

Điều mà Phan Ngọc thể hiện trong chỉ một câu duy nhất trên là ông không hiểu Bình Ngô đại cáo, ông không suy nghĩ nghiêm túc về lịch sử Việt Nam, và ông không biết gì về định nghĩa dân tộc của Stalin.

Trước hết chúng ta hãy bắt đầu bằng vấn đề sau cùng. Định nghĩa dân tộc của Stalin là như sau:“Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hoá.” 

Từ những gì mà Phan Ngọc nói, chúng ta hiểu rằng Stalin đã định nghĩa một dân tộc là một thể thống nhất gồm bốn yếu tố là địa lýphong tụclịch sử[và] chính quyền thống nhất.

Điều đó không hoàn toàn đúng như những gì mà Stalin đã tuyên bố. Định nghĩa của Stalin là về cộng đồng người. Định nghĩa đó cố gắng xác định một dân tộc như là một cộng đồng người sống trong một vùng, nói cùng một thứ ngôn ngữ, và có chung một nền kinh tế và một viễn kiến tâm lý, toàn bộ những cái đó được thể hiện trong văn hóa. Phan Ngọc không nói gì về ngôn ngữ, kinh tế hoặc cấu trúc tâm lý cả.

Thay vào đó ông đề cập đến lịch sử, phong tục tập quán và một chính quyền thống nhất. Thực sự thì Stalin đã đề cập đến văn hóa, nhưng phong tục tập quán và văn hóa không phải là một. Stalin cũng tuyên rằng một dân tộc phải được thành lập trong lịch sử, nhưng điều đó lại không đồng nghĩa với “lịch sử”. Và đương nhiên Stalin không hề nói gì đến một chính quyền thống nhất cả.

Vì vậy nỗ lực gắn định nghĩa dân tộc của Stalin với Bình Ngô đại cáo đã thất bại, vì Phan Ngọc thực sự không hiểu định nghĩa dân tộc của Stalin. Nỗ lực đó còn thất bại vì ông dựa vào một bản dịch kinh khủng về Bình Ngô đại cáo. Bản dịch này thực sự rất nổi tiếng, nhưng như chúng ta sẽ thấy dưới đây, bản tiếng Việt hiện đại đã không bám sát một cách trung thực với nguyên bản. Hơn nữa bản dịch cũng rất dân tộc chủ nghĩa, và không có tính lịch sử khi nó sử dụng những khái niệm không tồn tại ở thế kỷ 15, là lúc Bình Ngô đại cáo được viết ra.

Chẳng hạn, không hề có bất cứ từ nào trong nguyên bản có thể được dịch thành “chia”, “bao đời”, “xây nền độc lập”, hoặc “hùng cứ” cả. Thực ra thì trong thời gian đó từ “độc lập” thậm chí còn chưa được tạo ra. Từ này chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, muộn gần 500 năm so với thời điểm Bình Ngô đại cáo được viết ra.

Vậy là nếu như cụm từ “xây nền độc lập” không hề có trong Bình Ngô đại cáo thì nó đã bị dịch sai so với nguyên văn ra sao? Bình Ngô đại cáo viết như sau

山川之封域既殊,南北之風俗亦異。Sơn xuyên chi phong vực kí thù, nam bắc chi phong tục diệc dị. Dịch nghĩa: Bờ cõi núi sông phân biệt, phong tục nam bắc cũng khác.



自趙丁李陳之肇造我國,與漢唐宋元而各帝一方。Tự triệu đinh lí trần chi triệu tạo ngã quốc, dữ hán đường tống nguyên nhi các đế nhất phương. Dịch nghĩa: Khởi từ Triệu Đinh Lý Trần tạo lập nước [ta], cùng Hán Đường Tống Nguyên [xưng] đế mỗi phương. 


Cụm từ “xây nền độc lập” mà Phan Ngọc khai thác là 肇造我國 - triệu tạo ngã quốc, mà tôi dịch là “establishments of our kingdom” – tạo lập vương quốc chúng ta. Trong cụm từ này, hai từ  肇造 triệu tạo có nghĩa đen là lần đầu tiên tạo lập. Nó được sử dụng để mô tả sự tạo lập một triều đại.

Quay trở lại với Stalin, cho dù ông không nói về một chính quyền thống nhất, nếu ai đó nghe thấy câu “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập” thì người ta sẽ dễ dàng hiểu nghĩa một chính quyền thống nhất đã được thành lập trong lịch sử. Chừng nào mà người đọc còn chưa thực sự hiểu điều Stalin nói thì câu đó có thể khiến người ta nhận thấy sự tồn tại của một dân tộc. Tuy nhiên đó không những không phải là điều Stalin nói, mà lại còn không phải là điều Bình Ngô đại cáo nói nữa.

Vậy là Phan Ngọc không những chứng tỏ rằng ông không hiểu định nghĩa dân tộc của Stalin, mà còn chứng tỏ rằng ông cũng không hiểu cả Bình Ngô đại cáo. Hơn nữa, ông còn chứng tỏ rằng ông đã không suy nghĩ nghiêm túc về lịch sử Việt Nam.

Khi Nguyễn Trãi quay nhìn về quá khứ, ông thấy vô số lần tạo lập “ngã quốc”. Tại sao ông lại viết theo cách đó? Có lẽ là vì điều đó chứng tỏ hiện thực lịch sử đã bao lần bị đứt quãng.

Vương quốc đầu tiên được thành lập là nhà Triệu. Thực ra thì có lẽ chính xác hơn, nên coi vương quốc đó là của nhà Zhao, vì kẻ sáng lập là một người Hán, Zhao Tuo [vẫn được dịch là Triệu Đà]. Được thành lập vào cuối thế kỷ III TCN, vương quốc này trải trên phần địa vực bao gồm Quảng Tây, Quảng Đông, cũng như Bắc Việt Nam ngày nay.

Vương quốc của Triệu Đà kéo dài không đến một thế kỷ. Sau đó vùng Bắc Việt Nam được nhập vào đế quốc Hán. Khoảng 1000 năm sau, một gia đình họ Đinh vùng châu thổ sông Hồng đã trị vì một thời gian ngắn vào thế kỷ X. Một triều đại tồn tại ngắn ngủi, và trong thực tế thì nó đã được thúc đẩy bởi một giai đoạn mà vùng này bị chia rẽ bởi các sứ quân thì thật khó mà tin rằng đó là giai đoạn có một “chính quyền thống nhất”. Hơn nữa thực tế thì 1000 năm đã qua đi kể từ khi vương quốc của Triệu Đà chấm dứt, trong khi đó Triệu Đà lại là một người Hán, và vương quốc của ông ta bao gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây, thì cực kỳ khó thấy bất kỳ một cộng đồng nào “được thành lập trong lịch sử” ở đây cả.

Cũng khó mà tìm thấy được sự thành lập trong lịch sử nào của một chính quyền thống nhất trong những thế kỷ sau đó. Đúng là nhà Lý và nhà Trần đã trị vì trong một thời gian dài, nhưng nhà Trần là người Phúc Kiến và đã cướp chính quyền từ tay nhà Lý. Đó là một loại thành lập trong lịch sử nhưng tôi lại gọi nó là “cuộc tiếm quyền của một gia đình Trung Quốc”. Nó chẳng hề thích hợp với ý tưởng cho rằng đó là một phần của một dân tộc được thành lập trong lịch sử.

Vậy thì sự thật lại càng cho thấy trong nhiều thế kỷ từ nhà Triệu cho đến nhà Trần, có vẻ như không hề có một ngôn ngữ chung. Trong vùng châu thổ sông Hồng, các bạn có cả người Việt, người Thái, người Mường và người Trung Quốc đều sinh sống ở đó. Vậy thì ngôn ngữ chung của họ là gì? Cấu trúc tâm lý chung của họ là gì? Chúng ta có những bằng chứng gì về một đời sống kinh tế chung của họ trong thời gian đó?

Tôi đã viết mấy trang chỉ về một câu trên thôi, và có thể tôi sẽ viết thêm nhiều trang nữa. Đối với tôi rõ ràng Bản sắc văn hoá Việt Nam của Phan Ngọc là một cuốn sách hỏng kinh khủng.

Nguồn: leminhkhai.wordpress.com/2010/June19/





2. Nguyên bản của Liam (2010)


Phan Ngọc, Stalin and the Bình Ngô Đại Cáo

19Jun10
https://leminhkhai.wordpress.com/2010/06/19/phan-ng%E1%BB%8Dc-stalin-and-the-binh-ngo-d%E1%BA%A1i-cao/

I came across a syllabus for a course on Vietnamese culture at one of the major universities in Vietnam. I was looking through the materials which this professor had the students reading, and came across Phan Ngọc’s Bản sắc văn hoá việt nam. I’m not sure how to translate this title. To me “bản sắc” (literally, 本色 “original color” or “basic color”) means something like the “basic characteristics” of something. Therefore I would translate this title as The Basic Characteristics of Vietnamese Culture. However, I see Vietnamese today translating “bản sắc” as “identity,” so the title could be Vietnamese Cultural Identity.


In any case, I decided to take a look at Phan Ngọc’s Bản sắc văn hoá việt nam, and as I flipped through it, I came across a passage where he states that the content of the opening passage of the Bình Ngô đại cáo accords with Stalin’s definition of a nation, and that as a result, the Bình Ngô đại cáo is the “first declaration of the self-determination of a nation” (Bản tuyên ngôn đầu tiên về quyền tự quyết dân tộc) and the “first definition of a nation-state” (định nghĩa đầu tiên của nhà nước dân tộc) to appear in the world. [pg. 41]


Phan Ngọc then goes on to demonstrate the connection between the Bình Ngô đại cáo with Stalin’s definition of a nation by stating the following:

“Nguyễn Trãi . . . 465 years before Stalin, realized that a nation is a unified entity which includes the four elements of geography (“The borders of the mountains and rivers are divided [off]”), customs (“The customs of North and South are also different”), history (“From the Triệu, Đinh, Lý, Trần, so many generations have established a foundation of independence”), and unified political authority (“Together with the Han, Tang, Song and Yuan, each side powerfully occupied one area”).” [pg. 41]


“Nguyễn Trãi . . . trước Stalin 465 năm đã thấy dân tộc là một thể thống nhất gồm bốn yếu tố là địa lý (“Núi song bờ cõi đã chia”), phong tục (“Phong tục Bắc Nam cũng khác”), lịch sử (“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”), chính quyền thống nhất (“Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”).” [pg. 41]


What Phan Ngọc reveals in this single sentence is that he does not understand the Bình Ngô đại cáo, he hasn’t thought seriously about Vietnamese history, and he does not know Stalin’s definition of a nation.


Let us begin with this final point first. Stalin’s definition of a nation is as follows:

“A nation is a historically evolved, stable community of language, territory, economic life, and psychological makeup manifested in a community of culture.”

“Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và tâm lý biểu hiện trong cộng đồng văn hoá.”


From what Phan Ngọc says, we are to understand that Stalin defined a nation as a “a unified entity which includes the four elements of geography. . . customs. . . history. . . and unified political authority. (một thể thống nhất gồm bốn yếu tố là địa lý. . . phong tục. . . lịch sử. . . [va] chính quyền thống nhất)

This is not the same as what Stalin stated. Stalin’s definition is about people. It attempts to define a nation as a community of people who live in an area, speak the same language, and share the same economy and psychological outlook, all of which is reflected in culture. Phan Ngọc says nothing about language, economy or psychological makeup.


Instead, he mentions history, customs and unified political authority. Yes, Stalin did mention culture, but customs and culture are not the same. Stalin also stated that a nation had to be “historically evolved,” but that is not the same as “history.” And of course Stalin did not say anything about political authority.


So Phan Ngọc’s attempt to relate Stalin’s definition of a nation to the Bình Ngô đại cáo fails because he doesn’t really know Stalin’s definition of a nation. It also fails because Phan Ngọc relies on a terrible translation of the Bình Ngô đại cáo. This translation is actually very popular, and can be found in countless books in Vietnam, but, as we will see below, it doesn’t come close to faithfully rendering the original text into modern Vietnamese. Further, it is also very nationalistic, and unhistorical in that it uses words which indicate concepts which did not exist in the 15th century when the Bình Ngô đại cáo was written.


For instance, there are no words in the original which can be translated as “divided” (chia), “so many generations” (bao đời), “established a foundation of independence” (xây nền độc lập), or “powerfully occupied” (hùng cứ). Indeed, the word “independence” (độc lập) did not even exist at that time. It only entered the Vietnamese language in the early 20th century, close to 500 years after this text was written.


Well if the phrase, “established a foundation of independence,” is not in the Bình Ngô đại cáo, then what is there that has been mistranslated in this manner? The Bình Ngô đại cáo states the following:

山川之封域既殊,南北之風俗亦異。

自趙丁李陳之肇造我國,與漢唐宋元而各帝一方。

“Just as the limits of its mountains and rivers are distinct, so are the customs from north to south also different.

From [the times of] the establishments of our kingdom by the Triệu, Đinh, Lý and Trần, together with the Han, Tang, Song and Yuan [we] have each empired over a region.”

The phrase, “established a foundation of independence,” which Phan Ngọc employed, is 肇造我國, or what I have translated as “establishments of our kingdom.” In this phrase, the term which means “to establish” is 肇造, a term which actually means to “first establish.” It is used to describe the establishment of a dynasty.


To get back to Stalin, even though he did not talk about unified political authority, if one hears that “From the Triệu, Đinh, Lý, Trần, so many generations have established a foundation of independence,” one can easily get the sense of an “historically evolved” unified political authority. As long as a reader doesn’t actually know what Stalin said, that sentence could lead someone to see the existence of a nation. However, not only is this not what Stalin said, it is also not what the Bình Ngô đại cáo said either.


So Phan Ngọc demonstrates that he does not know Stalin’s definition of a nation, and that he does not understand the Bình Ngô đại cáo. He also demonstrates that he has not thought seriously about Vietnamese history.


As Nguyễn Trãi looked to the past, he saw multiple “establishments” of “our kingdom.” Why would he write in this manner? Maybe because it represents how disjointed the historical reality had actually been.


The first kingdom to be established was that of the Triệu. Actually, it would be more accurate to refer to this kingdom as that of the Zhao, because its founder was Chinese, Zhao Tuo. Established at the end of the third century BC, it covered the area of what is today Guangdong and Guangxi provinces in China, as well as northern Vietnam.


Zhao Tuo’s kingdom lasted for less than a century. Then the area of northern Vietnam was incorporated into the Han Dynasty’s empire. Approximately 1,000 years later, a family from the Red River delta known as the Đinh ruled briefly in the 10th century. Given how short-lived this dynasty was, and the fact that it was proceeded by a period when the region was divided between warlord families, it is hard to believe that this was really a time of “unified political authority.” Further, given that a thousand years had passed since Zhao Tuo’s kingdom had come to an end, and given the fact that Zhao Tuo was Chinese and his kingdom had included Guangdong and Guangxi, it is extremely difficult to see any meaningful “historical evolution” here either.


It is also difficult to find “historical evolution” in the realm of “unified political authority” for subsequent centuries. Yes the Lý and Trần, ruled for a long time, but the Trần were from Fujian and grabbed power from the Lý. That is an “historical evolution” of sorts, but I would call it the “usurpation of political authority by a Chinese family.” It does not fit well with the idea that this was part of an “historically evolving” nation.


Then add to this the fact that in these centuries from the Triệu to the Trần it is unlikely that there was a common language. In the Red River delta you had Viet, Tai, Muong and Chinese people all living there. What language did they all share in common? What was their shared psychological makeup? And what evidence do we have in this period of a shared economic life?


I’ve already written pages about this one sentence, and I could write pages more. What is clear to me is that Phan Ngọc’s Bản sắc văn hoá việt nam is a horribly flawed book.

4 nhận xét:

  1. Anh Giao dạo này có vẻ "kết" LMK, đưa bài của ông này hơi nhiều hehe.

    If there is a purpose to this blog it would be to counter the negative effects of nationalism on the writing of history. That is what the majority of entries in this blog that have a “purpose” are about.

    [Nếu blog này có một mục đích, thì mục đích ấy là chống lại các ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa dân tộc lên việc viết sử. Đó chính là cái mà phần lớn các bài viết có "mục đích" trong blog này nhắm đến.]

    Ai đọc blog LMK đều biết, LMK là người bài xích chủ nghĩa dân tộc, như ông tự nhận trong phần giới thiệu blog ở trên.

    Có thể do quá nhiệt tình với mục đích của mình nên lời lẽ ông dùng có phần quá quắt.

    Nhưng so việc chỉ ra các sai lầm của cuốn sách với việc cho thấy các động cơ chính trị đằng sau những sai lầm ấy thì không rõ giữa hai người (LMK và Giao) ai là người "quá quắt" hơn hehe.

    PS: Rất tiếc vì ngoại đạo nên chẳng dán bàn tán gì hehe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình vốn tính không nói đến Liam, nhưng ở blog, một số bạn hỏi, trong đó hình như có hehe thì phải. Vả lại, nhiều người dịch Liam ra tiếng Việt, nên mình thi thoảng đi entry thế thôi.

      Hehe độ này cũng chơi chữ ác đòn đấy chứ. Vừa rồi là chữ "quá quắt" đấy nhé !

      Việc phản tỉnh, để thoát ra khỏi chủ nghĩa dân tộc, thậm chí là lợi dụng nó, là điều đáng bàn. Thế nhưng, Liam đang lợi dụng chính việc "làm việc" với chủ nghĩa dân tộc, mà đi đến chỗ "quá quắt", phát biểu đi quá nhận thức, thì mình cũng xem đó là một thứ "siêu chủ nghĩa dân tộc". Đáng phê phán.

      Xóa
    2. Không, "quá quắt" là chữ anh dùng đấy chứ (tôi thường dùng chữ "nặng" hơn hehe). Nhưng đồng í với anh, ngoài việc đưa ra một số điểm cốt lõi đáng bàn, LMK đôi khi đi quá sang một một thái cực khác và trở thành cực đoan.

      Xóa
    3. Mình có ý khen hehe, đã "tận dụng" từ mình dùng một cách khéo mà !

      Hôm nào rảnh, mình sẽ viết một vài entry cho thấy Liam lôm côm về mặt kiến thức như thế nào, mà mồm thì to tướng ra. Khi đó, cậy đến hehe với bác Hà Hữu Nga chuyển tải sang tiếng Anh.

      Bây giờ, chưa rảnh được, nên sẽ đi thêm một ít của Liam, để mọi người đọc Liam trước đã.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.